Viêm gân chân ngỗng: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị

Bích Ngọc

08-08-2024

goole news
16

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi THS.BSNT. Đào Thị Yến - Trung tâm Cơ xương khớp, Bệnh viện đa khoa Phương Đông.

Viêm gân chân ngỗng là tình trạng sức khỏe cơ xương khớp gặp vấn đề gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày. Chính vì vậy, khi mắc bệnh không nên chủ quan với tình trạng này. Vậy nguyên nhân, triệu chứng của viêm gân chân ngỗng là gì? Có thể điều trị hay không? Cùng Bệnh viện Đa khoa Phương Đông tìm hiểu về bệnh và biện pháp phòng tránh hiệu quả qua bài viết dưới đây để bảo vệ sức khỏe từ sớm. 

Viêm gân chân ngỗng là gì?

Gân chân ngỗng (Pes Anserinus) là vùng nơi ba gân cơ may, cơ thon và cơ bán gân hội tụ và bám vào xương chày. Vì hình ảnh ba gân giống chân con ngỗng nên được đặt tên là gân chân ngỗng. Chúng giúp chúng ta linh hoạt hơn trong di chuyển, gập chân, chạy nhảy,... vì có liên kết trực tiếp với xương chậu và xương cẳng chân. 

Viêm gân chân ngỗng (hay viêm bao hoạt dịch chân ngỗng) là tình trạng viêm bao hoạt dịch nằm dưới chân ngỗng, tại mặt trước bên trong của đầu gối. Tình trạng viêm thường xuất hiện ở người lớn tuổi, người bị viêm khớp hoặc có các vấn đề cơ học khớp gối. 

Viêm gân chân ngỗng là tình trạng viêm bao hoạt dịch dưới chân ngỗngViêm gân chân ngỗng là tình trạng viêm bao hoạt dịch dưới chân ngỗng

Nguyên nhân gây ra viêm gân chân ngỗng

Viêm là phản ứng bảo vệ tự nhiên của cơ thể khi gặp các tác nhân gây hại như vi khuẩn, virus, nấm,... Trong trường hợp của viêm gân chân ngỗng, có một số nguyên nhân gây ra tình trạng này như: 

  • Hoạt động quá mức: Khi hoạt động thể dục, thể thao quá mức có thể khiến các khớp gối không chịu được áp lực trong thời gian dài gây ra viêm. Đặc biệt là những hoạt động đòi hỏi sự linh hoạt của khớp gối như chạy bộ, leo cầu thang,...
  • Chấn thương trực tiếp: Khi có sự va đập mạnh trực tiếp vào vùng gân chân ngỗng có thể dẫn đến viêm bao hoạt dịch. Thường gặp ở các môn thể thao như chạy, bóng đá, bóng rổ,... 
  • Có bất thường về cơ học: Khi người bệnh gặp những bất thường về hình thái khớp gối như chân vòng kiềng hoặc chân chữ O làm tăng áp lực lên gân chân ngỗng gây viêm. 
  • Các bệnh lý liên quan: Các bệnh lý khác như viêm khớp dạng thấp cũng có thể làm tăng áp lực lên gân chân ngỗng gây viêm. 
  • Béo phì: Người béo phì thường phải chịu áp lực lớn trên các khớp và gân, trong đó có gân chân ngỗng. Từ đó dẫn đến viêm hoạt dịch gân chân ngỗng. Điều này khá phổ biến ở người béo phì ở độ tuổi trưởng thành vì trọng lượng cơ thể làm tăng áp lực lên khớp và gân. 

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm bao hoạt dịch gân chân ngỗng, trong đó có béo phìCó nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm bao hoạt dịch gân chân ngỗng, trong đó có béo phì

Xem thêm:

Những triệu chứng của viêm bao hoạt dịch gân chân ngỗng

Các triệu chứng của viêm bao hoạt dịch gân chân ngỗng thường bao gồm:: 

  • Có cảm giác đau ở mặt trước bên trong khớp gối, đặc biệt khi hoạt động như gập hoặc duỗi gối, đứng lên ngồi xuống, leo cầu thang,... 
  • Ở vùng chân ngỗng bị sưng tấy. 
  • Có cảm giác đau nhói hoặc nhạy cảm khi chạm vào vị trí viêm. 
  • Giới hạn vận động: Khi vận động khớp gối có cảm giác cứng và khó cử động. 

Phương pháp chẩn đoán viêm gân chân ngỗng

Khi có những triệu chứng như trên, người bệnh nên đến bệnh viện. Tại đây, bác sĩ sẽ thực hiện khám lâm sàng và cận lâm sàng để chẩn đoán chính xác có mắc viêm gân chân ngỗng hay không. 

Khám lâm sàng

Trước tiên, sau khi thăm hỏi những triệu chứng mà người bệnh gặp phải, bác sĩ sẽ khám vùng chân ngỗng. Cụ thể như: 

  • Khám vùng chân ngỗng: Bác sĩ sẽ kiểm tra vùng đau và sự vận động của khớp gối. 
  • Kiểm tra dấu hiệu đau: Đau sẽ tăng lên khi thực hiện động tác gập gối hoặc kháng lại một lực ép ở vùng chân ngỗng. 

Bác sĩ khám lâm sàng xác định mức độ đau của vùng gân chân ngỗngBác sĩ khám lâm sàng xác định mức độ đau của vùng gân chân ngỗng

Cận lâm sàng

Sau khi khám lâm sàng, bác sĩ thực hiện một số xét nghiệm chuyên sâu để chẩn đoán bệnh như: 

  • Siêu âm: Đây là phương pháp chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn, siêu âm có thể phát hiện được tình trạng viêm, sưng và dịch tích tụ ở bao hoạt dịch và gân chân ngỗng. Phương pháp này cũng giúp loại trừ những nguyên nhân khác như tổn thương gân hoặc dây chằng. 

Siêu âm viêm bao hoạt dịch gân chân ngỗng

Siêu âm viêm bao hoạt dịch gân chân ngỗng

  • Chụp X-quang: Dù không thể hiện rõ các cấu trúc mềm, X-quang sẽ giúp loại trừ những bất thường khác về xương hoặc tình trạng viêm khớp. 
  • Cộng hưởng từ (MRI): Là phương pháp tốt nhất để có những hình ảnh chi tiết về các cấu trúc phần mềm. Chụp MRI còn giúp xác định được mức độ viêm, phát hiện những tổn thương liên quan đến các cấu trúng khác trong khớp gối. 

Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện xét nghiệm máu như: 

  • Xét nghiệm đánh giá tình trạng viêm: Các chỉ số như CRP (C-reactive protein) và ESR (Erythrocyte Sedimentation Rate) có thể tăng cao, chỉ ra tình trạng viêm nhiễm trong cơ thể. Tuy nhiên, các xét nghiệm này không phải xét nghiệm đặc hiệu cho viêm gân chân ngỗng mà chỉ cho thấy rằng cơ thể đang gặp tình trạng viêm. 
  • Xét nghiệm kháng thể: Trong trường hợp nghi ngờ viêm khớp dạng thấp hoặc mắc các bệnh tự miễn, các xét nghiệm kháng thể tự miễn như RF (Rheumatoid Factor) và anti-CCP (Anti-Cyclic Citrullinated Peptide) có thể được chỉ định thực hiện. 

Phương pháp điều trị bệnh

Sau khi chẩn đoán chính xác bệnh viêm gân chân ngỗng, bác sĩ sẽ có hướng điều trị phù hợp dựa vào tình trạng bệnh và cơ địa của mỗi người.  

Điều trị không phẫu thuật

Điều trị không phẫu thuật thường áp dụng với phần lớn người bệnh bị viêm bao hoạt dịch gân chông ngỗng. Chúng giúp giảm và cải thiện dần các triệu chứng của bệnh 

  • Nghỉ ngơi: Người bệnh cần được nghỉ ngơi để cơ thể có thời gian hồi phục. Đồng thời hạn chế các hoạt động gây áp lực lên khớp gối để giảm tình trạng viêm. 
  • Chườm đá lạnh: Sử dụng khăn bọc đá lạnh rồi áp lên vùng bị viêm sẽ giúp giảm tình trạng sưng và đau. Người bệnh nên chườm trong khoảng 15-20 phút, lặp lại khoảng 3-4 lần/ngày. Không được chườm trực tiếp lên da vì có thể gây bỏng lạnh. 
  • Sử dụng thuốc: Sử dụng các loại thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) như celecoxib, meloxicam, etoricoxib,.... sẽ giúp giảm tình trạng sưng đau. Tuy nhiên, người bệnh nên sử dụng thuốc theo đúng chỉ định và liều lượng mà bác sĩ hướng dẫn. 
  • Vật lý trị liệu: Trong một số trường hợp, người bệnh cần tập phục hồi chức năng để cải thiện tình trạng bệnh. Các bài tập kéo giãn và tăng cường cơ bắp xung quanh khớp gối giúp cải thiện sự ổn định và giảm căng thẳng lên gân chân ngỗng. 
  • Tiêm Corticoid: Nếu tình trạng viêm nặng, đáp ứng kém với thuốc và các phương pháp điều trị khác, bác sĩ có thể chỉ định tiêm Corticoid. Chúng giúp giảm đau, giảm sưng và giảm viêm nhanh chóng.

Chườm đá lạnh vùng viêm giúp giảm tình trạng sưng đauChườm đá lạnh vùng viêm giúp giảm tình trạng sưng đau

Điều trị phẫu thuật

Có một số trường hợp hiếm gặp khi điều trị phẫu thuật không đạt hiệu quả, bác sĩ sẽ chỉ định tiến hành phẫu thuật để loại bỏ bao hoạt dịch bị viêm hoặc sửa chữa tổn thương gân. Phương pháp này thường được thực hiện như một thủ thuật ngoại trú. Sau phẫu thuật, người bệnh sẽ giảm đáng kể tình trạng viêm gân chân ngỗng. Người bệnh có thể hoạt động bình thường trong vòng 3 tuần sau khi thực hiện thủ thuật. 

Nếu có các thắc mắc nào khác về viêm gân chân ngỗng, quý khách hàng đừng ngần ngại để lại thông tin tại phần Đặt lịch khám hoặc bấm máy gọi tới Hotline 1900 1806 của Phương Đông để được hỗ trợ.

Biện pháp phòng ngừa viêm bao hoạt dịch gân chân ngỗng

Viêm gân chân ngỗng không có biện pháp phòng ngừa bệnh hoàn toàn nào, tuy nhiên người bệnh có thể áp dụng một số phương pháp giúp giảm nguy cơ mắc bệnh. Cụ thể như: 

  • Kiểm soát và duy trì cân nặng: Cân nặng lý tưởng sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh do không gây áp lực lên khớp gối. 
  • Tập thể dục đều đặn: Tập thể dục mỗi ngày giúp các cơ xương khớp linh hoạt giúp ngăn viêm bao họat dịch gân chân ngỗng. Tuy nhiên, cần lựa chọn bài tập có cường độ vừa phải với cơ thể, tránh quá sức. 
  • Kéo giãn đúng cách: Trước khi tham gia vào các hoạt động thể dục thể thao, hãy đảm bảo rằng đã khởi động kỹ, kéo giãn cơ bắp và gân. Từ đó giảm nguy cơ gặp chấn thương và mắc bệnh. 
  • Băng chun đầu gối khi vận động: Giúp hạn chế va đập mạnh trực tiếp lên vùng khớp gối, trong đó có gân chân ngỗng. 
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học: Để phòng tránh viêm gân chân ngỗng cần có một chế độ ăn khoa học, giàu protein, vitamin và khoáng chất để cung cấp dưỡng chất cần thiết cho cơ xương và gân. 

Kéo giãn cơ trước khi tập luyện thể dục thể thao làm giảm nguy cơ bị chấn thươngKéo giãn cơ trước khi tập luyện thể dục thể thao làm giảm nguy cơ bị chấn thương

Trung tâm Cơ xương khớp Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

Trung tâm Cơ xương khớp Bệnh viện Đa khoa Phương Đông là một địa chỉ tin cây mà bạn có thể điều trị viêm gân chân ngỗng. Hiện tại, Trung tâm sở hữu đội y bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm cùng hệ thống máy máy, trạng thiết bị hiện đại để chẩn đoán bệnh chính xác và điều trị hiệu quả. 

Đội ngũ bác sĩ

Tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, chúng tôi có nhiều chuyên gia đầu ngành về cơ xương khớp, chấn thương giỏi chuyên môn và kinh nghiệm. Có nhiều bác sĩ đã từng công tác và giữ vị trí quan trọng tại các bệnh viện lớn tuyến Trung ương như PGS.TS. Bác sĩ Cơ xương khớp Nguyễn Mai Hồng. 

Bên cạnh đó, Bệnh viện cũng có nhiều Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ chuyên khoa I,II,... trong lĩnh vực Cơ xương khớp. Họ đều là những bác sĩ giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn, có khả năng xử lý triệu chứng và kiểm soát tốt bệnh lý. 

Trang thiết bị, máy móc hiện đại

Với cơ sở vật chất khang trang, thiết bị y tế và máy móc hiện đại, đồng bộ. Người bệnh có thể hoàn toàn yên tâm thăm khám, chẩn đoán chính xác bệnh viêm gân chân ngỗng. Một số thiết bị hiện đại được sử dụng gồm: 

  • Hệ thống máy chụp cộng hưởng từ 0.2-1.5Tesla.
  • Hệ thống chụp cắt lớp vi tính công nghệ cao.
  • Máy chụp X-quang.
  • Máy siêu âm màu.
  • Máy CT Scanner.
  • Máy siêu âm Doppler.

Ngoài ra, Bệnh viện Đa khoa Phương Đông thường xuyên cập nhật các kỹ thuật, công nghệ hiện đại trong chẩn đoán và điều trị những bệnh lý về cơ xương khớp cho bệnh nhân. Do đó, khi lựa chọn Phương Đông là nơi điều trị bệnh viêm gân chân ngỗng, người bệnh có cơ hội điều trị tận gốc bệnh, ngay cả khi các triệu chứng dần có biến chuyển nặng.

Thăm khám tại Trung tâm Cơ xương khớp - Bệnh viện Đa khoa Phương ĐôngThăm khám tại Trung tâm Cơ xương khớp - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

Viêm gân chân ngỗng là một tình trạng thường gặp, có thể gây ra nhiều khó khăn và đau đớn cho người bệnh. Tuy nhiên, với việc chẩn đoán và điều trị kịp thời, hầu hết các trường hợp có thể được kiểm soát hiệu quả. Điều quan trọng là cần có sự kết hợp giữa nghỉ ngơi, điều trị y tế và thay đổi lối sống để ngăn ngừa tái phát và duy trì sức khỏe khớp gối.

Hy vọng qua bài viết này của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, người bệnh đã có những thông tin về bệnh viêm gân chân ngỗng. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào về xương khớp, cần đến các bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời, giúp cải thiện bệnh đáng kể, tránh ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
211

Bài viết hữu ích?

Đặt lịch khám bệnh

Lưu ý: Tổng đài sẽ liên hệ xác nhận thời gian khám chính xác tới quý khách sau khi quý khách đặt hẹn

19001806 Đặt lịch khám