Suy buồng trứng sớm là một trong những bệnh phụ khoa ngày càng phổ biến. Vậy nên nhiều chị em thường thắc mắc không biết suy buồng trứng sớm có nguy hiểm không và có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe sinh sản về sau. Bài viết dưới đây, Bệnh viện Đa khoa Phương Đông sẽ cung cấp các thông chi tiết về bệnh lý này.
Suy buồng trứng sớm là gì?
Buồng trứng là cơ quan sinh của nữ, vừa có chức năng nội tiết (tiết ra các hormon sinh dục nữ như estrogen và progesteron), vừa có chức năng ngoại tiết (giải phóng trứng). Trên cơ thể người phụ nữ có hai buồng trứng: một bên trái và một bên phải.
Suy buồng trứng sớm - Nỗi lo của nhiều phụ nữ trẻ
Suy buồng trứng sớm (suy buồng trứng nguyên phát) là tình trạng các chức năng của buồng trứng ngừng hoạt động bình thường trước khi đạt tuổi 40. Lúc này, người phụ nữ phải đối mặt với những vấn đề chung về sức khỏe cũng như là sức khỏe sinh sản. Buồng trứng không còn sản xuất các hormone estrogen và progesterone nên ảnh hưởng đến việc phát triển các đặc điểm sinh dục nữ, điều hòa kinh nguyệt và quá trình thụ thai.
Nguyên nhân gây suy giảm buồng trứng sớm
Tùy theo bệnh nguyên, các trường hợp suy buồng trứng sớm có thể chia thành 3 nhóm: vô nguyên, di truyền và tự miễn. Trong đó, suy buồng trứng sớm vô căn chiếm phần đa mặc dù hiện nay đã tìm thấy một số nguyên nhân khác như:
- Khiếm khuyết di truyền: Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng những đột biến gen trên cả nhiễm sắc thể thường và nhiễm sắc thể giới tính đều có thể gây ra suy buồng trứng sớm. Những đột biến được đề cập gồm chuyển đoạn giữa nhiễm sắc X và nhiễm sắc thể thường, hội chứng Fragile X, Turner, đột biến và tiền đột biến.
- Điều trị hóa chất, xạ trị: Những liệu pháp này có thể gây chết tế bào theo chương trình của hệ nang nguyên phát, tổn thương mô vỏ buồng trứng, tăng quá trình thoái hóa nang noãn.
- Các can thiệp phẫu thuật vùng bụng chậu: Ảnh hưởng đến số lượng trứng trên buồng trứng.
- Sức khỏe tinh thần: Với nhịp sống hiện đại, nhiều người phụ nữ bị căng thẳng và mệt mỏi với cường độ làm việc cao trong thời dài. Điều này gây ảnh hưởng đến sự điều tiết nội tiết tố bên trong cơ thể, dẫn đến suy giảm buồng trứng sớm.
- Yếu tố môi trường: Thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá, hóa chất, thuốc trừ sâu… góp phần đẩy nhanh quá trình suy buồng trứng.
- Bệnh tự miễn: Các bệnh này bao gồm bệnh bạch biến, nhược cơ, Addison, hội chứng Sjögren, bệnh celiac, lupus ban đỏ hệ thống…
Áp lực cuộc sống căng lằng là một trong nguyên nhân gây hội chứng suy buồng trứng sớm.
Dấu hiệu suy buồng trứng sớm
Suy buồng trứng sớm là một trong những nguyên nhân dẫn đến vô sinh nữ. Vậy nên chị em cần chú ý lắng nghe nghe cơ thể, nhận biết các triệu chứng suy buồng trứng sớm để có biện pháp can thiệp kịp thời. Nhìn chung, các dấu hiệu của suy buồng trứng sớm gần giống như thời kỳ mãn kinh:
- Rối loạn kinh nguyệt: Kinh nguyệt không đều trong nhiều năm, mấy tháng mới có một lần, lượng kinh nguyệt thất thường và thậm chí là không có kinh.
- Triệu chứng bốc hỏa: Đột ngột thấy nóng bức về đêm, bắt đầu từ đầu rồi lan ra phần cổ đến toàn thân và kèm theo nhịp tim đập nhanh.
- Vã mồ hôi và mất ngủ: Toàn thân toát mồ hôi, ớn lạnh, ngủ không ngon giấc… khiến chị em cảm thấy mệt mỏi.
- Rối loạn cảm xúc: Tính tình thường xuyên thay đổi thất thường hay cáu gắt, buồn bã và lo lắng thái quá.
- Giảm ham muốn: Luôn né tránh chuyện giường chiếu, “cô bé” khô hạn, đau rát khi quan hệ.
- Da và tóc “xuống cấp”: Da có dấu hiệu nhăn nheo, khô, sạm; ngực bị nhão và xệ; tóc yếu, xơ và gãy rụng nhiều do nội tiết tố có sự thay đổi thất thường.
Kinh nguyệt không đều là triệu chứng suy buồng trứng sớm dễ nhận biết
Chẩn đoán kịp thời suy buồng trứng sớm có một vai trò quan trọng trong điều trị vô sinh nữ, giảm thiểu các nguy cơ mắc bệnh tim mạch, loãng xương và các bệnh lý buồng khoa.
Đối tượng có nguy cơ bị suy giảm buồng trứng sớm
Ai có nguy cơ bị suy buồng trứng sớm? Câu trả lời là tất cả các chị em ở bất kỳ lứa tuổi. Đặc biệt là trong nhịp sống hiện đại, thực phẩm chúng ta ăn mỗi ngày hay lịch trình thức khuya dậy sớm và chế độ sinh hoạt đảo lộn, đều là mầm bệnh cực kỳ nguy hiểm. Cho nên, chị em có biện pháp phòng ngừa, khám sức khỏe tổng quát thường xuyên để tránh mắc phải căn bệnh này.
Các đối tượng có những yếu tố sau có nguy cơ cao mắc bệnh:
- Độ tuổi: Bệnh suy buồng trứng sớm dễ gặp ở độ tuổi trong khoảng 35-20. Tuy nhiên hiện nay ngày càng nhiều phụ nữ trẻ cũng mắc phải bệnh này.
- Tiền sử bệnh gia đình: Nếu gia đình có mẹ hoặc chị em gái mắc bệnh thì bạn nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người khác.
- Từng phẫu thuật buồng trứng có thể là một trong những yếu tố tăng nguy cơ mắc suy giảm buồng trứng.
- Mắc một số bệnh tự miễn hoặc một số virus như virus herpes simplex hay virus gây bệnh quai bị…
- Giảm cân quá nhanh, giảm cân quá mức khiến lượng chất béo trong cơ thể giảm nhanh, dẫn đến ảnh hưởng chức năng của buồng trứng.
- Lạm dụng chất kích thích, nhất là thuốc lá, rượu bia sẽ ảnh hưởng đến việc sản xuất nội tiết tố và gây nhiều bệnh phụ khoa, trong đó có suy buồng trứng sớm.
- Nạo phá thai nhiều lần hoặc nạo phá thai nhiều lần.
Suy buồng trứng sớm nguy hiểm như thế nào?
Suy buồng trứng sớm làm giảm nồng độ hormone estrogen trong cơ thể, dẫn đến sự phát triển sớm của một số bệnh lý như loãng xương, tim mạch, rối loạn lipid. Suy buồng trứng sớm nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời có thể dẫn đến vô sinh. Người bị suy buồng trứng sớm có thai được không? Thì một số ít trường hợp vẫn có thể có thai tự nhiên. Tuy nhiên, phần đa các trường hợp này cần tìm đến sự hỗ trợ của các phương pháp hỗ trợ sinh sản hiện đại như IUI, IVF… để có thể mang thai.
Nhiều chị em lo lắng suy buồng trứng sớm có thai được không?
Bên cạnh những ảnh hưởng đến sức khỏe, bệnh lý này còn ảnh hưởng lớn tới tinh thần và cuộc sống của người phụ nữ, đặc biệt là cuộc sống vợ chồng. Chị em thường cảm mất tự tin về bản thân, không còn ham muốn tình dục và khó có thể đạt được khoái cảm khi quan hệ.
Phương pháp chẩn đoán bệnh
Suy buồng trứng sớm được chẩn đoán dựa trên các tiêu chí:
- Phụ nữ có độ tuổi dưới 40.
- Nồng độ FSH tăng trên 30-40 IU/L, giới hạn này tùy vào từng phòng xét nghiệm.
- Chu kỳ kinh bất thường, khả năng thụ thai giảm sút, ở ngày 3 của chu kỳ nồng độ FSH > 10-15UI/L và nồng độ Estradiol huyết thanh ≥ 80pg/L.
Trong chẩn đoán suy buồng trứng sớm, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực một số xét nghiệm gồm xét nghiệm nồng độ FSH, xét nghiệm Estradiol, xét nghiệm kiểm tra nhiễm sắc thể…
Xét nghiệm Estradiol
- Estradiol là một dạng của hormone estrogen, được sản xuất bởi buồng trứng, tuyến vú và tuyến thượng thận.
- Trong suốt chu kỳ kinh nguyệt, hormone FSH thúc đẩy sự phát triển của các nang noãn chưa trưởng thành.
- Trong quá trình phát triển, các nang trứng sẽ bắt đầu tiết ra hormone estradiol
- Hormone này tác động lên vùng dưới đồi và tuyến yên, gây ra sự phóng thích hormone GnRH và LH, thúc đẩy quá trình rụng trứng diễn ra.
Xét nghiệm đo nồng độ hormone FSH
- Hormone FSH có nhiệm vụ kích thích nang trứng, được tiết ra từ thùy trước của tuyến yên trong não.
- Ở phụ nữ, FSH đóng vai trò quan trọng trong việc kích thích sự phát triển của các tế bào noãn, góp phần điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt.
- Nồng độ FSH cao thường thấy ở phụ nữ trong giai đoạn mãn kinh, ở độ tuổi trên 40.
- Nếu một phụ nữ dưới 40 tuổi có mức FSH cao, thường trên 30-40 IU/L, điều này có thể chỉ ra khả năng suy buồng trứng sớm.
Xét nghiệm kiểm tra nhiễm sắc thể
- Để xác định nguyên nhân gây suy buồng trứng, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân thực hiện xét nghiệm phân tích nhiễm sắc thể.
Suy buồng trứng sớm có chữa được không?
Hiện chưa có phương pháp điều trị để cải thiện tình trạng suy buồng trứng sớm mà chỉ có thể điều trị một số triệu chứng bệnh. Tùy vào từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
- Điều trị hormone thay thế: Nhằm giảm bớt các triệu chứng giống thời kỳ mãn kinh, rối loạn chức năng tình dục, rối loạn vận mạch, các vấn đề về da… và ngăn ngừa tình trạng loãng xương do thiếu hụt estrogen.
- Điều trị hiếm muộn: Với những chị em mong có thể sử dụng thuốc nhằm hồi phục chức năng buồng trứng như corticosteroid, oestradiol, clomiphene citrate… Hoặc áp dụng phương pháp hỗ trợ sinh sản như thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).
Kinh nghiệm chữa suy buồng trứng sớm?
Các cách giúp ngừa suy giảm buồng trứng sớm
Hiện nay, không có cách nào phòng ngừa bệnh suy buồng trứng sớm. Vậy nên, chị em nên chủ động theo dõi sức khỏe sinh sản, xây dựng các lối sống lành mạnh:
- Giữ tinh thần lạc quan vui vẻ, hạn chế căng thẳng và mệt mỏi liên tục.
- Chế độ ăn uống hợp lý, tăng cường ăn rau xanh, hoa quả tươi… Hạn chế các đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ.
- Bổ sung đủ canxi, vitamin D để ngăn ngừa loãng xương.
- Thăm khám sức khỏe định kỳ tối thiểu 6 tháng/lần nhăn phát hiện sớm nguy cơ bệnh để có cách điều trị suy buồng trứng sớm đúng hướng.
IVF Phương Đông - Ứng dụng công nghệ cao giúp tăng tỷ lệ đậu thai
Trung tâm Trung tâm Hiếm muộn và Nam học công nghệ cao Phương Đông (IVF Phương Đông) quy tụ đội ngũ y bác sĩ, chuyên gia giỏi, dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực vô sinh hiếm muộn cùng với trang thiết bị tiên tiến bậc nhất đã giúp nhiều gia đình hiếm muộn hiện thực hóa được ước mơ làm cha, làm mẹ.
Hiện tại, IVF Phương Đông đang dẫn đầu cả nước về tỷ lệ làm IVF thành công với phác đồ điều trị cá nhân hóa 1:1 cho từng khách hàng. Điều trị hiệu quả các bệnh lý vô sinh nữ như buồng trứng đa nang, dự trữ buồng trứng thấp, người lớn tuổi mong con nhiều năm nhưng chuyển phôi thất bại nhiều lần…
Đội ngũ y Bác sĩ, nhân viên tại trung tâm IVF Phương Đông.
IVF Phương Đông đã đầu tư đáng kể vào việc xây dựng và trang bị các hệ thống máy móc đồng bộ nhập khẩu từ các quốc gia tiên tiến như Mỹ, Đức, Nhật Bản và Đan Mạch. Nhờ đó, trung tâm có thể đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe, và phòng thí nghiệm (LAB) đạt chuẩn phòng sạch ISO 6.
Phòng Lab tại trung tâm IVF Phương Đông.
Suy buồng trứng sớm tuy không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng nhưng lại tác động lớn đến chức năng sinh sản của người phụ nữ. Vậy nên chị em cần chủ động chăm sóc sức khỏe, thăm khám thường xuyên, đặc biệt là khi biểu hiện suy buồng trứng sớm. Để được tư vấn thêm hoặc đặt lịch khám cùng bác chuyên khoa, quý khách vui lòng liên hệ đến Hotline 1900 1806.