Thận ứ nước ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị bệnh thận ứ nước

Trường Nguyễn

21-10-2023

goole news
16

Thận ứ nước ở trẻ em được đánh giá chính là tình trạng nước bị ứ lại ở ngay bể thận do tình trạng hẹp hoặc bị tắc nghẽn niệu đạo đã gây ra. Nguyên nhân gây nên căn bệnh này chính là do hẹp niệu quản. Bài viết sau đây Bệnh viện Đa khoa Phương Đông sẽ cung cấp đầy đủ những thông tin về căn bệnh này cũng như phương thức điều trị sớm bệnh thận ứ nước ở trẻ nhỏ.

Bệnh thận ứ nước ở trẻ em là gì?

Thận ứ nước ở trẻ là tình trạng nước tiểu không thể đào thải xuống bộ phận bàng quang, do đó nước tiểu sẽ bị ứ lại và làm cho bể thận ngày càng giãn to hơn, thận bị sưng phù lên và gây nên sự tổn thương. Nguyên nhân chủ yếu là do hẹp hoặc tắc nghẽn xảy ra ở niệu quản.

Nguyên nhân nào dẫn đến thận ứ nước ở trẻ em 

Một trong những nguyên nhân được cho là phổ biến gây ra tình trạng thận ứ nước ở trẻ nhỏ đó chính là do hiện tượng bị hẹp niệu quản. Đây được xem là một bệnh lý thuộc dạng bẩm sinh đã được phát triển từ giai đoạn bào thai với một số bất thường trong quá trình phát triển hệ niệu như:

  • Thiểu sản niệu quản gây nhu động bất thường thông qua khúc nối thận với niệu quản.
  • Hiện tượng bất đối xứng của thành cơ đã gây nên một vài ức chế nhu động niệu quản đưa nước tiểu ra ngay khỏi thận, gây ra hiện tượng thận ứ nước ở trẻ em. 
  • Niệu quản cắm vào ngay bể thận cao quá thường sẽ làm thay đổi một số hình dạng của niệu quản và gây ra một vài cản trở cho việc đưa nước tiểu từ thận xuống vùng niệu quản.
  • Những dấu hiệu bất thường của mạch máu ngay cực dưới thận chính là nguyên nhân làm tắc nghẽn niệu quản, cản trở cho việc đưa nước tiểu từ ở trên bể thận đi xuống.
  • Mạch máu ở chung quanh khúc nối thông thường sẽ đi kèm với hẹp khúc nối.
  • Vị trí tương đối của thận cũng như niệu quản có thể làm cho thận xoay và di động một cách quá mức cho phép, đôi khi gây ra những tình trạng tắc nghẽn diễn ra từng hồi.
  • Những bất thường này thông thường sẽ khiến cho quá trình đưa nước tiểu từ bộ phận bể thận xuống khu vực bàng quang bị tình trạng ứ trệ, kéo dài trong lâu ngày và làm cho thận bắt đầu bị giãn và gây ra căn bệnh thận ứ nước ở trẻ.

 

null
Nguyên nhân của bệnh ứ nước ở trẻ em

Ngoài nguyên nhân bẩm sinh đã được nêu trên, còn có một số nguyên nhân khác có thể gây ra bệnh này là:

  • Sỏi thận: nếu sỏi quá lớn có thể dẫn đến hiện tượng chặn niệu quản và gây hiện tượng sưng thận.
  • Khối u hoặc u nang chèn ép vào niệu quản và gây tình trạng tắc nghẽn.
  • Máu đông hoặc sẹo trong niệu quản, làm hẹp con đường di chuyển của dòng nước tiểu. Tuy nhiên, tình trạng này thường rất khó để phát hiện.

Dấu hiệu thận ứ nước ở trẻ như thế nào?

Một số dấu hiệu dễ nhận biết đối với căn bệnh thận ứ nước ở trẻ nhỏ:

  • Đau khi đi tiểu sẽ khiến trẻ cảm thấy khó chịu và khóc do đau.
  • Đau lưng và đau bụng ở vùng ngang rốn.
  • Đi tiểu nhiều hơn mức bình thường, tiểu buốt, tiểu dắt và nước tiểu có màu đục
  • Sốt, hay cảm thấy buồn nôn và nôn mửa.
  • Thận ứ nước ở trẻ nhỏ thường mang lại những ảnh hưởng nguy hiểm đến một hoặc cả hai bên trái thận. Nếu căn bệnh không được phát hiện sớm và điều trị một cách kịp thời, các triệu chứng dường như có thể sẽ trở nên ngày một nghiêm trọng hơn.

null
Dấu hiệu của bệnh thận ứ nước ở trẻ em

Chẩn đoán cụ thể bệnh thận ứ nước ở trẻ em 

Thận ứ nước ở trẻ sơ sinh có thể được phát hiện kịp thời thông qua một vài chẩn đoán cơ bản trước khi sinh bằng cách sử dụng đến phương pháp siêu âm.

Thận ứ nước ở trẻ sơ sinh có thể dễ dàng được phát hiện thông qua những chẩn đoán trước khi sinh bằng cách sử dụng phương pháp siêu âm trong thời kỳ người mẹ đang mang thai. Siêu âm thai có thể ghi nhận những dấu hiệu bất thường về kích thước thận, tình trạng thận bị tình trạng ứ nước.

Khi có những dấu hiệu nghi ngờ, bác sĩ sẽ lập tức yêu cầu tầm soát thêm những yếu tố khác và theo dõi sức khỏe thai kỳ của mẹ bầu. Trẻ sơ sinh nếu bị sốt kèm đi kèm với hiện tượng tiểu ít, trước đó dựa vào kết quả siêu âm thai sẽ phát hiện ra ngay được căn bệnh thận ứ nước, nước ối ít hoặc thiểu ối, thì nên cho trẻ siêu âm ngay để xem trẻ có đang mắc phải căn bệnh thận ứ nước hay không.

Sau khi trẻ đã được sinh ra, các phương pháp sau đây thường sẽ được tiến hành ngay lập tức để chẩn đoán thật chính xác tình trạng bệnh cũng như nguyên nhân nào đã và đang gây nên bệnh thận ứ nước ở trẻ:

  • Siêu âm thận tiết niệu: Xác định lại hệ thống thận niệu quản cũng như tình trạng của thận ứ nước.
  • Chụp X-quang bộ phận bàng quang và niệu đạo khi tiểu (VCUG): Bác sĩ sẽ đưa một ống nhỏ vào bàng quang của trẻ rồi sau đó sẽ truyền một ít chất lỏng qua ống vào bàng quang. Chất lỏng sẽ xuất hiện trên X-quang khi bàng quang đã được làm đầy và khi bé đi tiểu. Phương pháp này được dùng để loại trừ hiện tượng trào ngược bàng quang - niệu quản.

 

null
Cách thức xác định bệnh thận ứ nước ở trẻ em

Khi không có bất kỳ hiện tượng bị trào ngược bàng quang niệu quản sẽ chỉ định chụp cắt lớp vi tính hay còn được gọi là CT - scan, hệ thận tiết niệu thường để đánh giá các chức năng chủ yếu của thận cũng như xác định thật chính xác mức độ tắc nghẽn niệu quản cũng như mức độ thận ứ nước ở trẻ em.

  • Chụp xạ hình chức năng thận (SPECT): bác sĩ sẽ tiến hành tiêm cho trẻ một lượng nhỏ đồng vị phóng xạ vào trong máu của bé và tiến hành công việc so sánh chức năng của cả hai quả thận, cũng như xác định đúng mức độ nghẽn. Kết quả này có thể giúp cho bác sĩ quyết định phương pháp điều trị dành cho trẻ.
  • Một số xét nghiệm máu cơ bản khác: xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu để xem mức độ nhiễm trùng, đánh giá chức năng của thận.

Điều trị chứng thận ứ nước ở trẻ

Sau khi đã chẩn đoán xong và xác định tình trạng bệnh, phụ thuộc vào mức độ thận ứ nước sẽ đưa ra những phương pháp điều trị khác nhau tùy theo từng trường hợp.

Với mức độ bị thận ứ nước ở trẻ trong trường hợp nhẹ, đa phần là bệnh sẽ tự khỏi ngay mà không cần đến sự can thiệp của phẫu thuật. Tuy nhiên, trẻ em cũng cần được theo dõi kỹ càng để kịp thời phát hiện khi có bất kỳ sự nhiễm trùng tiểu nào có thể xảy ra. Trẻ có thể được bác sĩ chỉ định dùng thuốc kháng sinh để phòng ngừa tình trạng bị nhiễm trùng tiểu. Nếu trẻ bị sốt mà không rõ bất kỳ nguyên nhân nào, nên đưa trẻ đi kiểm tra nước tiểu để loại trừ trường hợp bị nhiễm trùng tiểu.

Với mức độ bị thận ứ nước diễn ra ở trẻ trong tình trạng nặng, bác sĩ có thể đưa ra những chỉ định tốt nhất trong cách điều trị bằng việc sử dụng các phương pháp phẫu thuật. Tuỳ theo nguyên nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp mổ khác nhau để giải quyết.

Thận ứ nước ở trẻ nhỏ nếu không được chữa trị kịp thời có thể sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ. Do đó, cha mẹ nên theo dõi kỹ hơn về các dấu hiệu bất thường đang xảy ra ở trẻ và đưa bé đi gặp bác sĩ khi cần thiết tránh để quá lâu. 

 

null
Bệnh thận ứ nước ở trẻ em được điều trị như thế nào?

Một số lưu ý cần thiết khi trẻ bị bệnh thận ứ nước

Khi con trẻ bị bệnh, ngoài các phương pháp điều trị do bác sĩ chỉ định thì ba mẹ cần phải lưu ý thêm một số vấn đề sau đây:

  • Không cho trẻ ăn một số loại thực phẩm có chứa nhiều muối, nhiều đạm, nhiều vitamin C hoặc nhiều chất béo,… Chúng rất tốt cho cơ thể trẻ nhưng lại là nguồn cung cấp cho căn bệnh sỏi thận (nếu có) lớn nhanh hơn, đồng thời có thể khiến cho tình trạng giữ nước của thận thêm phần nghiêm trọng.
  • Tăng cường cho trẻ ăn những loại thực phẩm giàu chất xơ hoặc giàu canxi để tăng khả năng đào thải các độc tố và hạn chế tình trạng đọng ứ nước tiểu hay cặn bã có trong cơ thể. Từ đó, các gánh nặng của thận cũng được giảm bớt được một phần nào.
  • Uống đủ nước vào mỗi ngày. Nước sẽ giúp làm loãng lượng nước tiểu đang tồn đọng nghẹn ứ trong thận được đào thải ra bên ngoài một cách dễ dàng hơn. Lưu ý chỉ được uống nước đun sôi để nguội hoặc các loại nước nấu từ râu ngô, lá mã đề,…
  • Vệ sinh vùng kín cho trẻ thật đúng cách và dùng nước sạch, không dùng nước ao hồ không rõ nguồn gốc.
  • Tái khám và uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, không tự ý ngưng thuốc hay sử dụng bất kỳ các bài thuốc dân gian chưa được kiểm nghiệm của bác sĩ chuyên môn.

 

null
Những lưu ý khi trẻ bị bệnh thận ứ nước

Kết luận

Mong rằng với những chia sẻ của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông sẽ giúp các bạn đọc giả có thêm những thông tin hữu ích về căn bệnh thận ứ nước ở trẻ em cũng như cách thức chữa và phòng bệnh bị nếu trường hợp có trẻ em trong nhà mắc phải.

7,050

Bài viết hữu ích?

Chủ đề bệnh trẻ em

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám