Hàn răng là gì? Khi nào nên thực hiện và cần lưu ý những gì?

Thu Hiền

08-09-2023

goole news
16

Hàn răng là thuật ngữ sử dụng trong điều trị nha khoa. Đây là phương pháp phổ biến được chỉ định khi chấn thương răng, sâu răng, mòn cổ chân răng... Các bạn hãy cùng Bệnh viện Đa khoa Phương Đông tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này trong bài viết dưới đây để cân nhắc trước khi thực hiện.

Hàn răng sâu là gì?

Hàn răng sâu là phương pháp sử dụng một vật liệu trung gian phù hợp để lấp đầy và che đi vị trí tổn thương của răng. Giúp tái tạo kích thước, hình dáng ban đầu cho răng và ngăn chặn vi khuẩn, hóa chất xâm nhập vào men răng. Quá trình này không ảnh hưởng đến cấu trúc răng bởi không phải làm chụp hay mài cùi.

Hàn răng là phương pháp nha khoa phổ biến hiện nayHàn răng là phương pháp nha khoa phổ biến hiện nay

Khi nào cần hàn răng?

Hàn răng giúp giữ ổn định cho hình dáng của răng và bảo vệ tủy khỏi bị viêm nhiễm. Dưới đây là một số trường hợp cần thiết phải hàn răng:

Khiếm khuyết răng về mặt thẩm mỹ

Người bị khuyết răng bẩm sinh với các kẽ răng thưa, khoảng cách giữa các răng quá rộng. Ngay cả khi yếu tố bên ngoài tác động khiến răng bị ố, xỉn màu cũng nên được hàn để mang lại sự tự tin cho những ai có nhu cầu.

Sâu răng

Các lỗ sâu trên răng nếu không được hàn lại sẽ phá hủy tủy răng và lan sang các răng bên cạnh. Phương pháp tối ưu nhất khi bị sâu răng mà người bệnh nên thực hiện đó là làm sạch hốc răng và hàn lại những chỗ lỗ bằng vật liệu thích hợp.

Chấn thương răng

Răng bị vỡ, mẻ hoặc gãy do chấn thương bất ngờ khiến cho chúng không còn được thẩm mỹ và chắc chắn như trước. Quá trình cắn, nhai thức ăn của răng có thể bị ảnh hưởng sau khi chấn thương. Vì thế, người bệnh cần được tái tạo hình dáng ban đầu của răng bằng cách hàn trám lại.

Mòn răng

Những người có thói quen sử dụng bàn chải lông cứng và đánh răng không đúng thao tác sẽ làm cho men ở cổ răng bị hao mòn. Lâu dần, lớp ngà răng bị lộ ra ngoài làm cho răng rất nhạy cảm khi dùng đồ lạnh, đồ cay nóng với triệu chứng điển hình là ê buốt âm ỉ.

Răng bị mòn nên hàn răngRăng bị mòn nên hàn răng

Kỹ thuật hàn răng khá đơn giản và nhanh chóng nên người bệnh chỉ mất một thời gian ngắn là có thể hoàn thành. Quá trình hàn cần tỉ mỉ và khéo léo để đảm bảo sự bền lâu theo thời gian, giúp cho răng chắc khỏe hơn.

Những vật liệu hàn răng phổ biến 

Hàn răng là phương pháp điều trị nha khoa khá phổ biến hiện nay. Để thực hiện bác sĩ nha khoa có thể sử dụng loại vật liệu phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Dưới đây là một số vật liệu phổ biến:

Xi- măng silicat

Xi- măng silicat là một trong những vật liệu nha khoa được sử dụng từ lâu. Với màu sắc khá giống với răng thật, dễ sử dụng và có độ chắc chắn cao nên được nhiều người ưa chuộng. 

Tuy nhiên, vật liệu này có tính chất ưa nước nên cần phải thao tác nhanh, chính xác mới mang lại hiệu quả tối ưu. Trẻ em và những người có răng sâu ở vị trí khó sẽ được sử dụng vật liệu này khi hàn răng.

Hạn chế lớn của xi- măng silicat đó là không có nhiều màu để lựa chọn. Khả năng bị ăn mòn nhanh và dễ bị phá vỡ nên khó có thể tạo hình được răng như mong muốn.

Amalgam

Thành phần của Amalgam bao gồm: Đồng, kẽm, bạc, thủy ngân... Hỗn hợp này có khả năng chịu lực tốt, dễ sử dụng nên được dùng để hàn ở những vị trí sâu răng kích thước lớn. Những răng chính có tác dụng nhai thức ăn cũng được lựa chọn vật liệu này khi hàn trám.

Amalgam là vật liệu hàn răng phổ biếnAmalgam là vật liệu hàn răng phổ biến

Tuy nhiên, Amalgam khiến cho khả năng nhận biết mùi thức ăn giảm đi đáng kể do thành phần có đồng, kẽm làm tăng độ dẫn điện, dẫn nhiệt. Ngoài ra, tính thẩm mỹ không cao nên chỉ phù hợp hàn ở những vị trí khuất tầm nhìn.

Vật liệu Composite

Composite là vật liệu khá phổ biến hiện nay được ứng dụng rộng rãi ở nhiều lĩnh vực khác nhau, với ưu điểm nổi bật như khả năng chịu lực tốt, chống ăn mòn. Đối với hàn răng thẩm mỹ thì đây là giải pháp thay thế cho những vật liệu hàn răng truyền thống trước đây. Vật liệu này có màu sắc giống với răng thật nên khi hàn không quá lộ, mang đến cảm giác tự tin cho mọi người. 

Tuy nhiên, chất hàn có thể bị vỡ và đổi màu sau vài năm. Do ảnh hưởng của chất dán dính và chất hàn nên sau khi hàn răng sẽ có cảm giác ê buốt, khó chịu.

Hàn răng bằng sứ

Sứ được lựa chọn phổ biến khi hàn răng cửa bởi màu sắc trong suốt và cứng, chắc chắn. Trong quá trình ăn uống, chúng ta cần phải cẩn thận bởi sứ rất dễ vỡ khiến cho răng bị mất đi cấu trúc ban đầu.

Hàn răng bằng kim loại

Kim loại được dùng trong hàn răng chủ yếu là vàng hoặc hợp chất titan. Thành phần này thích nghi tốt với độ pH trong khoang miệng với khả năng chịu lực, chống ăn mòn khá tốt. Vì thế, phương pháp này có nhiều ưu thế khi không phải lo tái sâu răng về sau. 

Tuy nhiên, kỹ thuật hàn răng này khá phức tạp và tốn kém mà không mang lại giá trị thẩm mỹ nên mọi người cần cân nhắc trước khi lựa chọn.

Hàn răng có đau hay không?

Với băn khoăn hàn răng có đau hay không khiến nhiều người đắn đo không dám đến các cơ sở nha khoa để được điều trị kịp thời. Chỉ đến khi sâu răng ăn vào tủy gây đau đớn, khó chịu mới đi khám thì việc điều trị sẽ phức tạp, tốn kém và mất nhiều thời gian hơn.

Thực tế, hàn răng không hề đau đớn như nhiều người vẫn nghĩ. Bởi quá trình hàn chỉ tác động trực tiếp vào vị trí sâu răng mà không ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong khoang miệng. Trước khi hàn, người bệnh sẽ được xịt tê nên sẽ không có bất kỳ cảm giác đau đớn nào.

Hàn răng thường không gây ra đau đớn cho người bệnhHàn răng thường không gây ra đau đớn cho người bệnh

Trong một số trường hợp, người bệnh hàn răng bị đau có thể là do:

  • Mối hàn không khít với vị trí sâu răng do nha sĩ thực hiện không đúng quy trình và kỹ thuật.
  • Chưa xử lý triệt để tình trạng viêm tủy, viêm chân răng trước khi hàn.
  • Thời gian hàn quá lâu khiến cho thuốc tê hết tác dụng. Tuy nhiên, cảm giác đau này khá nhẹ và không ảnh hưởng đến quá trình hàn răng.
  • Đau buốt nhẹ khi bác sĩ sử dụng máy tạo hình trong những trường hợp răng thưa, răng sứt mẻ.

Tầm quan trọng của hàn răng sâu

Theo các chuyên gia, hàn răng sâu kịp thời sẽ không làm ảnh hưởng đến răng bên cạnh. Ngược lại còn mang đến nhiều lợi ích khác, bao gồm:

Phòng tránh nguy cơ mất răng

Vị trí sâu răng lâu ngày không được điều trị rất dễ xảy ra tình trạng viêm nhiễm. Việc bảo tồn răng sau đó cũng khó khăn hơn, thậm chí là phải nhổ bỏ để đảm bảo an toàn cho răng bên cạnh và sức khỏe người bệnh. Do đó, biện pháp phòng tránh nguy cơ mất răng hiệu quả, an toàn đó chính là hàn kín những vị trí bị sâu.

Đảm bảo tính thẩm mỹ

Khi bị sâu răng, màu sắc và kích thước có sự thay đổi đáng kể. Răng có màu đen hoặc sậm hơn trông rất mất thẩm mỹ. Thậm chí, răng sâu còn gây nên tình trạng hôi miệng, khiến người bệnh cảm thấy không thoải mái khi nói chuyện. 

Tránh nguy cơ viêm nhiễm

Người bệnh chủ quan hoặc sợ đau mà không được can thiệp kịp thời khi răng sâu sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Chúng xâm nhập qua khu vực sâu vào tủy, gây nhiễm trùng tủy, đau răng, viêm tủy... làm đau đớn, khó chịu ở khoang miệng. Khi phát hiện bị sâu răng, người bệnh nên hàn trám kịp thời để tránh nguy cơ viêm nhiễm, chảy máu chân răng. 

Đảm bảo chức năng nhai

Răng bị sâu sẽ gây nên tình trạng ê buốt, khó chịu mỗi khi ăn hoặc uống. Nếu lỗ sâu quá rộng khiến thức ăn lọt vào đó còn làm hôi miệng và đau đớn. Trường hợp cổ răng bị ăn mòn chỉ còn lại chân răng thì người bệnh sẽ không có đủ lực để nhai thức ăn.

Hàn răng đảm bảo tính thẩm mỹ và chức năng nhaiHàn răng đảm bảo tính thẩm mỹ và chức năng nhai

Hàn răng sớm không chỉ đảm bảo tính thẩm mỹ mà còn tốt cho sức khỏe và vệ sinh răng miệng. Khi có biểu hiện nghi ngờ bệnh sâu răng, các bạn cần đến cơ sở y tế chuyên khoa răng để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Một số lưu ý sau khi hàn răng sâu

Hàn răng sâu có thể kém hiệu quả và tái lại nếu chúng ta chăm sóc, vệ sinh răng miệng không đúng cách. Vì thế, các bạn cần lưu ý một số vấn đề dưới đây để tránh bị đau và sâu răng lại:

  • Các loại thực phẩm, đồ uống khiến răng dễ bị xỉn và ăn mòn nên hạn chế sử dụng như: Cà phê, trà, nước ngọt, nước ép trái cây, nước tương, củ cải đường, củ rền, cari, sốt cà chua…
  • Sử dụng chỉ nha khoa sau bữa ăn thay vì các vật cứng hoặc tăm truyền thống. Khi đánh răng chỉ nên thực hiện nhẹ nhàng để tránh làm bong mối hàn.
  • Sau khi mới hàn răng sâu, các bạn chỉ nên ăn thực phẩm mềm, loãng. Không nên sử dụng đồ ăn hoặc đồ uống quá nóng, quá lạnh để tránh ê buốt cho răng.
  • Hạn chế nhai ở bên có răng hàn.
  • Chỉ nên ăn sau khi hàn xong khoảng 2 – 3 giờ đồng hồ và tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
  • Từ bỏ thói quen ăn quá khuya. Duy trì đánh răng mỗi ngày 2 lần vào buổi tối trước khi đi ngủ và buổi sáng sau khi thức dậy.
  • Đặc biệt, các bạn cần đến các cơ sở khám răng uy tín để được điều trị hiệu quả. 

Hàn răng là kỹ thuật không phức tạp nhưng đòi hỏi bác sĩ cần có tay nghề và sự tỉ mỉ, khéo léo và sự hỗ trợ của hệ thống trang thiết bị máy móc hiện đại. Tất cả để đảm bảo rằng người bệnh sẽ không cảm thấy đau đớn trong suốt quá trình thực hiện.

Bệnh viện Đa khoa Phương Đông là một trong những địa chỉ tin cậy, uy tín và chất lượng với cơ sở vật chất hiện đại. Nếu quý khách hàng có thêm tư vấn chi tiết có thẻ liên hẹ hotline 1900 1806 hoặc để lại thông tin tại phần Đặt lịch khám để đặt lịch khám tại Phương Đông.

 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
1,585

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám