Nổi hạch dưới hàm cảnh báo bệnh nghiêm trọng không nên bỏ qua

Phan Ngọc Linh

23-12-2022

goole news
16

Nổi hạch thông thường là dấu hiệu của bệnh lý nhiễm trùng nhưng cũng có nhiều trường hợp, đây lại là một biểu hiện của ung thư vòm họng. Vậy nổi hạch dưới hàm có những triệu chứng gì? Tình trạng này có thực sự nguy hiểm hay không? Làm thế nào để biết bị nổi hạch do ung thư? Bệnh viện Đa khoa Phương Đông sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng bất thường này.

Hạch dưới hàm là gì?

Hạch còn được gọi là hạch bạch huyết, là một tổ chức lympho được phân bố khắp nơi trên cơ thể, từ trong ổ bụng, phủ tạng, các phần mềm dưới da. Hạch đa phần tồn tại dạng thể chìm xuất hiện ở vùng cổ, nách, bẹn, xương đòn, dưới hàm,... Khi hoạt động mạnh hay có bất thường về sức khỏe thì hạch mới nổi lên và có thể sờ, nhìn thấy được.

Hạch, trong đó có hạch dưới hàm có vai trò đặc biệt tương tự như hệ miễn dịch, có tác dụng phòng chống bệnh tật, đặc biệt là các bệnh lý liên quan đến nhiễm khuẩn. Lý do là bởi hạch có khả năng sản sinh ra kháng thể và dòng bạch cầu lympho để xử lý các tác nhân gây bệnh như virus, vi trùng và các tế bào lạ. Đa số hạch là lành tính nhưng có những bất thường tại các tổ chức này là cảnh báo về sức khỏe cần chú ý.

Hạch có tác dụng phòng chống bệnh tật, đặc biệt là các bệnh nhiễm khuẩn

Hạch có tác dụng phòng chống bệnh tật, đặc biệt là các bệnh nhiễm khuẩn

Hạch tồn tại dưới hàm ẩn vào trong. Thường khi bị viêm amidan, viêm họng… thì hạch sẽ sưng to hơn, đau khi chạm vào. Nếu nổi hạch ở dưới hàm bên phải không đau hoặc trái có kích thước lớn, cứng nhưng lại không gây đau và đứng yên không di chuyển thì đây rất có thể là một biểu hiện của bệnh ung thư vòm họng, loại hạch này đa số là hạch ung thư.

Các vị trí nổi hạch dưới hàm

Hạch dưới hàm được phân bố đều và song song hai bên hàm trái và phải. Vị trí hạch nổi dưới hàm có thể chỉ nổi ở quai hàm bên trái, hoặc nổi ở dưới hàm bên phải, thậm chí sưng hạch góc hàm hai bên hàm. Triệu chứng viêm hạch góc hàm là người bệnh có thể cảm thấy đau tại vị trí nổi hạch khi lắc đầu, xoay mạnh cổ hoặc nhai thức ăn cứng.

Nguyên nhân khiến hạch vùng dưới hàm bị sưng

Hạch vùng dưới hàm có thể bị sưng do các nguyên nhân sau đây:

Do bị nhiễm trùng

Tình trạng nổi hạch nói chung và nổi hạch dưới hàm nói riêng cảnh báo tình trạng nhiễm trùng tạm thời xung quanh tổ chức này do các tế bào miễn dịch trong hạch đang hoạt động. Cụ thể, hạch vùng dưới hàm sưng có thể là biểu hiện của áp xe răng, viêm họng hạt, viêm họng do virus, vi khuẩn,... Do đó nếu bạn bị nhiễm trùng đường hô hấp trên thì cổ có thể nổi hạch, nhiễm trùng ở tai sẽ nổi hạt gần tai.

Do bị bệnh miễn dịch toàn thân

Nếu cơ thể bị nổi hạch ở nhiều vùng trên cơ thể, kể cả hạch phản ứng góc hàm hai bên thì rất có khả năng đây là dấu hiệu của tình trạng bệnh miễn dịch toàn thân. Các bệnh gây nên tình trạng này có thể kể đến đó là viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ hệ thống, HIV,... Khi có những dấu hiệu bệnh này, bạn cần nhanh chóng khám để xác định nguyên nhân.

Sưng hạch dưới hàm có thể là biểu hiện của một số bệnh lý nguy hiểm

Sưng hạch dưới hàm có thể là biểu hiện của một số bệnh lý nguy hiểm

Bị mắc ung thư

Hạch bạch huyết nổi đa phần là lành tính, tuy nhiên cũng không ngoại trừ khả năng bị ung thư vùng đầu cổ. Khi cơ thể có những biểu hiện kèm theo như đã nói ở trên, bạn cần đến các cơ sở y tế để sàng lọc ung thư càng sớm càng tốt.

Triệu chứng nhận biết nổi hạch dưới hàm

Triệu chứng phổ biến của hiện tượng nổi hạch ở xương quai hàm phảinổi hạch ở xương quai hàm trái là khi hạch sưng lên và kích thước lớn hơn bình thường (khoảng bằng hạt đậu) nổi xung quanh nổi hạch ở dưới hàm bên phải hoặc trái. Ngoài ra, bạn cũng có thể thấy xuất hiện những biểu hiện sau đây:

  • Khu vực sưng hạch bạch huyết dưới hàm có cảm giác đau.
  • Dấu hiệu của nhiễm trùng đường hô hấp trên: Đau họng, sốt, chảy nước mũi,...
  • Đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm.
  • Hạch nổi to cố định, dạng nút cứng và phát triển nhanh, đây là dấu hiệu của bệnh ung thư.
  • Khàn tiếng, khó nuốt, uống thuốc viêm họng như không khỏi.
  • Hạch sưng ở khắp các vị trí trên cơ thể, đây là biểu hiện tăng bạch cầu đơn nhân, rối loạn miễn dịch cảnh báo nhiễm trùng.
  • Thở khò khè do đường thở bị chèn ép.
  • Nếu là hạch ung thư, người bệnh sẽ thấy xuất hiện các biểu hiện như cân nặng tụt nhanh chóng, ho kéo dài, hạch bạch huyết xung quanh hạch dưới hàm sưng to…

Nổi hạch dưới hàm kèm theo nhiều triệu chứng có thể là biểu hiện bệnh

Nổi hạch dưới hàm kèm theo nhiều triệu chứng có thể là biểu hiện bệnh

Nổi hạch dưới hàm có nguy hiểm không?

Triệu chứng nổi hạch thông thường chỉ là biểu hiện của một số bệnh lý lành tính, không nguy hại đến sức khỏe. Tuy nhiên nếu là một trong những hiện tượng của bệnh ung thư thì người bệnh sẽ cần chuẩn bị tâm lý để điều trị. Các bệnh ung thư gây sưng hạch bạch huyết do hạch hoặc tế bào máu (như u lympho) hoặc các bệnh bạch cầu khác. Hoặc tình trạng nổi hạch xảy ra do các tế bào ung thư đang di căn từ cơ quan này sang cơ quan khác.

Đa số các trường hợp nổi hạch vùng hàm lành tính, nhưng vẫn có trường hợp ác tính

Đa số các trường hợp nổi hạch vùng hàm lành tính, nhưng vẫn có trường hợp ác tính

Khi nào nổi hạch dưới hàm cần đến gặp bác sĩ?

Khi hạch dưới hàm bị sưng, đầu tiên bạn hãy dùng khăn hoặc gạc nhúng vào nước nóng để chườm ấm. Nếu có cảm thấy đau thì có thể sử dụng thuốc giảm đau để giải quyết cơn đau tạm thời với paracetamol hay ibuprofen.

Những trường hợp sau đây bạn cần nhanh chóng đi khám:

  • Đã sử dụng thuốc nhưng cơn đau vẫn dai dẳng và hạch tiếp tục gia tăng về kích thước trong 2 tuần.
  • Sờ và hạch có cảm giác cứng, đứng yên.
  • Cân nặng sụt nhanh, không rõ nguyên do.
  • Khó nuốt, khó thở, tai bị đau âm ỉ, cổ họng hoặc miệng có dấu hiệu xuất huyết.
  • Trong miệng xuất hiện vết loét.
  • Sốt dai dẳng.
  • Đổ mồ hôi trộm vào ban đêm.

Cần khám bác sĩ khi tình trạng nổi hạch có nhiều điểm bất thường

Cần khám bác sĩ khi tình trạng nổi hạch có nhiều điểm bất thường

Phương pháp chẩn đoán hạch vùng dưới hàm

Khi thăm khám hiện tượng bất thường của hạch dưới hàm tại các cơ sở y tế, bác sĩ sẽ cần bạn cung cấp thông tin về các triệu chứng đang gặp, sau đó kiểm tra hạch và vùng lân cận. Nếu có các dấu hiệu bất thường, bác sĩ có thể sẽ chỉ định người bệnh thực hiện các xét nghiệm liên quan để phục vụ cho việc chẩn đoán kết quả.

Người bệnh sẽ được tầm soát khối u thông qua phương pháp nội soi và xét nghiệm sinh thiết hạch. Bác sĩ tiến hành lấy mô tại hạch bất thường thể làm xét nghiệm giúp xác định tế bào phát triển bất thường.

Sinh thiết hạch dưới hàm để kiểm tra người bệnh có bị ung thư hay không

Sinh thiết hạch dưới hàm để kiểm tra người bệnh có bị ung thư hay không

Điều trị nổi hạch dưới hàm như thế nào?

Nổi hạch vùng dưới hàm không phải là một bệnh lý mà đây là một triệu chứng khi cơ thể bị nhiễm trùng, ung thư vùng đầu hay các bệnh liên quan đến rối loạn miễn dịch khác. Do đó để giải quyết tình trạng hạch nổi dưới hàm thì việc tìm ra nguyên nhân để điều trị và kiểm soát bệnh liên quan sẽ đem lại hiệu quả triệt để nhất.

Khám bệnh ở đâu uy tín?

Để chẩn đoán chính xác căn nguyên và điều trị bệnh mang lại kết quả tốt nhất, bệnh nhân hãy đến với bệnh viện Đa khoa Phương Đông - cơ sở khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe hiện đại bậc nhất hiện nay. Với sự đầu tư chỉn chu và toàn diện, bệnh viện sẽ mang đến một quy trình an toàn, tiện nghi và hiệu quả nhất được phục vụ bởi đội ngũ bác sĩ kỳ cựu, ứng dụng các phương pháp điều trị hiện đại nhất để nâng cao chất lượng điều trị.

Để kiểm tra tình trạng nổi hạch dưới hàm, người bệnh sẽ được các bác sĩ thăm khám thông qua dấu hiệu bệnh, tiền sử bệnh và thực hiện các xét nghiệm có liên quan đến chẩn đoán nguyên nhân. Sau đó sẽ được chuyển đến các chuyên khoa phù hợp để thực hiện điều trị. Mọi khâu trong quy trình sẽ được nhân viên tư vấn và hướng dẫn nhiệt tình, bạn cũng hoàn toàn yên tâm về chi phí dịch vụ cũng như chăm sóc sau điều trị để sớm phục hồi.

Cần đi khám kịp thời thì vùng hạch dưới hàm có biểu hiện bất thường

Cần đi khám kịp thời thì vùng hạch dưới hàm có biểu hiện bất thường

Mẹo dân gian làm giảm sưng đau do nổi hạch

Việc điều trị bệnh có liên quan đến tình trạng nổi hạch là phương pháp chữa trị được ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên bên cạnh phác đồ điều trị của bác sĩ, để giảm tình trạng khó chịu và đau nhức khi hạch dưới hàm nổi gây đau, bạn có thể áp dụng những mẹo sau đây:

Chườm khăn ấm

Dùng một chiếc khăn sạch, nhúng vào nước ấm sau đó vắt nước rồi đắp lên vùng hạch bị sưng. Bạn không nên chà xát mà hãy để nguyên đến khi khăn nguội. Thực hiện 3 lần/ngày giúp tăng cường máu lưu thông và giảm đau hiệu quả.

Dùng mật ong, giấm táo và tỏi

Dùng một cốc mật ong, một cốc dấm táo, 2-3 tép tỏi xay nhuyễn, trộn đều các nguyên liệu với nhau, bọc kín rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh trong 5 ngày. Sau đó dùng vào trước bữa sáng mỗi ngày khoảng 1 thìa nhỏ hỗn hợp.

Hỗn hợp mật ong, giấm táo và tỏi giúp giảm đau do hạch rất tốt

Hỗn hợp mật ong, giấm táo và tỏi giúp giảm đau do hạch rất tốt

Hoa cúc dại

Loài hoa dại này có chứa một loại kháng sinh có thể điều trị nhiễm trùng hô hấp, trị côn trùng cắn, đau răng, đau họng và cả tình trạng đau do hạch sưng. Bạn có thể dùng hoa, rễ, lá của cúc dại cùng 1/2 củ sả và một ít lá bạc hà và pha thành trà để uống giúp chống lại virus, vi khuẩn.

Tỏi

Để giảm sưng đau do hạch dưới hàm, bạn hãy ăn một vài tép tỏi sống mỗi ngày để tăng hiệu quả phòng nhiễm khuẩn. Trong tỏi có chứa các hoạt chất có đặc tính kháng viêm nên có tác dụng giảm đau và sưng rất hiệu quả.

Chanh, mật ong

Chanh có tác dụng trong việc giảm đau họng và long đờm hiệu quả. Bạn trộn 1 thìa mật ong cùng 1 thìa nước cốt chanh, pha với chút nước ấm và uống liền. Bạn cũng có thể dùng chanh và một cốc nước ấm để pha và súc miệng mỗi ngày.

Chanh và mật ong giúp sạch khuẩn, giảm đau

Chanh và mật ong giúp sạch khuẩn, giảm đau

Giấm táo

Trộn 1 thìa mật ong, 1 thìa nước cốt chanh và 2 thìa giấm táo vào một cốc nước ấm và uống ngay. Mỗi ngày có thể uống 2-3 lần sẽ giúp giảm sưng và đau hạch rất tốt. Bạn cũng có thể trộn 2 thìa giấm táo và 1 thìa muối vào nước ấm và dùng để súc miệng hàng ngày.

Nổi hạch dưới hàm thường có xu hướng tự khỏi trong vòng 2-3 tuần, đây đa phần là triệu chứng của tình trạng nhiễm trùng. Tuy nhiên nếu kéo dài hơn 3 tuần thì bạn hãy nhanh chóng đi khám để tìm ra nguyên nhân và được điều trị kịp thời nếu đây là dấu hiệu của các bệnh nghiêm trọng khác.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

43,910

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

19001806 Đặt lịch khám