Giãn bể thận thai nhi là gì?
Giãn bể thận thai nhi (hay thận ứ nước) là tình trạng thận của thai nhi bị ứ nước một hoặc cả hai bên gây ra khó khăn khi nước tiểu thoát ra từ hệ tiết niệu. Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, hiện tượng này xảy ra khoảng 1% trường hợp thai nhi. Siêu âm sẽ giúp phát hiện được hiện tượng này nhờ đo đường kính trước sau bể thận và kết quả sẽ phụ thuộc vào tuổi thai để chẩn đoán chính xác thai nhi bị giãn bể thận.
Theo tiêu chuẩn sau giúp xác định tình trạng, cụ thể:
- Khoảng tuần 15-20 của thai kỳ: Đường kính ≥ 4mm.
- Khoảng tuần 20-30 của thai kỳ: Đường kính ≥ 5mm.
- Từ tuần 30 trở lên của thai kỳ: Đường kính ≥ 7mm.
Nếu đường kính trước và sau bể thận ≥ 10mm khi thai nhi được khoảng 20 tuần trở lên sẽ được coi là thận ứ nước và cần thực hiện một số xét nghiệm để xác định có bị giãn các đài thận hay không.
Giãn bể thận ở thai nhi là tình trạng thân bị ứ nước gây khó khăn cho việc bài tiết
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng giãn bể thận ở thai nhi
Có nhiều nguyên nhân khiến thai nhi bị giãn bể thận, tuy nhiên phần lớn nguyên nhân không được xác định rõ ràng. Một số nguyên nhân phổ biến có thể kể tới như:
Thận đa nang là tình trạng niệu quản bị tắc hoàn toàn ngày từ khi đang trong giai đoạn bào thai. Từ đó dẫn đến thận không thể bài tiết nước tiểu và phát triển bình thường. Thông thường, tình trạng này chỉ xảy ra ở một bên thận, bên thận còn lại không phát triển đầy đủ để bù đắp.
Giãn thận sinh lý
Là tình trạng thận giãn và được phát hiện qua quá trình siêu âm, thường không thay đổi hoặc cải thiện theo thời gian. Bệnh thường gây ra biến chứng sau vài năm khi trẻ chào đời và khó phát hiện từ giai đoạn thai nhi.
Tắc niệu quản gây giãn thận
Tắc niệu quản có thể gặp ở hai vị trí chính ở đường tiết niệu. Vị trí thường gặp nhất là khu vực nối giữa bể thận và niệu quản, tỷ lệ khoảng 1/1000 trẻ. Ở vị trí khác là khi niệu quản bị tắc nghẽn khi chảy vào bàng quang, tỷ lệ khoảng 1/2500 trẻ.
Tắc niệu quản có thể là nguyên nhân gây ra giãn thận ở thai nhi
Thận - niệu quản đôi
Thận - niệu quản đôi là tình trạng nhiều hơn một niệu quản xuất phát từ thận. Hiện tượng này thường không gây triệu chứng hoặc ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Tuy nhiên, tắc nghẽn niệu quản phụ có thể xảy ra đối với 1/5000 trẻ. Siêu âm có thể phát hiện giãn phần nào của niệu quản. Vị trí thường bị tắc niệu quản phụ là đổ lạc vào bàng quan, dẫn đến giãn niệu quản uốn cong và túi niệu quản phình ra.
Tắc nghẽn niệu đạo
Tình trạng tắc nghẽn niệu đạo kéo dài có thể khiến bàng quang bị căng, nước tiểu không được co bóp đẩy ra ngoài. Từ đó, dần dần ảnh hưởng đến niệu quản và bể thận của thai nhi.
Trào ngược bàng quang - niệu quản
Đây là hiện tượng có thể xảy ra đối với 5- 25% số trường hợp phát hiện giãn thận trước khi sinh. Trào ngược bàng quang - niệu quản là hiện tượng nước tiểu chảy từ bàng quang lên niệu quản do mất cơ chế ngăn chặn trào ngược.
Nếu tình trạng này kéo dài có thể gây giãn niệu quản, giãn bể thận và tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
Giãn bể thận thai nhi có nguy hiểm không?
Giãn bể thận ở thai nhi là không phải hiện tượng quá nguy hiểm. Hầu hết các trường hợp được chẩn đoán mắc bệnh được chú ý theo dõi từ 2- 4 tuần để đánh giá thêm. Có một số trường hợp, sau một vài tuần, thai nhi sẽ trở lại trạng thái bình thường.
Một số trường hợp, giãn bể thận duy trì ở mức độ ban đầu, chỉ một số ít trường hợp có tiến triển nặng theo thời gian. Khoảng 10- 60% trường hợp giãn bể thận sẽ tự thuyên giảm trong tử cung, thai nhi ở trạng thái bình thường sau khi sinh.
Nếu tình trạng giãn bể thận quá nặng (gây ảnh hưởng đến chức năng thận) thì có nguy cơ ảnh hưởng đến các chức năng của bên thận bị giãn. Mặc dù vậy, nếu thận vẫn hoạt động bình thường thì sẽ không quá ảnh hưởng đến sức khoẻ chung của bé.
Giãn bể thận ở thai nhi không phải tình trạng quá nguy hiểm
Cách trị giãn bể thận ở thai nhi
Phần lớn các trường hợp giãn thận nhẹ và không có bất thường khi siêu âm đều là giãn thận sinh lý, mẹ cần tuân thủ lịch khám thai theo hướng dẫn của bác sĩ và không cần can thiệp đối với thai nhi.
Sau sinh, bé cần thăm khám tình trạng giãn thận với bác sĩ chuyên khoa. Trong trường hợp cần thiết, cần thực hiện một số xét nghiệm bổ sung để đánh giá chức năng thận sau sinh như: Hình thái học hệ tiết niệu, xét nghiệm máu,...
Tuy nhiên, một số ít trường hợp giãn đài bể thận là biểu hiện bất thường của tiết niệu, chúng nằm trong bệnh cảnh tổng quát của các bất thường gen và nhiễm sắc thể, bao gồm cả hội chứng Down. Để đánh giá chính xác, cần có đầy đủ thông tin về tiền sử gia đình, tiền sử sản khoa và kết quả siêu âm.
Nếu trẻ bị giãn bể thận do trào ngược bàng quang - niệu đạo, cần sử dụng kháng sinh để điều trị để tránh tình trạng đường tiết niệu bị nhiễm khuẩn.
Ngoài ra, trẻ sau khi sinh sẽ được chỉ định phẫu thuật nếu đường tiết niệu bị tắc nghẽn hoặc tình trạng giãn bể thận nặng và nhiễm khuẩn.
Đối với trường hợp trẻ bị thận đa nang, nếu thận vẫn thực hiện tốt chức năng thì phẫu thuật có thể lùi lại, chờ thời điểm phù hợp, tránh tác động lên cơ thể bé khi còn quá nhỏ.
Sau khi chào đời, em bé sẽ được thăm khám để có phương pháp điều trị phù hợp
Để đảm bảo sức khỏe của mẹ và thai nhi trong suốt thai kỳ, mẹ cần quan tâm đến các dịch vụ chăm sóc thai sản toàn diện tại bệnh viện uy tín, đáng tin cậy để phát hiện và xử lý sớm các dấu hiệu bất thường có thể gặp trong quá trình mang thai.
Giãn bể thận ở thai nhi không phải là tình trạng quá nguy hiểm đến thai nhi. Một số trường hợp, thai nhi sẽ tự thuyên giảm trong 2- 4 tuần, số ít khác cần can thiệp điều trị sau sinh. Do đó, mẹ cần lựa chọn những cơ sở y tế uy tín để thăm khám và phát hiện tình trạng này sớm, từ đó có hướng xử lý phù hợp.
Qua bài viết này của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, hy vọng đã đem đến cho mẹ bầu những thông tin hữu ích về giãn bể thận ở thai nhi. Nhờ đó, giúp cha mẹ có những biện pháp phòng ngừa và điều trị phù hợp giúp bé có thể phát triển khoẻ mạnh, toàn diện trong tương lai. Mọi thắc mắc khác đừng ngần ngại để lại thông tin tại phần hoặc bấm máy gọi tới Hotline 1900 1806 của Phương Đông để được hỗ trợ.