Giải đáp thắc mắc: Trẻ dậy thì muộn có ảnh hưởng gì không?

Bích Ngọc

02-07-2024

goole news
16

Hiện nay, trẻ dậy thì sớm đang có xu hướng gia tăng khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng. Bên cạnh đó, không ít trường hợp trẻ dậy thì muộn. Vì vậy, cha mẹ luôn đặt ra câu hỏi “Liệu dậy thì muộn có ảnh hưởng gì không?”. Bài viết này của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông sẽ giải đáp thắc mắc của bậc phụ huynh.

Tổng quan về dậy thì muộn ở trẻ

Dậy thì muộn, hay còn gọi là chậm dậy thì, là tình trạng sự phát triển các đặc điểm giới tính ở trẻ bắt đầu trễ hơn so với bình thường. Đối với bé gái không có dấu hiệu dậy thì sau tuổi 14 và chưa có kinh nguyệt sau 16 tuổi thì được xác định là dậy thì muộn. Còn bé trai, sau 15 tuổi chưa có các dấu hiệu dậy thì, đồng thời tinh hoàn và dương vật không có sự phát triển sẽ được coi là dậy thì muộn. 

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng dậy thì muộn ở trẻ như: Di truyền, rối loạn nội tiết, rối loạn tâm lý, mắc các bệnh lý mạn tính (viêm đại tràng, thiếu máu hồng cầu liềm, xơ nang, suy thận…), gặp các vấn về buồng trứng (suy buồng trứng sớm, thiếu hormone tuyến yên,...), gặp các vấn đề về tinh hoàn, suy dinh dưỡng,.... 

Dậy thì muộn là khi các dấu hiệu phát triển các đặc điểm giới tính bắt đầu chậm hơn so với bình thườngDậy thì muộn là khi các dấu hiệu phát triển các đặc điểm giới tính bắt đầu chậm hơn so với bình thường

Dậy thì muộn có ảnh hưởng gì không?

“Dậy thì muộn có thể ảnh hưởng gì không?” - Vấn đề này có thể gây ra những ảnh hưởng không nhỏ về sự phát triển thể chất, khả năng sinh sản và tâm lý của trẻ. 

Dậy thì muộn có ảnh hưởng đến bé gái như thế nào?

Để xác định chính xác bé gái dậy thì muộn có ảnh hưởng gì không, cần dựa vào nguyên nhân gây ra tình trạng này. Tuy nhiên, hầu hết các bé gái dậy thì muộn thường có tâm lý khá tư ti so với bạn bè do cơ thể chưa phát triển. Bên cạnh đó, khá nhiều trẻ cảm thấy lo lắng về khả năng sinh sản. Nhưng, dậy thì muộn sẽ không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản khi trưởng thành. Sau khi dậy thì, trẻ vẫn có khả năng sinh sản như bình thường. 

Do đó, để tránh cho trẻ tâm lý mặc cảm, tự ti, các bậc phụ huynh nên chia sẻ, quan tâm và trò chuyện nhiều hơn. 

Bé gái có thể gặp các vấn đề tâm lý khiến trẻ tự ti với bạn bèBé gái có thể gặp các vấn đề tâm lý khiến trẻ tự ti với bạn bè

Dậy thì muộn ảnh hưởng đến bé trai như thế nào?

Đối với trẻ nam, việc dậy thì muộn có thể ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất nếu không được can thiệp điều trị. Phần lớn, trẻ khi dậy thì muộn thường thấp hơn so với đồng trang lứa do giai đoạn phát triển của trẻ chậm hơn so với bạn bè. Chính vì vậy, cha mẹ cho bé điều trị kịp thời để trẻ phát triển kịp theo bạn bè và có chiều cao bình thường của người trưởng thành. 

Ngoài ra, dậy thì muộn còn gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới. Khi bị rối loạn nội tiết khiến cơ thể không phát triển các cơ quan sinh dục như dương vật nhỏ, tinh hoàn teo,... gây ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh, thậm chí gây vô sinh nam. 

Hơn nữa, việc dậy thì muộn có thể khiến trẻ gặp các vấn đề về tâm lý. Trẻ sẽ cảm thấy tự ti, rối loạn tâm lý, tự cô lập bản thân, nặng hơn có thể gây trầm cảm.

Dậy thì muộn có thể ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và khả năng sinh sản của bé traiDậy thì muộn có thể ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và khả năng sinh sản của bé trai

Cách khắc phục tình trạng dậy thì muộn

Khi trẻ đến giai đoạn phát triển nhưng chưa có các dấu hiệu dậy thì, cha mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên môn thăm khám và có phương pháp điều trị phù hợp. 

Nếu trẻ dậy thì muộn do thể trạng chưa đáp ứng được tốc độ phát triển thì chưa cần can thiệp điều trị. Tuy nhiên, nếu trẻ dậy thì muộn do rối loạn nội tiết tố hoặc mắc các bệnh lý thì cần thăm khám và điều trị bệnh. 

Một số phương pháp khắc phục tình trạng dậy thì muộn như: 

  • Bổ sung hormone theo giới tính: Đối với bé trai, bổ sung hormone testosterone trực tiếp dạng tiêm hoặc dạng gel bôi, miếng dán; Đối với bé gái, bổ sung hormone progesterone hay estrogen bằng thuốc uống hoặc gel bôi. 
  • Trị liệu tâm lý: Trẻ có các dấu hiệu dậy thì muộn, trẻ thường nhạy cảm, tự ti nên cha mẹ cần ở bên cạnh đồng hành, quan tâm trẻ. Đồng thời, động viên trẻ thực hiện phương pháp điều trị theo phác đồ điều trị của bác sĩ, đảm bảo luôn ổn định sức khỏe thể chất và tinh thần.

Khắc phục tình trạng dậy thì muộn cần sự can thiệp của bác sĩ Khắc phục tình trạng dậy thì muộn cần sự can thiệp của bác sĩ 

Có thể nói, phần lớn các trường hợp dậy thì muộn sẽ không ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ và sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, cha mẹ vẫn nên quan tâm và phát hiện các dấu hiệu bất thường để sớm cho trẻ đi khám và can thiệp điều trị. Từ đó, giúp trẻ phát triển toàn diện sức khoẻ cả thể chất và tinh thần.

“Dậy thì muộn có ảnh hưởng gì không?” vốn luôn là mối quan tâm của nhiều bậc phụ huynh. Đây là tình trạng không gây ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe của trẻ. Mặc dù vậy, khi trẻ đã đến giai đoạn phát triển, cha mẹ vẫn nên chú ý đến sự thay đổi để có thể điều trị kịp thời. 

Qua bài viết này của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, hy vọng đã giải đáp đầy đủ thắc mắc của các bậc phụ huynh về “Dậy thì muộn có ảnh hưởng gì không?”. Cha mẹ có thể tham khảo cách khắc phục để trẻ theo kịp tốc độ tăng trưởng bình thường. 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
297

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám