Đau vùng chậu thường xuyên cảnh báo bệnh lý gì?

Lê Thảo

12-01-2022

goole news
16

Đau vùng xương chậu là cơn đau xuất hiện ở phần dưới rốn đến xương chậu, tình trạng này có thể gặp ở cả nam và nữ. Bệnh gồm đau cấp tính và đau mạn tính. Vậy đau vùng chậu thường xuyên cảnh báo bệnh lý gì? Bệnh viện Phương Đông sẽ giải đáp chi tiết ở bài viết dưới đây.

Thế nào là đau vùng chậu (đau vùng xương chậu)?

Đau vùng chậu hay đau vùng xương chậu nghĩa là cơn đau xảy ra ở vùng bụng dưới, phía dưới rốn. Có nhiều nguyên nhân gây ra cơn đau này. Đây có thể là dấu hiệu vô hại nhưng cũng có thể là triệu chứng của bệnh lý nào đó. Khi bị đau cần thăm khám để xác định nguyên nhân nhằm loại trừ các bệnh lý có thể xảy ra.

Đau vùng chậu là bệnh lý phổ biến ở cả nam và nữĐau vùng chậu là bệnh lý phổ biến ở cả nam và nữ

Một số bệnh lý gây cơn đau này như: đau bụng kinh, hội chứng tiền kinh nguyệt, viêm vùng chậu (PID) và hội chứng Mittelschmerz, nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi thận, các bệnh tiêu hóa, u nang buồng trứng, u xơ tử cung,...

Dấu hiệu đau vùng chậu thường gặp

Cơn đau vùng xương chậu biểu hiện khác nhau theo từng người. Cơn đau có thể rõ ràng hoặc âm ỉ, liên tục hoặc không liên tục, cường độ khác nhau từ nhẹ, trung bình đến nặng.

Dấu hiệu đau vùng chậuDấu hiệu đau vùng chậu

Cơn đau thường đi kèm với chảy máu âm đạo vài giọt gây ướt đồ lót hoặc quần áo, chảy xuống chân/rò bàng quang. Do đó, người bệnh cần sử dụng đồ bảo vệ như đồ lót, tấm lót, tã,...

Cơn đau cũng có thể xảy ra trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc vào một số thời điểm như trước hoặc sau ăn, khi đi tiểu hoặc khi quan hệ tình dục. 

Đau vùng xương chậu - nguyên nhân do đâu?

Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến gây đau vùng chậu ở nữ giới và đau vùng chậu ở nam giới:

1. Đau do viêm ruột thừa

Nếu bạn bị đau vùng chậu phải kèm triệu chứng nôn và sốt thì rất có thể bạn đã bị viêm ruột thừa. Do đó hãy tìm đến sự hỗ trợ của y tế ngay vì nhiễm trùng ruột thừa có thể cần phẫu thuật, nếu chậm trễ có thể lây nhiễm bên trong cơ thể và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Do đó, khi bị đau vùng chậu bên phải ở nữ giới hay nam giới thì khả năng bị viêm ruột thừa là rất lớn nên không được chủ quan.

Đau ruột thừa gây đau bụng vùng chậuĐau ruột thừa gây đau bụng vùng chậu

2. Hội chứng ruột kích thích

Đau bụng, chuột rút, đầu hơi, tiêu chảy hoặc táo bón liên tục là những biểu hiện của hội chứng ruột kích thích (IBS) còn gọi là co thắt đại tràng. Khi đó bạn cần thay đổi chế độ ăn uống, quản lý tâm trạng tốt, tránh để bị căng thẳng đồng thời sử dụng thuốc hỗ trợ theo hướng dẫn của bác sĩ.

3. Đau do rụng trứng

Bạn có thể cảm nhận được cơn đau bụng và quá trình rụng trứng diễn ra trong cơ thể. Khi bạn làm việc, buồng trứng giải phóng trứng cùng một số chất lỏng và máu. Cơn đau sẽ xuất hiện giữa chu kỳ kinh nguyệt, vị trí cơn đau có thể thay đổi bên này qua bên kia tùy mỗi tháng. Nó không gây hại và thường sẽ biến mất trong vài giờ.

Rụng trứng ở nữ giới gây đau vùng chậuRụng trứng ở nữ giới gây đau vùng chậu

4. Đau do mang thai ngoài tử cung

Thai ngoài tử cung là tình trạng trứng đã thụ tinh nhưng không di chuyển vào trong tử cung để phát triển mà nằm bên ngoài, thường là trong các ống dẫn trứng. Trứng này không thể phát triển thành thai nhi khỏe mà mà còn có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe người mẹ.

Các triệu chứng của thai ngoài tử cung như: đau vùng chậu bên trái, co thắt vùng chậu, chóng mặt, buồn nôn, chảy máu âm đạo.

5. U nang buồng trứng

Nang không phát triển thành trứng và giải phóng sẽ tạo nên những vùng chất lỏng trong buồng trứng. Các u nang này thường là lành tính nhưng cũng có thể là nguyên nhân gây ra cơ đau xương chậu bên hông kèm tình trạng đầy hơi, sưng bụng.

U nang buồng trứng gây ra những cơn đau bụng dướiU nang buồng trứng gây ra những cơn đau bụng dưới

Nếu cơn đau trở nên dữ dội thì cần đi khám ngay vì rất có thể lúc này các u nang bị xoắn hoặc vỡ gây nguy hiểm cho tính mạng.

6. Đau do bị u xơ tử cung

U xơ tử cung là các mô mọc trên hoặc trong thành tử cung, nó không phải là ung thư. Tình trạng này thường gặp ở phụ nữ độ tuổi từ 30 đến 40. Nó gây ra áp lực ở bụng, làm đau thắt lưng, tình trạng nặng hơn sẽ gây đau mỗi khi quan hệ tình dục hoặc gây khó khăn cho việc mang thai.

7. Viêm đường tiết niệu

Viêm đường tiết niệu có thể xảy ra ở cả nam và nữ nhưng nam giới bị nhiều hơn. Triệu chứng điển hình của bệnh là cảm giác đầy bàng quang, đi tiểu thường xuyên, tiểu rát, đau vùng chậu sau lưng, đau bụng dưới, đau mỗi khi quan hệ,...

Viêm đường tiết niệu gây đau bụng dướiViêm đường tiết niệu gây đau bụng dưới

Nguyên nhân là do vi trùng xâm nhập vào đường tiết niệu gây viêm nhiễm. Tình trạng này nếu không điều trị ngay có thể lan đến thận và gây nhiễm trùng thận.

8. Viêm bàng quang

Viêm bàng quang là nhiễm trùng cấp tính do vi khuẩn gây ra. Bệnh nếu không điều trị sớm và đúng sẽ gây biến chứng nguy hiểm như viêm đài bể thận, suy thận. Triệu chứng của bệnh là: tiểu nhiều, tiểu ra máu, nước tiểu có mùi khó chịu, đau xương chậu bên hông, đau lưng ở giữa, đau khi quan hệ,…

9. Sỏi niệu quản

Sỏi từ thận di chuyển xuống niệu quản làm tắc nghẽn đường tiểu khiến người bệnh gặp những cơn đau ở vùng xương chậu bên hông, đi tiểu ra máu,... Có trường hợp sỏi niệu quản tự khỏi nhưng hầu hết là cần phải điều trị, nhất là khi sỏi gây biến chứng.

10. Đau do lạc nội mạc tử cung

Lạc nội mạc tử cung là các tế bào nội mạc tử cung được tìm thấy bên ngoài tử cung của phụ nữ. Nó có thể nằm ở buồng trứng, ống dẫn trứng, bàng quang, ruột hay các bộ phận khác. Khi đến kỳ kinh nguyệt, những khối mô này bị vỡ nhưng không thể ra khỏi cơ thể dẫn đến đau vùng chậu trái và hình thành mô sẹo có thể gây khó khăn cho việc mang thai.

Đau bụng dưới do lạc nội mạc tử cungĐau bụng dưới do lạc nội mạc tử cung

11. Do mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD)

Đau vùng chậu cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lây qua đường tình dục, phổ biến nhất phải kể đến đó là chlamydia và lậu. Một số trường hợp người bị STD nhưng không có biểu hiệu rõ ràng. Còn những trường hợp có dấu hiệu thì sẽ là đau vùng xương chậu, đau khi đi tiểu, chảy máu giữa các thời kỳ, tiết dịch âm đạo bất thường,...

12. Do hội chứng tắc nghẽn vùng chậu

Khi máu chảy ngược trong tĩnh mạch sẽ gây sưng và đau thì được gọi là hội chứng tắc nghẽn vùng chậu. Tình trạng khó chẩn đoán và điều trị, nó có xu hướng nặng hơn khi ngồi hoặc đứng quá lâu.

13. Đau do viêm tuyến tiền liệt

Nguyên nhân đau vùng chậu là do viêm tuyến tiền liệtNguyên nhân đau vùng chậu là do viêm tuyến tiền liệt

Đau vùng chậu bên phải ở nam giới là dấu hiệu cho thấy cánh mày râu đang bị viêm tuyến tiền liệt. Vi khuẩn gây bệnh có thể lây lan sang các cơ quan khác gây viêm niệu đạo, đau vùng chậu, bẹn, bụng,... Người bệnh sẽ cảm thấy dương vậy nóng rát, khó chịu, bị sốt, ớn lạnh, đi tiểu nhiều và đau rát khi xuất tinh,...

14. Đau do xương chậu bị viêm nhiễm

Nếu người bệnh bị đau vùng chậu lan xuống chân thì đó là bệnh lý do xương chậu bị viêm nhiễm dẫn tới thoái hóa, xơ cứng khớp. Khi khớp vùng chậu bị viêm sẽ gây chèn ép vào các rễ thần kinh tạo ra những cơn đau. Điển hình là cơn đau nhức từ mông xuống bắp chân.

Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác gây đau ở vùng chậu như: ung thư ruột kết, táo bón, bệnh Crohn (một loại bệnh viêm ruột, đau cơ xơ, thoát vị bẹn, tắc ruột, co thắt cơ sàn chậu, viêm loét đại tràng, lạm dụng thể chất hoặc tình dục trong quá khứ,...

Đau vùng chậu có thực sự nguy hiểm không?

Với những nguyên nhân kể trên thì dễ dàng thấy rằng đau vùng chậu là có thể là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe đang gặp nguy hiểm. Bởi nếu là đau do rụng trứng hay hội chứng ruột kích thích thì chỉ cần điều chỉnh chế độ nghỉ ngơi là sẽ tự khỏi. Nhưng nếu là đau do thai ngoài tử cung thì sẽ đe dọa tính mạng người mẹ. 

Còn đau do u nang buồng trứng, u xơ tử cung thì có thể ảnh hưởng đến việc mang thai, thậm chí là vô sinh. Đau do sỏi niệu quản, viêm đường tiết niệu, viêm ruột thừa,... thì sẽ gây hại cho sức khỏe.

Đau vùng chậu có thể là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe gặp nguy hiểmĐau vùng chậu có thể là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe gặp nguy hiểm

Do đó, khi có biểu hiện đau ở vùng chậu, bạn cần chú ý theo dõi, nếu có bất thường cần đến ngay cơ sở y tế uy tín để thăm khám, xác định nguyên nhân và điều trị theo phác đồ của bác sĩ để đảm bảo sức khỏe của mình.

Trường hợp đau vùng chậu khi mang thai là do lúc này cơ thể sản xuất ra hormone có tên là relaxin khiến dây chằng vùng chậu mềm và giãn ra gây đau, nhất là khi di chuyển hay vận động còn đau vùng chậu sau sinh là do các bộ phận của khung chậu chưa kịp phục hồi nên bạn không cần quá lo lắng.

Điều trị đau vùng xương chậu bằng cách nào?

Để điều trị, khắc phục tình trạng đau vùng xương chậu, người bệnh cần thăm khám để xác định chính xác nguyên nhân. Tùy vào từng nguyên nhân thì bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị, khi đó người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định này.

  1. Thuốc: tùy vào nguyên nhân mà bác sĩ có thể đề nghị một số loại thuốc điều trị như:
  • Thuốc giảm đau: các loại thuốc giảm đau không kê đơn: aspirin, ibuprofen (Advil, Motrin IB) hoặc acetaminophen (Tylenol) giúp giảm cơn đau vùng chậu 1 phần. Hoặc cũng có thể là thuốc giảm đau theo đơn của bác sĩ để giải quyết vấn đề đau mãn tính. Trường hợp phụ nữ đau vùng chậu trùng với giai đoạn cụ thể của kỳ kinh và sự thay đổi nội tiết tố thì có thể sử dụng thuốc tránh thai hoặc thuốc nội tiết tố để giảm đau (phương pháp điều trị nội tiết tố).
  • Thuốc kháng sinh: nếu đau do nhiễm trùng thì bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh để trị viêm.
  • Thuốc chống trầm cảm: có một số loại thuốc chống trầm cảm có ích trong cơn đau mãn tính. Thuốc chống trầm cảm 3 vòng như amitriptyline, nortriptyline (Pam Bachelor),... giúp cải thiện chứng đau vùng chậu mãn tính ngay cả ở người không bị trầm cảm.

Điều trị đau vùng xương chậu bằng thuốcĐiều trị đau vùng xương chậu bằng thuốc

  1. Vật lý trị liệu

Áp dụng các bài tập kéo dài, xoa bóp, kỹ thuật thư giãn, chườm nóng hoặc chườm lạnh ở vị trí đau giúp giảm các cơn đau ở vùng xương chậu hiệu quả. Bên cạnh đó người bệnh cũng cần nghỉ ngơi nhiều để bệnh nhanh khỏi.

Ngoài ra người bệnh cũng có thể kết hợp chiếu tia hồng, sóng ngắn ở vùng xương chậu bị đau 2 lần mỗi ngày để tình trạng bệnh nhanh chóng cải thiện.

  1. Luyện tập thể dục

Những bài tập nhẹ nhàng giúp xương chậu co giãn linh hoạt, ngoài ra còn giúp duy trì chức năng vận động của cột sống, cải thiện tình trạng co cơ và thúc đẩy khả năng hồi phục.

  • Tập cơ mông: nằm sấp, duỗi thẳng hai chân đồng thời gồng cơ mông cả 2 bên trong 15 giây. Sau đó thả lỏng cơ thể từ từ, thực hiện động tác này khoảng 2 lần, mỗi lần 15 nhịp.
  • Căng cơ khép háng: người bệnh nằm ngửa, gập gối và đặt 2 chân lên sàn nhà. Sau đó dạng rộng hai đầu gối trong khoảng 15- 30 giây. Lặp lại 3 lần để cơ trong của đùi căng ra.
  1. Thay đổi chế độ sinh hoạt
  • Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng như canxi, vitamin, kali, chất béo omega 3,...
  • Hạn chế sử dụng chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá,...
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để đào thải các chất dư thừa ra khỏi cơ thể
  • Giữ tâm lý thoải mái, tránh để căng thẳng quá mức
  • Không làm việc quá sức
  • Tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ điều trị.

Ngoài ra bác sĩ cũng có thể áp dụng phương pháp điều trị khác tùy từng tình trạng bệnh nhân như kích thích tủy sống bằng thiết bị cấy ghép chặn đường thần kinh để tín hiệu đau không truyền lên não hoặc phẫu thuật nội soi.

Phòng ngừa các bệnh lý đau vùng chậu

Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa tình trạng đau vùng xương chậu mà bạn có thể áp dụng:

  • Quan hệ tình dục an toàn để tránh nguy cơ lây lan các bệnh qua đường tình dục.
  • Chế độ ăn hàng ngày cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng đảm bảo cân đối giữa vitamin và các chất đạm.

Ăn đủ chất dinh dưỡng để phòng ngừa đau vùng chậuĂn đủ chất dinh dưỡng để phòng ngừa đau vùng chậu

  • Uống đủ nước, hạn chế ăn mặn để tránh bị sỏi thận.
  • Giữ cho mình tâm lý thoải mái, thư giãn đầu óc sau mỗi lần làm việc căng thẳng.
  • Tránh làm việc quá sức, nên có khoảng thời gian nghỉ ngơi trong quá trình làm việc.
  • Tập thể dục thường xuyên, ít nhất 30 phút mỗi ngày để cơ thể dẻo dai và tăng sức đề kháng.
  • Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần để sớm phát hiện những bất thường nếu có.

Đau vùng xương chậu - Khi nào cần đi khám?

Bạn cần đi khám bác sĩ ngay nếu nằm trong những trường hợp dưới đây:

  • Đau quá nhiều gây ảnh hưởng đến công việc/thói quen sinh hoạt hàng ngày
  • Ảnh hưởng tới hoạt động tình dục, giảm khả năng âm vật hoặc âm đạo đạt cực khoái: đau khi giao hợp qua đường âm đạo hoặc khi dương vật cương cứng/xuất tinh, tiểu tiện khó, tiểu không tự chủ mạn tính.
  • Trường hợp như đau ruột thừa, mang thai ngoài tử cung, sảy thai,... cần phẫu thuật hoặc can thiệp y khoa ngay lập tức để tránh biến chứng nguy hiểm.

Khám bác sĩ khi đau vùng chậuKhám bác sĩ khi đau vùng chậu

BVĐK Phương Đông là đơn vị y tế tư nhân cung cấp dịch vụ y tế chất lượng cao, với đội ngũ y bác sĩ là những người có chuyên môn cao, đã từng làm việc ở nhiều bệnh viện tuyến đầu cả nước cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại, đảm bảo cho việc thăm khám nhanh chóng và chuẩn xác.

Khi đến với Phương Đông, quý khách hàng sẽ được hướng dẫn, hỗ trợ tận tâm từ đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp. Đặc biệt, bệnh viện áp dụng đồng thời cả BHYT và BHBL đảm bảo quyền lợi tối đa cho khách hàng.

Trên đây là thông tin liên quan đến bệnh lý đau vùng xương chậu. Nếu bạn đọc có câu hỏi cần tư vấn về bệnh hoặc đặt lịch khám, vui lòng liên hệ theo số Hotline 1900 1806 để được hỗ trợ nhanh nhất.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

5,710

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

19001806 Đặt lịch khám