Nhóm máu AB là nhóm máu chuyên nhận, hẳn tất cả chúng ta đều biết điều đó. Vậy nhóm máu AB có hiếm không? Hãy cùng giải đáp vấn đề này và tìm hiểu một số vấn đề xung quanh nhóm máu AB qua bài viết này nhé.
Nhóm máu AB là nhóm máu chuyên nhận, hẳn tất cả chúng ta đều biết điều đó. Vậy nhóm máu AB có hiếm không? Hãy cùng giải đáp vấn đề này và tìm hiểu một số vấn đề xung quanh nhóm máu AB qua bài viết này nhé.
Nhóm máu được phát hiện vào năm 1901 do 1 bác sĩ người Áo. Theo đó, trên tế bào hồng cầu luôn có các protein gắn với carbohydrates - đây cũng chính là dấu hiệu cơ bản giúp xác định tế bào máu của một người thuộc nhóm nào. Nếu như nhóm máu O, A, B chỉ có sự hiện diện của 1 kháng nguyên là O, A hoặc B tương ứng thì với AB, nhóm máu này đặc trưng bởi sự hiện diện của cả 2 kháng nguyên A và B trên tế bào hồng cầu, đặc biệt là nó không có kháng thể trong huyết tương. Người có nhóm máu AB có thể là do di truyền nhóm máu A từ mẹ, B từ bố hoặc ngược lại.
Nhóm máu AB có hiếm không? Câu trả lời là rất hiếm, chỉ 4% dân số có nhóm máu này.
Trên thực tế, có 4 nhóm máu cơ bản và được chia làm 8 loại: A +, A-, B+, B-, O+, O-, AB+, AB-.
Trong đó:
Nhóm máu O+: Chiếm 37,4%
Nhóm máu O-: Chiếm 6,6%
Nhóm máu A+: Chiếm 35,7%
Nhóm máu A-: Chiếm 6,3%
Nhóm máu B+: Chiếm 8,5%
Nhóm máu B-: Chiếm 1,5%
Nhóm máu AB+: Chiếm 3,4%
Nhóm máu AB -: Chiếm 0,6%
Dựa vào tỷ lệ % phía trên, bạn cũng có thể trả lời được câu hỏi của mình. Chỉ có khoảng 4% dân số thuộc nhóm máu AB. Vì vậy, đây là nhóm máu rất hiếm. Đặc biệt, người có nhóm máu AB- còn hiếm hơn rất nhiều, và đây chính là nhóm máu hiếm nhất trên thế giới.
Tuy nhiên, mặc dù hiếm nhưng người có nhóm máu này có thể nhận máu từ tất cả các nhóm máu khác, đồng thời họ cũng có thể cung cấp huyết tương cho tất cả nhóm máu.
Lợi thế lớn nhất của người sở hữu nhóm máu AB chính là có thể nhận máu từ bất kỳ nhóm máu hiến tặng nào. Ngược lại, do sự hiện diện của cả 2 kháng nguyên A và B trên tế bào hồng cầu nên nhóm máu AB chỉ có thể tặng máu cho người cùng nhóm máu với họ. Đặc biệt, trong trường hợp một người có nhóm máu cực hiếm - AB- thì chỉ có thể nhận máu từ AB-. Điều này sẽ vô cùng nguy hiểm khi bản thân họ gặp phải tai nạn, hoặc biến chứng trong phòng phòng phẫu thuật cần truyền máu, bởi số người có cùng nhóm máu này không nhiều.
Vì vậy, lời khuyên cho những người ở hữu nhóm máu AB, đặc biệt AB- nên chăm sóc sức khỏe cẩn thận, gửi máu vào ngân hàng máu để đề phòng khi cần đến. Những người có nhóm máu AB- cũng nên tham gia vào các hội nhóm những người cùng nhóm máu để có thể giúp nhau khi cần thiết.
Nhóm máu AB tuy hiếm nhưng nó có thể nhận được máu của tất cả các nhóm máu khác.
Biết nhóm máu của bạn có thể rất quan trọng trong trường hợp khẩn cấp y tế, nhưng nó cũng có thể cung cấp một số thông tin về sức khỏe của bạn. Dựa trên kết quả của một số nghiên cứu, các nhà khoa học cho rằng, nhóm máu AB có nhiều khả năng gặp các bệnh sau đây:
Điều này là do gen có tên là gen ABO - gen có ở những người có nhóm máu A, B hoặc AB. Nhóm máu duy nhất không có gen này là Loại O. Nếu bạn có gen ABO và sống ở khu vực có mức độ ô nhiễm cao, bạn có thể có nguy cơ bị đau tim cao hơn những người không có gen này.
Làm gì để giảm nguy cơ?
Những người có nhóm máu AB rất hay quên.
Gen ABO có liên quan đến chức năng não và mất trí nhớ. Những người có nhóm máu A, B và AB có nguy cơ mắc các vấn đề về nhận thức và trí nhớ - có thể dẫn đến chứng mất trí - cao hơn tới 82% so với những người có Nhóm máu O.
Một lý do có thể dẫn đến tình trạng mất trí nhớ này là do những nhóm máu này có nguy cơ cao mắc các bệnh như huyết áp cao, cholesterol cao và tiểu đường. Từ đó, gây suy giảm nhận thức và sa sút trí tuệ.
Bạn có thể làm gì để giảm nguy cơ?
Gen ABO cũng có thể đóng vai trò làm tăng nguy cơ ung thư. Gen này có liên quan đến các bệnh ung thư, bao gồm ung thư phổi, vú, đại trực tràng, tuyến tiền liệt, gan và cổ tử cung. Tuy nhiên, lý do chính xác vẫn chưa được biết đến.
Bạn có thể làm gì để giảm nguy cơ?
Nguy cơ đột quỵ - xảy ra khi dòng máu đến não bị gián đoạn, sẽ tăng lên nếu bạn có nhóm máu AB. Các bác sĩ cho rằng là do nhóm máu này có nhiều khả năng đông máu hơn các loại khác.
Trên đây là giải đáp cho câu hỏi “Nhóm máu AB có hiếm không” và một số thông tin về sức khỏe xung quanh nhóm máu này. Hi vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp, bạn đã có sự hiểu biết nhất định về nhóm máu của mình.
BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG
Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.