Hẹp ống sống có thể là do bẩm sinh hoặc mắc phải sau này. Nó ảnh hưởng mạnh đến cột sống và thắt lưng. Hẹp ống sống thường có diễn tiến chậm nhiều năm hoặc nhiều thập kỷ. Vậy hẹp ống sống là gì? Các nguyên nhân nào dẫn đến căn bệnh này và biện pháp phòng ngừa chúng như thế nào? Cùng Bệnh viện đa khoa Phương Đông tìm hiểu chi tiết hơn thông qua nội dung dưới đây nhé.
Hẹp ống sống là gì?
Hẹp ống sống hay còn được gọi là hẹp đốt sống, đây được xem là tình trạng không gian bên trong của ống bị thu hẹp lại gây ra áp lực lên các rễ thần kinh, tuỷ sống đi qua cột sống. Ống sống chính là phần khoang rỗng được tạo nên bởi các đốt sống xếp lên nhau tạo thành một đường ống nhỏ, có vai trò bảo vệ tuỷ sống và rễ thần kinh.
Các loại ống sống được phân loại theo vị trí xảy ra trên cột sống. Trên thực tế có thể khá nhiều vị trí ống sống bị hẹp, nhưng chúng ta có thể thấy vị trí thường xảy ra nhất là ở lưng dưới và cổ. Khi gặp phải tình trạng này, tuỷ sống hoặc rễ thần kinh bị chèn ép, gây ra các triệu chứng như đau thắt lưng và đau thần dây kinh tọa. Người bệnh cũng có thể không gặp bất kỳ dấu hiệu nào cho đến khi các triệu chứng bắt đầu chuyển biến xấu theo thời gian.
Hẹp ống sống là gì?
Các nguyên nhân dẫn đến hẹp ống sống
Hẹp ống sống thường có rất nhiều nguyên nhân gây nên. Tuy nhiên điểm chung là do sự thay đổi cấu trúc của cột sống, gây thu hẹp không gian ống sống.
Nguyên nhân bẩm sinh
Đây là trường hợp phần ống sống nhỏ hơn bình thường gay từ khi sinh ra. Do đó trong quá trình sống có nhiều nguy cơ bị hẹp hơn bình thường.
Bên cạnh đó, dị tật vẹo cột sống bẩm sinh cũng là một nguyên nhân khiến cho nguy cơ bị hẹp cột sống cao hơn nhiều.
Nguyên nhân bệnh lý
- Thoái hoá cột sống: tuổi tác khiến cho các khớp dần bị thoái hoá, kéo theo tình trạng “hao mòn” lớp sụn bảo vệ khớp, bao gồm cả cột sống. Sau đó cơ thể người bệnh sẽ bắt đầu phản ứng bằng cách phát triển xương mới, gọi là gai xương. Khi phát triển quá mức, gai xương sẽ bắt đầu chèn vào trong ống sống, thu hẹp không gian và chèn ép các dây thần kinh cũng như tủy sống.
Ngoài ra bệnh Paget xương cũng có thể là một nguyên nhân gây ra sự phát triển quá mức của xương cột sống.
- Thoát vị đĩa điệm: đĩa đệm là phần giữa mỗi đốt sống và có tác dụng giảm xóc cho cột sống. Khi có tuổi, phần đĩa đệm này bị mất nước, xơ hoá và phồng lên hoặc thoát vị đè lên các dây thần kinh ở khu vực xung quanh.
- Dày dây chằng: dây chằng có tác dụng cố định cột sống lại với nhau. và nếu bị viêm khớp thì dây chằng dày lên làm hẹp ống sống.
- Khối u của tuỷ sống: khối u trong tuỷ sống càng phát triển thì càng làm thu hẹp không gian sống sống, đồng thời gây áp lực vào tủy sống, dây thần kinh.
- Chấn thương cột sống: khi bị thương, cột sống sẽ xuất hiện tình trạng viêm gây ảnh hưởng không gian ống sống hoặc gây áp lực lên các dây thần kinh.
Xem thêm:
Triệu chứng phổ biến của bệnh hẹp ống sống
Các dấu hiệu hẹp ống sống thắt lưng
Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy hẹp ống sống thắt lưng:
- Đau ở vùng lưng dưới: đau âm ỉ, đau như điện giật hoặc nóng rát. Cơn đau có thể đến và đi khá nhanh chóng.
- Đau thần kinh tọa: cơn đau bắt đầu ở mông và sau đó kéo dài xuống chân, bàn chân.
- Tê, ngứa ran ở mông, chân hoặc bàn chân.
- Cơn đau sẽ nặng hơn khi đứng trong một khoảng thời gian dài, đi bộ
- Cảm thấy nặng nề ở chân, có chuột rút ở một hoặc cả hai chân.
- Yếu chân hoặc bàn chân.
- Mất kiểm soát đại tiện, tiểu tiện trong trường hợp hẹp ống sống đã nghiêm trọng.
Những biểu hiện hẹp ống sống cổ
- Đau nhức ở cổ
- Cảm thấy yếu hoặc bắt đầu cảm thấy vụng về ở tứ chi.
- Mất chức năng ở tay.
- Khó có thể cân bằng
Triệu chứng của bệnh hẹp ống sống
Cách chẩn đoán hẹp ống sống
Để chẩn đoán chính xác và đưa ra phác đồ điều trị, bác sĩ cần tiến hành thực hiện một số biện pháp thăm khám sau:
Khám lâm sàng
Bác sĩ khám bằng cách tiến hành chạm và ấn vào các vùng khác nhau trên cột sống để xem tình trạng của người bệnh. Thêm vào đó yêu cầu người bệnh như uốn cong người theo các hướng để kiểm tra tình trạng cột sống. Ngoài ra, khả năng như giữ thăng bằng, cách di chuyển, lực tay chân của người bệnh cũng được kiểm tra kĩ.
Chẩn đoán hình ảnh
- Tiến hành chụp X-quang: chụp X-quang sẽ cho thấy những thay đổi trong cấu trúc xương như tình trạng mất đi chiều cao của đĩa đệm và sự phát triển của những gai xương.
- Chụp cộng hưởng từ (MRI): Phương pháp này sẽ tạo ra được hình ảnh cắt ngang của cột sống để biết rõ về sự hiện diện của khối u.
- Chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc chụp CT tuỷ đồ: cũng cho thấy hình ảnh cắt ngang của cột sống và tình trạng tuỷ sống, các dây thần kinh nếu bị chèn.
Tiến triển hẹp ống sống như thế nào
Nếu hẹp ống sống không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, đúng phác đồ có thể tiến triển và gây ra những biểu hiện vĩnh viễn như:
- Tê buốt
- Yếu vụng các chi
- Rối loạn các cơ vòng và gây tiêu tiểu không kiểm soát
- Có thể gây gại liệt
- Mất khả năng cân bằng
Hẹp ống sống gây ra nhiều nguy hiểm
Phác đồ điều trị hẹp ống sống
Để lựa chọn phương pháp điều trị hẹp ống sống phụ thuộc vào nguyên nhân, vị trí hẹp và mức độ nghiêm trọng,...
Các biện pháp tự hỗ trợ
- Chườm nóng: chườm nóng làm tăng lưu lượng máu, thư giãn cơ và giảm tình trạng đau nhức và nên lưu ý nguy cơ bị bỏng.
- Chườm lạnh: chườm lạnh với túi đá, gel đông lạnh 20 phút/lần, nghỉ trong 20 phút và tiến hành thực hiện lại cũng giúp giảm sưng, đau và viêm.
- Tập thể dục: việc tập luyện thường xuyên rất hữu ích cho căn bệnh hẹp ống sống, tuy nhiên người bệnh nên tham khảo kĩ ý kiến chuyên gia trước khi tập luyện.
Điều trị không phẫu thuật
- Thuốc: thuốc chống viêm không Steroid (NSAID) có thể giúp bạn giảm tình trạng bị viêm và giảm đau do tình trạng hẹp ống sống. Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh dùng các loại thuốc theo toa khác.
- Vật lý trị liệu: đây cũng là phương pháp được nhiều người tin tưởng và áo dụng. Tăng cường cơ lưng và cơ bụng bằng vật lý trị liệu sẽ giúp cột sống của bạn khoẻ mạnh hơn.
- Tiêm Steroid: việc tiêm corticosteroid vào trong các khoảng trống của cột sống, nơi các rễ thần kinh đang bị chèn ép hoặc nơi các vùng xương bị mòn cọ xát với nhau, có thể giúp giảm viêm, đay và kích ứng. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ nên thực hiện với số lượng hạn chế.
Phẫu thuật
Quy trình giải nén thắt lưng này vừa điều trị một cách hiệu quả tình trạng hẹp đốt sống thắt lưng mà không cần nằm viện quá lâu.
Ưu điểm của thủ thuật phẫu thuật này là bảo vệ nguyên vẹn các cấu trúc của xương và ít gây gián đoạn về cơ học của cột sống. Từ đó giúp người bệnh có thể phục hồi nhanh chóng. Người bệnh có thể về nhà vài giờ sau khi đã làm thủ thuật và vật lý trị liệu ngay sau đó. Điều này rút ngắn thời gian hồi phục mà vẫn đem lại hiệu quả cao.
Bệnh hẹp ống sống có gây nguy hiểm hay không
Trong một số trường hợp hiếm, hẹp ống sống có thể gây nên những tác hại nghiêm trọng hơn đến mức cơn đau có thể tồn tại dai dẳng và kèm liệt hai chân. Hầu hết các trường hợp đau lan chân khi đi bộ, cơn đau sẽ giảm khi ngồi (hiện tượng này cũng có thể gặp trong trường hợp viêm tắc động mạch chi dưới).
Hẹp ống sống có thể nguy hiểm hơn do sự chèn ép tuỷ sống và có thể dẫn tới hai tay, thậm chí liệt tứ chi. Điều này không xảy ra ở cột sống thắt lưng, do tuỷ sống không có ở đoạn cột sống thắt lưng.
Phòng ngừa hẹp ống sống bệnh học
Hầu hết thì những nguyên nhân gây ra chứng hẹp ống sống có liên quan đến yếu tố tuổi tác, nên khó tránh được. Tuy nhiên, chúng ta có thể thực hiện một số biện pháp sau đây để giảm nguy cơ:
- Có chế độ ăn uống lành mạnh và đầy đủ các dưỡng chất
- Hạn chế hút thuốc, dùng các chất kích thích
- Hoạt động đi đứng, ngồi, làm việc đúng tư thế.
- Tập luyện thường xuyên
Kết luận
Hẹp ống sống là căn bệnh có thể do bẩm sinh hoặc không. Tuy nhiên bệnh hoàn toàn có thể phòng tránh từ việc chú ý đến những hoạt động, sinh hoạt nhỏ thường ngày.
Nếu có bất kỳ triệu chứng gì liên quan đến những vấn đề đã được đề cập ở bên trên các bạn hãy đến ngay đến Bệnh viện đa khoa Phương Đông để được hỗ trợ. Quý khách hàng có thể liên hệ hotline 1900 1806 hoặc để lại thông tin tại phần để được hỗ trợ.