Đờm đen: Triệu chứng, nguyên nhân và hướng điều trị

Phương Loan

21-03-2025

goole news
16

Đờm là dịch nhầy được cơ thể sản sinh ra mỗi ngày, có nhiệm vụ ngăn cản các tác nhân gây hại xâm nhập cơ thể. Tuy nhiên đờm đen hay đờm lẫn cục máu đông không phải hiện tượng đơn giản, đặc biệt khi lượng máu tăng cao, cần hết sức thận trọng.

Khạc ra đờm đen là gì?

Khạc đờm đen phần lớn là các cục máu đông xuất phát từ phổi, hệ tiêu hóa hoặc các hệ cơ quan khác. Bệnh nhân có thể nhận biết ban đầu dựa vào các biểu hiện lâm sàng dưới đây:

  • Bệnh lý ở phổi: Khạc đờm ra máu tươi và nổi bọt.
  • Bệnh lý từ hệ tiêu hóa: Màu máu sẫm hơn, có thể lẫn với thức ăn.

Đờm đen xuất phát từ các cục máu đông ở phổi hoặc hệ tiêu hóa

Đờm đen xuất phát từ các cục máu đông ở phổi hoặc hệ tiêu hóa

Triệu chứng khạc đờm ra máu đen

Người khạc đờm màu đen thường xuất hiện kèm các triệu chứng khác như nóng ngực, ngứa họng, ho, khó thở. Lượng máu lẫn trong đờm có thể từ vài ml đến hàng trăm ml, tùy theo tình trạng bệnh cá nhân.

Tình trạng ho ra máu đông thường diễn tiến theo từng ngày, đi từ màu đỏ thẫm chuyển nâu đến cục máu màu đen. Bệnh nhân có thể cảm nhận được cơn đau ở hai bên phổi, phải nằm nghiêng đến khi được điều trị tan máu hoàn toàn.

Phân loại mức độ đông máu trong đờm

Tuy nhiên có những trường hợp khạc đờm có màu đen rất khó nhận biết chính xác nguyên nhân. Bạn cần thăm khám y tế để được kiểm tra, phân loại mức độ cụ thể:

  • Độ nhẹ là tình trạng khạc đờm lẫn máu, lượng máu dưới 50ml, chưa tác động đến huyết áp.
  • Độ vừa khi lượng máu lẫn trong đờm khoảng 50 - 200ml, mạch máu và huyết áp bị ảnh hưởng ít nhiều.
  • Độ nặng khiến lượng máu lẫn trong đờm vượt mức 200ml, bệnh nhân có nguy cơ cao bị suy tim, suy hô hấp, tổn thương phổi.
  • Độ nguy hiểm khi lượng máu vượt mức 500ml trong 24h, quan sát máu tràn đầy phổi, đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh.

Phân loại lượng đờm lẫn máu giúp đánh giá tiên lượng bệnh

Phân loại lượng đờm lẫn máu giúp đánh giá tiên lượng bệnh

Nguyên nhân gây đờm đen

Nguyên nhân gây đờm đen tương đối đa dạng, mỗi người có một nguy cơ gây bệnh khác nhau nên cần được thăm khám y tế kịp thời. Dưới đây là một số bệnh lý thường gặp:

Nguyên nhân

Xuất huyết phế quản

Là tình trạng máu trong lòng mao mạch phế nang lợi dụng các tổn thương chảy vào trong lòng phế nang. Ho ra máu, hình thành cục máu đông, chảy máu là những triệu chứng có thể gặp khi bệnh tiến triển.

Giãn phế quản/u phế quản

Giãn phế quản chủ yếu diễn tiến từ lao phổi hoặc nhiễm trùng kéo dài. Bệnh lý khiến máu đông lại trong lòng phế quản, sau đó bị đẩy ra ngoài khi ho khạc.

Nếu triệu chứng khạc đờm màu đen kèm khó thở, đau nhức lồng ngực, ho kéo dài không được điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí đe dọa đến tính mạng.

Tắc mạch phổi

Tắc mạch phổi xảy ra khi vỡ huyết khối, dẫn đến xuất hiện cục máu đông trôi nổi bên trong mạch máu. Nếu các cục máu đông di chuyển sâu vào một/hai lá phổi, gây ho dữ dội, khạc ra cục máu đông,...

Ung thư phế quản

Ho đờm đen là một trong những biểu hiện đặc trưng của ung thư phế quản. Kèm theo đó là tình trạng khó thở, thở khò khè, ho dai dẳng, đau ngực,...

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) là tình trạng thu hẹp đường thở, không chỉ khiến bệnh nhân gặp khó khăn trong hô hấp, còn dẫn đến triệu chứng ho đờm, ho lẫn máu hoặc ho ra đờm đen.

Ung thư phổi

Đây là bệnh lý khó phát hiện do có triệu chứng tương tự bệnh lý hô hấp thông thường. Nếu ho ra đờm đen ở người hút thuốc nhiều năm, thường xuyên cảm thấy thở khò khè, thở rít cần nghi ngờ ung thư phổi.

*Lưu ý: Bảng nguyên nhân trên chỉ mang tính chất tham khảo, bệnh nhân cần được chẩn đoán y tế chuyên sâu tại bệnh viện.

Phương pháp điều trị

Mỗi nguyên nhân gây bệnh sẽ gây mức độ chảy máu ở người bệnh khác nhau, nghiêm trọng hơn cả gây tắc nghẽn đường thở dẫn đến tử vong. Để nhận chỉ định dùng thuốc, can thiệp ngoại khoa cụ thể, bệnh nhân nên đến khoa Tai - Mũi - Họng, Bệnh viện Phương Đông tầm soát.

Bên cạnh liệu trình điều trị chuyên sâu, bệnh nhân nên áp dụng đồng thời các biện pháp hỗ trợ điều trị dưới đây:

  • Giảm áp lực đến phổi bằng cách nghỉ ngơi điều độ, hạn chế vận động quá sức.
  • Dừng hút thuốc lá, thuốc lá, ưu tiên sinh hoạt ở nơi có chất lượng không khí tốt, giảm kích thích đường hô hấp.
  • Uống đủ nước, ưu tiên nước ấm và thực phẩm loãng, nóng ấm, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
  • Khi ra ngoài, đến những nơi đông người cần che chắn kỹ lưỡng, hạn chế các tác nhân kích thích ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Chủ động theo dõi sức khỏe, cập nhật tình trạng sức khỏe giúp bác sĩ có những chỉ định can thiệp kịp thời.

Hướng dẫn điều trị chuyên sâu đờm màu đen

Hướng dẫn điều trị chuyên sâu đờm màu đen

Lưu ý trong thời gian điều trị khạc đờm đen

Trong thời gian điều trị khạc đờm ra máu đen, bệnh nhân cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Tiêu thụ thực phẩm, đồ uống dễ tiêu hóa nhằm hỗ trợ giảm đau, khó chịu trong cổ họng.
  • Tập hít thở sâu hơn, đặc biệt vào buổi sáng, ưu tiên những nơi có chỉ số không khí an toàn.
  • Đều đặn súc họng với nước muối sinh lý 2 - 3 lần/ngày, làm dịu cổ họng, giảm viêm và làm loãng chất nhầy.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi hợp lí, bổ sung dinh dưỡng cân bằng và tránh làm việc quá mức.
  • Sử dụng thực phẩm chức năng giảm ho, tăng cường đề kháng như hoa quả tươi, mật ong, ngó sen,...
  • Không sử dụng chất kích thích như thuốc lá, bia rượu, cà phê, đồ ăn có tính cay nóng khiến bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Bổ sung trung bình 2 lít nước/ngày, làm loãng dịch nhầy trong cổ họng.
  • Tắm với nước nóng hoặc xông hơi tinh dầu nhằm đẩy nhanh tốc độ loại bỏ đờm.
  • Nếu thường xuyên phải tiếp xúc với các chất gây kích thích như sơn, hóa chất, chất tẩy rửa,... cần che chắn, bảo vệ kỹ lưỡng.

Một số lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân bị đờm lẫn máu

Một số lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân bị đờm lẫn máu

Đờm đen không phải triệu chứng thông thường, đây có thể là các cục máu đông hình thành sau tổn thương/bệnh lý liên quan đến hệ hô hấp hoặc tiêu hóa. Bệnh nhân xuất hiện kèm các triệu chứng khác như khó thở, mệt mỏi, lượng máu lẫn trong đờm nhiều cần sớm chủ động thăm khám y tế.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

76

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

ThS.BS

ĐỖ THÁI SƠN

Bác sĩ Tai mũi họng

ThS.BS

ĐỖ THÁI SƠN

Bác sĩ Tai mũi họng
19001806 Đặt lịch khám