Dây rốn quấn cổ thai nhi có nguy hiểm không?

Chế Thị Thùy Linh

27-08-2020

goole news
16

Dây rốn quấn cổ là tình trạng rất thường gặp ở thai nhi ở bất kỳ thời điểm nào của thai kỳ và khiến nhiều bố mẹ lo lắng. Vậy điều này có thực sự nguy hiểm và ảnh hưởng gì tới thai nhi hay quá trình chuyển dạ hay không? Hãy cùng theo dõi những thông tin trong bài viết này của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông để nhận được lời giải đáp hữu ích.

Theo thống kê, hiện nay cứ 10 trẻ thì có hơn 3 trẻ được sinh ra với dây rốn quấn cổ. Các nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ thai nhi bị dây rốn quấn cổ xảy ra khá phổ biến. Khoảng 12% ở thai từ 24 - 26 tuần, 37% ở thai đủ tháng gặp tình trạng này. Đa phần các trường hợp không liên quan tới tỷ lệ mắc bệnh và tử vong chu sinh. 

Mẹ có thể đã từng nghe rất nhiều câu chuyện về em bé sinh ra với 1, 2 vòng, thậm chí 3 - 4 vòng dây rốn quấn quanh cổ. Và hầu hết các bác sĩ đều cho đây là hiện tượng bình thường. Vì thế, nếu có nghe bác sĩ nói con bị dây rốn quấn thì mẹ cũng không nên quá hoang mang. Bác sĩ sẽ cảnh báo nếu trường hợp của mẹ là nguy hiểm. Song mẹ cũng nên tham khảo qua một số biến chứng có thể xảy ra.

Nguyên nhân dẫn đến dây rốn quấn cổ thai nhi

Dây rốn (dây rau) là một ống dẫn hai đầu giúp đưa dưỡng chất và oxy từ máu mẹ sang thai nhi. Nó cũng mang những sản phẩm chuyển hóa từ máu thai nhi sang máu mẹ để đào thải ra ngoài. Thông thường chúng ta thường nghe tới việc bé bị dây rốn quấn cổ 1 vòng hay dây rốn quấn cổ 2 vòng. Khi dây rốn bị quấn quanh cổ thai nhi làm sự vận chuyển này bị cản trở. Một số trường hợp có thể khiến thai nhi bị thiếu oxy. 

Sự vận động của thai nhi, chiều dài dây rốn là nguyên nhân chính dẫn tới dây rốn quấn cổ
Sự vận động của thai nhi, chiều dài dây rốn là nguyên nhân chính dẫn tới dây rốn quấn cổ

Thông thường, dây rốn có chiều dài khoảng từ 50 - 60 cm. Dây rốn càng dài tỷ lệ thuận với nguy cơ thai nhi bị dây rốn quấn quanh cổ, tay, chân hoặc bị thắt nút. Ngoài ra, một số nguyên nhân dẫn tới tình trạng thai nhi bị dây rốn quấn chủ yếu là:  

  • Khi mẹ làm việc quá sức, thai nhi sẽ có xu hướng quay đầu xuống nhiều hơn. Khi đó dây rốn rất dễ cuộn quanh người và cổ con. Vì thế, mẹ cần lưu ý vận động nhẹ nhàng, tránh quá sức. Mẹ cũng nên tranh thủ nghỉ ngơi nhiều nhất có thể. 
  • Mẹ quá nhiều nước ối: Mẹ bầu bị dư ối hoặc đa ối sẽ tăng khả năng thai nhi bị dây rốn quấn cổ, nhất là trong giai đoạn cuối thai kỳ. 
  • Do thai nhi quá hiếu động: Ngoài chức năng vận chuyển dưỡng chất, dây rốn giống như một “món đồ chơi” trong bụng mẹ. Có nghĩa là bé thường xuyên nhào lộn, chơi nhảy dây với dây rốn. Từ đó khiến dây rốn vô tình quấn quanh cổ bé. Tùy vào sự chuyển động của bé mà dây rốn có thể bị quấn một hay nhiều vòng.

Bé bị dây rốn quấn cổ có nguy hiểm không?

Bé bị dây rốn quấn cổ có nguy hiểm không là thắc mắc của khá nhiều người. Theo các bác sĩ tình trạng không quá đáng sợ như các mẹ bầu vẫn nghĩ. Bởi trên thực tế có tới 1/3 trẻ em trên thế giới được sinh ra với dây rốn quấn cổ. Trong đó có những bé cổ bị quấn tới 3-4 vòng dây rốn. Cho nên đây được xem là hiện tượng rất bình thường, 

Ngoài ra, thai nhi nhận dưỡng chất cũng như nguồn oxy thông qua dây rốn chứ không phải là qua việc hít, thở qua đường mũi và miệng. Vì vậy phụ huynh có thể loại bỏ nỗi lo em bé không thể nạp dưỡng chất hay không thở bình thường được vì dây rốn quấn cổ.

Hình ảnh em bé  bị dây rốn quấn cổ 4 vòng chào đời vẫn khỏe mạnh
Hình ảnh em bé bị dây rốn quấn cổ 4 vòng chào đời vẫn khỏe mạnh

Tuy nhiên, hiện tượng dây rốn quấn cổ thai nhi cũng cần được theo dõi, quan sát kỹ càng. Bởi nếu tình trạng này diễn ra ở mức độ nghiêm trọng sẽ gây ra những biến chứng nhất định đối với cả mẹ và bé.

Biến chứng với thai nhi

Khi bị dây rốn quấn quanh cổ, thai nhi có thể gặp phải những biến chứng sau đây:

  • Gặp các bất thường về nhịp tim: Biến chứng này thường xảy ra trong quá trình chuyển dạ. Do các cơn co thắt chuyển dạ của mẹ bầu có thể khiến dây rốn bị siết lại, làm giảm lưu lượng máu được bơm đến cơ thể bé, khiến nhịp tim của bé giảm.
  • Giảm sự phát triển của thai nhi: Khi bé bị dây rốn quấn chặt, xảy ra sớm trong thai kỳ có thể khiến lưu lượng máu từ mẹ qua thai bị giảm, giảm kali máu, thiếu máu… Kéo theo là ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi, thai giảm chuyển động.

Biến chứng với mẹ bầu

Mẹ bầu có thai nhi bị dây rốn quấn cổ cũng có thể đối mặt với một số biến chứng, cụ thể:

  • Nguy cơ mổ lấy thai: Dây rốn quấn quanh cổ nhiều vòng khiến đầu thai ngửa ra sau, cản trở việc sinh qua ngả âm đạo. Như thế để đảm bảo an toàn cho bé, các bác sĩ sẽ chỉ định mổ lấy thai.
  • Ảnh hưởng tới quá trình sinh: Khi dây rốn bị quấn cổ, quấn quanh người khiến bé không thể lọt vào khung xương chậu của mẹ, bị treo lơ lửng giữa chừng. Nguy cơ mẹ bị sa dây rốn do cuống rốn bị chèn ép giữa ngôi và thành chậu,... Nếu không được cấp cứu kịp thời thì nguy hiểm cho cả mẹ và con...  

Sản phụ có nguy cơ sinh mổ cao hơn

Khi người mẹ chuyển dạ, dây rốn quấn cổ có nguy cơ khiến thai nhi bị treo trên cao, khó lọt qua cổ tử cung để chui ra ngoài. Do vậy, việc sinh thường trong trường hợp này thường khó khăn hơn, bác sĩ thường chỉ định sinh mổ để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và con.

Thai phụ mang thai bé bị dây rốn quấn quanh cổ nhiều vòng thường phải sinh mổ
Thai phụ mang thai bé bị dây rốn quấn quanh cổ nhiều vòng thường phải sinh mổ

Tuy nhiên, khi dây rốn quấn cổ thai nhi 1 vòng hay 2 vòng, thai phụ không nhất thiết phải yêu cầu mổ đẻ. Việc mổ đẻ hay không phải tùy vào tiên lượng của từng trường hợp cụ thể. Điều quan trọng nhất đó là thai phụ phải khám thai định kỳ trong những tháng đầu. Từ khi phát hiện thai nhi có dây rốn quấn cổ, mẹ trẻ cần đi khám thường xuyên 2-3 tuần mỗi lần để theo dõi nhịp tim thai, tình trạng dây rốn và làm theo những chỉ dẫn của bác sĩ.

Dấu hiệu thai nhi bị dây rốn quấn cổ

Dấu hiệu thai nhi bị dây rốn quấn cổ sẽ được phát hiện thông qua thai máy và biện pháp siêu âm thai

Siêu âm thai

Siêu âm thai là biện pháp chắc chắn nhất giúp bà bầu nhận biết được tình trạng dây rốn quấn cổ. Dựa vào hình ảnh siêu âm, các bác sĩ sẽ thấy được rất rõ vị trí dây rốn. Do đó, mẹ cần thực hiện siêu âm thai đúng định kỳ, nhất là những mốc quan trọng trong thai kỳ như sau:

  • Tuần 12: Giúp mẹ phát hiện các nguy cơ dị tật thai nhi thông qua chỉ số đo độ mờ da gáy và một số dị tật khác chẳng hạn như khe hở thành bụng, thai vô sọ, không xương mũi hay tình trạng của nhau thai, dây rốn,…
  • Tuần 22: Phát hiện các dị tật bẩm sinh gồm sứt môi, bệnh tim, hở hàm ếch hay dị dạng nội tạng,…
  • Tuần 32: Siêu âm giúp kiểm tra hoạt động tim, mạch máu và cấu trúc não.
  • Siêu âm trước khi sinh: Giúp xem xét tình trạng thai nhi trước khi quyết định áp dụng phương pháp sinh thường hoặc sinh mổ thông qua vị trí ngôi thai, dây rốn, nhau thai,…

Dấu hiệu thai nhi bị dây rốn quấn cổ có thể được phát hiện thông qua siêu âm
Dấu hiệu thai nhi bị dây rốn quấn cổ có thể được phát hiện thông qua siêu âm

Thai máy

Ngoài biện pháp siêu âm thai, dấu hiệu dây rốn quấn cổ thai nhi cũng có thể được phát hiện thông qua thai máy. Theo đó, trong hai tháng cuối thai kỳ, các cử động của thai nhi sẽ diễn ra một cách thường xuyên và mang tính chu kỳ. Vì vậy, lúc này, bà bầu hãy đếm số lần thai máy hàng ngày, nếu như nhận thấy các bất thường dưới đây thì hãy cẩn thận và khám bác sĩ ngay:

  • Thai máy quá nhiều: Thai máy nhiều ngay cả khi mẹ bầu nghỉ ngơi có thể là dấu hiệu cho thấy bé bị thiếu oxy do dây rốn quấn quanh cổ quá chặt.
  • Thai máy quá ít: Khi dây rốn quấn nhiều vòng, thai nhi sẽ có thể đã bị “mắc kẹt” tại một vị trí nên việc cử động trở lên khó khăn hơn từ đó thai máy cũng ít đi rất nhiều.

Khi thai nhi bị dây rốn quấn cổ, mẹ nên làm gì?

Khi thai nhi bị dây rốn quấn cổ, trước hết mẹ bầu cần bình tĩnh và thăm khám thai thường xuyên hơn. Đặc biệt, khi thấy bé đạp quá ít hoặc quá nhiều thì cần đến bệnh viện ngay lập tức để kiểm tra. Lúc đó, tùy vào tình hình của sản phụ mà bác sĩ sẽ đưa ra những chỉ định phù hợp.

Ngoài ra, để khắc phục tình trạng dây rốn quấn cổ thai nhi, sản phụ cũng có thể tham khảo một số cách làm sau đây:

  • Nằm nghiêng bên trái: Mẹ nên nằm nghiêng bên trái để tăng lưu lượng máu đến tử cung.
  • Theo dõi chuyển động của thai nhi hàng ngày: Nếu thai nhi bị dây rốn quấn cổ, mẹ cần đặc biệt theo dõi chuyển động của bé. Quá ít hoặc quá nhiều chuyển động cũng có thể là dấu hiệu xấu.
  • Chú ý hoạt động của mẹ: Mẹ bầu nên hoạt động nhẹ nhàng. Cần tránh lao động nặng, quá sức hay tập luyện cường độ cao.
  • Cân nhắc mổ lấy thai: Nếu bé bị dây rốn quấn cổ có nhịp tim bất thường, khả năng cao bé sẽ bị thiếu oxy. Mẹ cần được mổ lấy thai kịp thời.

Khi thai nhi gặp bất cứ dấu hiệu bất thường nào, bà bầu cần thăm khám thai thường xuyên hơn
Khi thai nhi gặp bất cứ dấu hiệu bất thường nào, bà bầu cần thăm khám thai thường xuyên hơn

Đặc biệt, để có một thai kỳ khỏe mạnh, sinh nở an toàn, mẹ bầu có thể lựa chọn thai sản trọn gói. Tùy theo tuần thai, mẹ sẽ cân nhắc, lựa chọn các gói theo dõi thai từ 12 tuần, 22 tuần, 27 tuần,... hay 38 tuần, chuyển dạ. Khi đã vào gói, mẹ sẽ được khám, siêu âm thai, xét nghiệm, vượt cạn cùng các chuyên gia sản khoa giàu kinh nghiệm. Hệ thống phòng ốc, máy móc hiện đại hỗ trợ tối đa cho việc chẩn đoán của bác sĩ. Cộng thêm, dịch vụ Y tế cao cấp giúp mẹ có những trải nghiệm an toàn, thoải mái nhất.

Liên hệ HOTLINE 1900 1806 để đặt lịch và được các chuyên gia y tế giàu kinh nghiệm của bệnh viện Phương Đông tư vấn miễn phí.

Dây rốn quấn cổ thai nhi là hiện tượng mà chị em nên cẩn trọng,. Tốt nhất, khi kiểm phát hiện tình trạng này, sản phụ cần được đưa đi thăm khám thai định kỳ để theo dõi, nhất là vào những tháng cuối thai kỳ.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

8,897

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

19001806 Đặt lịch khám