Đo chức năng hô hấp là kỹ thuật gì?

Võ Thu Thảo

03-04-2024

goole news
16

Đo chức năng hô hấp là phương pháp sử dụng máy đo dòng khí khi hít vào và thở ra của bệnh nhân, giúp đánh giá chính xác tình trạng bệnh lý của phổi và theo dõi hiệu quả điều trị cho bệnh nhân. Qua việc đo này, các bác sĩ có thể tính toán nhiều chỉ số quan trọng liên quan đến chức năng phổi và phát hiện những bệnh lý đường hô hấp của bệnh nhân. Cùng Bệnh viện Đa khoa Phương Đông tìm hiểu quy trình kỹ thuật đo chức năng hô hấp và những lưu ý trước, trong và sau khi thực hiện phương pháp này tại bài viết dưới đây nhé.

Đo chức năng hô hấp là phương pháp gì?

Đo chức năng hô hấp là một kỹ thuật y tế được áp dụng trong các trường hợp chẩn đoán, theo dõi, hoặc đánh giá tình trạng của những bệnh nhân mắc các vấn đề về hệ thống hô hấp. Đây là một phương pháp chuyên sử dụng máy đo dòng khí khi phổi hít vào và thở ra. Qua quá trình đo này, các chỉ số chức năng quan trọng của phổi có thể được tính toán một cách chính xác nhất.

Việc đo chức năng hô hấp có tác dụng hỗ trợ bác sĩ trong việc đánh giá các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp. Kỹ thuật này giúp bác sĩ ghi lại các thông số hô hấp liên quan đến hoạt động của phổi, từ đó giúp chẩn đoán các rối loạn thông khí như tắc nghẽn hoặc hạn chế.

Các chỉ số đo cung cấp thông tin về lưu lượng không khí trong cả phế quản và phổi. Ngoài ra, chúng cho phép bác sĩ đánh giá mức độ tắc nghẽn của phế quản và nghiêm trọng của tình trạng giãn phế nang.

Kết quả đo lường được thể hiện qua các con số cụ thể và phần trăm so với người có sức khỏe bình thường. Các giá trị này được biểu diễn dưới dạng đường cong thể hiện lưu lượng thể tích với 2 trục tham số, một là lưu lượng khí lưu thông và một là thể tích khí trong phổi.

Biểu đồ kết quả đo lường.

Theo đánh giá của các chuyên gia, phương pháp đo chức năng thông khí là một quy trình đơn giản, không gây đau đớn cho người bệnh và thường không xuất hiện những biến chứng nguy hiểm.

Khi nào cần thực hiện phương pháp này?

Quyết định thực hiện kỹ thuật đo chức năng hô hấp phụ thuộc vào từng tình huống cụ thể khác nhau theo chỉ định của bác sĩ và các chuyên gia. Dưới đây là một số trường hợp được chỉ định thực hiện đo chức năng hô hấp:

Tác dụng chẩn đoán

Trong quá trình chẩn đoán, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân thực hiện kỹ thuật đo chức năng hô hấp trong các trường hợp như:

  • Chẩn đoán các vấn đề và bệnh lý liên quan đến hô hấp khi có biểu hiện lâm sàng và kết quả xét nghiệm bất thường, như khó thở, ho khan kéo dài, hen phế quản, COPD, hoặc dị dạng lồng ngực.
  • Đánh giá biểu hiện hoặc dấu hiệu không bình thường do bệnh lý về hô hấp gây ra.
  • Đánh giá tác động của bệnh lý lên chức năng phổi.
  • Sàng lọc những trường hợp có nguy cơ về bệnh phổi.
  • Đánh giá tiên lượng của người bệnh trước khi quyết định phẫu thuật.
  • Xác định tình trạng sức khỏe trước khi thực hiện nghiệm pháp vận động.

Kỹ thuật này có tác dụng chẩn đoán và hỗ trợ bác sĩ trong điều trị.

Cơ sở tiến hành theo dõi và phát triển hướng điều trị

Dựa vào kết quả đo chức năng hô hấp, các bác sĩ có thể thực hiện các nhiệm vụ sau:

  • Đánh giá cần thiết can thiệp y tế để điều trị.
  • Theo dõi tác động của bệnh lý lên chức năng phổi.
  • Theo dõi ảnh hưởng của yếu tố nguy cơ đối với chức năng phổi.
  • Đánh giá phản ứng phụ của thuốc đối với bệnh nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh lý.
  • Đánh giá tổng quan về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân trong quá trình tham gia chương trình phục hồi chức năng.
  • Đánh giá các mức độ tàn tật trong lĩnh vực y tế, công nghiệp và bảo hiểm y tế.

Ngoài ra, kỹ thuật này còn được áp dụng để tầm soát bệnh cho những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh về hô hấp, như những người tiếp xúc thường xuyên với khói thuốc lá và các chất độc hại khác.

Chống chỉ định đo chức năng hô hấp đối với ai, khi nào?

Kỹ thuật đo chức năng hô hấp không được thực hiện trong những tình huống sau đây:

  • Bệnh nhân đang mắc nhiễm trùng đường hô hấp cấp.
  • Trường hợp ho ra máu mà không rõ nguyên nhân.

Bệnh nhân ho ra máu nằm trong danh sách chống chỉ định đo chức năng hô hấp.

  • Người bị phình động mạch chủ ngực và động mạch chủ bụng.
  • Người vừa trải qua đợt cấp phổi tắc nghẽn mạn tính hoặc bị hen dưới 6 tuần.
  • Tình trạng tim mạch không ổn định hoặc những trường hợp bị nhồi máu cơ tim.
  • Người mới phẫu thuật ở các bộ phận như mắt, bụng hoặc ngực trong khoảng 3 - 6 tháng.
  • Người bị đau ngực mà nguyên nhân không rõ.
  • Những trường hợp đau thắt vùng ngực không ổn định trong vòng 24 tiếng.
  • Bệnh nhân mắc bệnh lao phổi đang tiến triển.
  • Người có các triệu chứng bệnh cấp tính như nôn hoặc tiêu chảy.
  • Những trường hợp bị rối loạn thần kinh tâm thần và bệnh nhân không chịu hợp tác.

Quy trình kỹ thuật đo chức năng hô hấp

Các bước đo chức năng hô hấp được thực hiện như sau:

  • Bệnh nhân thở bình thường. Bác sĩ sau đó sẽ yêu cầu bệnh nhân hít sâu vào và thở ra hết sức của mình.
  • Bệnh nhân vẫn tiếp tục hô hấp bình thường, sau đó hít vào hết sức và thở ra nhanh chóng, đến mức có thể. Sau đó, bệnh nhân thở ra trong khoảng thời gian ít nhất 6 giây.

Các bác sĩ sẽ sử dụng các thông số như FEV1 và FVC để chẩn đoán chức năng thông khí của phổi. Kết quả này giúp bác sĩ đánh giá hiệu suất làm việc của phổi của bệnh nhân.

nullQuy trình thực hiện đo chức năng hô hấp.

Lưu ý quan trọng khi thực hiện kỹ thuật

  • Tránh sử dụng thuốc giãn phế quản hoặc thuốc chẹn beta adrenergic trong vòng 6 giờ trước khi thực hiện kỹ thuật.
  • Ăn uống cách giờ đo khoảng 2 tiếng.
  • Đối với việc tiêu thụ đồ uống có cồn, đo lường nên được thực hiện sau khoảng 4 giờ.
  • Nếu hút thuốc lá, nên thực hiện đo sau khoảng 1 giờ, tuy nhiên, tốt nhất là không hút thuốc trong vòng 24 giờ trước đo.
  • Trong suốt quá trình đo, bệnh nhân cần thực hiện liên tục và không nên dừng lại đột ngột để tránh kết quả không chính xác.

Nhằm đảm bảo kết quả chính xác và đáng tin cậy, người dân nên thực hiện đo chức năng hô hấp tại các cơ sở y tế uy tín được hỗ trợ bởi chuyên gia để đảm bảo chẩn đoán và phác đồ điều trị được thiết lập một cách chính xác.

Hy vọng qua bài viết dưới đây, mọi người sẽ biết thêm được nhiều thông tin về phương pháp đo chức năng hô hấp và lựa chọn được đơn vị thăm khám uy tín để thực hiện. Quý khách có nhu cầu sử dụng dịch vụ tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông vui lòng liên hệ hotline 1900 1806 để được tư vấn miễn phí và đặt lịch khám sớm nhất với chúng tôi.

 

73

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

19001806 Đặt lịch khám