Tổng quan về hạch bạch huyết và bệnh lý liên quan

Dương Minh Ngọc

06-07-2022

goole news
16

Hạch bạch huyết là cơ quan trong hệ bạch huyết, được ví như “lính gác cổng” của từng vùng cơ thể. Nếu cơ quan này bị tổn thương sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ tổng thể của người bệnh. Cùng tham khảo thông tin dưới đây để hiểu rõ hơn về hạch bạch huyết.

Hạch bạch huyết là gì?

Hạch bạch huyết hay còn gọi là hạch lympho nằm trong vô số các cấu trúc trơn, thuộc một phần của hệ bạch huyết có hình bầu dục dẹp. Trong cơ thể mỗi người có khoảng 500-600 hạch, chúng nằm rải rác trên đường đi của các mạch bạch huyết, thường tụ thành nhóm và nhận bạch huyết từ từng vùng trên cơ thể. Vị trí tập trung nhiều hạch bạch huyết đó là hố nách, cổ, bẹn, cuối hàm, sau tai,... chúng ta có thể sờ thấy những hạch này vì chúng nằm nông dưới da. Còn những hạch nằm sâu trong ổ bụng, lồng ngực,... thường được phát hiện qua những lần thăm khám và chẩn đoán hình ảnh.

Các hạch bạch huyết trong cơ thể người

Chức năng của hạch bạch huyết

Hạch bạch huyết đóng vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch của cơ thể, giúp bắt giữ các phần tử ngoại lai xâm nhập gây nguy hại đến cơ thể và chống lại các hiện tượng nhiễm trùng. Do đó, hạch lympho có nguy cơ bị sưng viêm khi thực hiện nhiệm vụ này. Các hạch lympho có ý nghĩa trong việc chẩn đoán bệnh về nhiễm trùng từ nhẹ đến nặng. Chức năng của hạch lympho đó là:

  • Lọc bạch huyết: Các phần tử ngoại lai hay các kháng nguyên lạ như tế bào ung thư, vi sinh vật,... sẽ theo dịch bạch huyết rồi được lọc tại các hạch này. Đây được coi như một chiếc rây lọc để giữ lại các phần tử lạ, làm sạch hạch trước khi chảy vào hệ thống tuần hoàn.
  • Sản xuất kháng thể: Khi kháng nguyên kích thích lympho bào B, chúng sẽ phân chia rồi biệt hoá thành tế bào nhớ và tương bào. Sau đó, chúng đi đến dây tuỷ và thực hiện nhiệm vụ tổng hợp kháng thể, đổ vào xoang bạch huyết. 
  • Sản xuất và biệt hóa lympho bào: Lympho bào là loại tế bào có ý nghĩa quan trọng trong hệ miễn dịch của cơ thể. Nhất là lympho bào T được sản xuất và biệt hoá ở các nang bạch huyết. Tế bào này sẽ rời khỏi vị trí và thực hiện chức năng đi tìm kháng nguyên khi có sự kích thích của kháng nguyên.

Hạch lympho ở cổ bị sưng

Các bệnh lý liên quan đến hạch bạch huyết

Viêm sưng hạch bạch huyết

Viêm hạch bạch huyết là tình trạng hạch bị nhiễm trùng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Nguyên nhân gây bệnh lý này thường do virus, vi khuẩn xâm nhập và hệ thống bạch huyết và thường gặp nhất là nhiễm trùng tụ cầu khuẩn hoặc liên cầu khuẩn cấp tính. 

Bên cạnh đó, viêm hạch lympho còn do nhiễm trùng da nghiêm trọng dẫn đến nhiễm trùng huyết, do các khối u ung thư hoặc do viêm ruột mạn tính,... Bệnh viêm hạch lympho có thể gặp ở bất cứ ai nhưng thường xảy ra ở những người có hệ miễn dịch kém.

Người bệnh viêm hạch lympho thường có triệu chứng ở các mức độ khác nhau như:

  • Có người sẽ xuất hiện hạch hoặc không, vị trí nổi hạch cũng tùy từng nguyên nhân mà khác nhau. Có những người không bị nổi hạch nhưng khi đi khám lại phát hiện bị viêm hạch.
  • Hạch có thể bị đau, sưng và chuyển sang màu đỏ hoặc bầm tím, người bệnh có thể nhìn rõ mạch quản nổi trên bề mặt hạch.
  • Người bệnh thấy chán ăn, cơ thể suy nhược, sốt, ớn lạnh và đổ nhiều mồ hôi đêm,...
  • Đường hô hấp có các triệu chứng như chảy nước mũi, đau họng, ho,...
  • Tắc nghẽn hệ bạch huyết có thể làm chân bị sưng phù.
  • Nhiều trường hợp hạch sưng nhưng người bệnh không cảm thấy là khả năng có sự xuất hiện khối u hạch.

Hạch sưng tấy đỏ là dấu hiệu bị viêm

Nếu người bị viêm không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới nhiều biến chứng đe dọa đến tính mạng. Một số biến chứng do viêm hạch lympho có thể xảy ra như nhiễm trùng huyết, tình trạng viêm nặng, áp xe hạch và các vùng lân cận hoặc nhiễm trùng da, viêm mô tế bào.

Người bị viêm hạch bạch huyết phát hiện bệnh càng sớm thì hiệu quả điều trị càng cao. Khi phát hiện viêm hạch, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị để ngăn chặn sự phát triển của bệnh. Các phương pháp đó là: Dùng kháng sinh nếu viêm hạch lympho là do vi khuẩn; dùng thuốc giảm kháng viêm, giảm đau để hạn chế tình trạng sưng viêm hạch, giúp người bệnh thấy dễ chịu hơn và ngăn chặn viêm phát triển hoặc người bệnh được chỉ định phẫu thuật cắt bỏ hạch nếu hạch gây tắc nghẽn hệ thống bạch huyết. Trong trường hợp hạch chỉ sưng và đau nhẹ, người bệnh có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để dùng thuốc không kê đơn như paracetamol hoặc ibuprofen và không nên tự ý dùng thuốc kháng sinh.

Ung thư hạch bạch huyết

Ung thư hạch bạch huyết hay còn gọi là u lympho rất nguy hiểm với tỉ lệ mắc cao. Khối u có khả năng tàn phá hệ miễn dịch và di căn đến bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể một cách nhanh chóng. Thường có 2 trường hợp ung thư hạch bạch huyết đó là ung thư bắt đầu từ các hạch hoặc các tế bào ung thư từ nơi khác di chuyển đến và ở lại trong các hạch. 

Ung thư hạch có tỷ lệ tử vong cao

U hạch thường dễ bị nhầm lẫn với các loại ung thư khác do các triệu chứng không rõ ràng. Trước khi người bệnh phát hiện các khối u, một số triệu chứng có thể xuất hiện như sưng hạch, khó thở hoặc thở ngắn, đường hô hấp bị sưng. Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo ung thư u lympho: 

  • Thiếu máu: Tình trạng thiếu máu có thể xuất hiện vài tháng trước khi các hạch bạch huyết nổi rõ. Khi bệnh trở nặng, người bệnh bắt đầu vào giai đoạn bệnh tiến xa thì tình trạng thiếu máu ngày càng rõ. Thiếu máu nhiều hay ít và tỉ lệ đông máu nhanh hay chậm là cơ sở để chẩn đoán mức độ tiến triển của khối u ung thư hạch trên lâm sàng.
  • Suy giảm hệ miễn dịch: Đây là tình trạng phổ biến ở những người mắc ung thư hạch, nhất là bệnh nhân ở giai đoạn cuối. Bệnh càng nặng thì chức năng miễn dịch của cơ thể càng giảm sút. Do đó, bệnh nhân sẽ thường xuyên bị nhiễm trùng tại hệ thống thần kinh trung ương gây ra viêm màng não hoặc u nang não. Thông thường ung thư hạch này sẽ đi kèm với hiện tượng xuất huyết não và có hại cho cơ thể và sức khoẻ tổng thể của bệnh nhân.
  • Sưng hạch bạch huyết: Nhiều bệnh nhân đến khi bệnh trở nặng mới thấy xuất hiện triệu chứng sưng hạch. Các hạch bạch huyết to dần, kích thước từ nhỏ bằng hạt đậu nành, dần dần sưng to bằng kích thước quả táo tàu. Các hạch này thường không bám dính vào da. Khi bệnh diễn tiến đến giai đoạn giữa và giai đoạn tiến triển, hạch tách rời hoàn toàn với da và có thể di chuyển mỗi khi ta chạm vào.

Theo dõi tình trạng của các hạch bạch huyết giúp việc chẩn đoán bệnh được chính xác hơn. Các hạch sưng hoặc nóng là dấu hiệu của những vấn đề bất thường, từ bệnh nhẹ như viêm họng đến bệnh nguy hiểm như ung thư. Bác sĩ sẽ chỉ định liệu pháp điều trị phù hợp dựa trên nguồn gốc của các tế bào ung thư và khoảng cách đến các hạch bị sưng. Bệnh nhân ung thư hạch có thể được điều trị bằng phẫu thuật, hoá trị, xạ trị hoặc kết hợp các phương pháp.

Hi vọng với những thông tin ở trên bạn đọc hiểu hơn về hạch bạch huyết và các bệnh lý liên quan, từ đó có cách bảo vệ sức khỏe cho bản thân và người nhà. Nếu quý khách có thắc mắc cần giải đáp về hạch bạch huyết hoặc đăng ký lịch khám, vui lòng liên hệ tổng đài 19001806.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
7,805

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám