Đau thắt lưng: Nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng và cách điều trị

Doan Nguyen

01-04-2023

goole news
16

Đau thắt lưng là một tình trạng cấp tính thường mắc phải trong quá trình lao động sản xuất, sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày. Căn bệnh này có thể xuất hiện đột ngột ngột trong vài ngày hay thậm chí vài tuần nhưng có thể gây khó khăn khá nhiều đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh sẽ để lại hệ quả nghiêm trọng liên quan đến cột sống và hệ cơ xương khớp. Vậy đau thắt lưng là bệnh lý gì, nguyên nhân, triệu chứng và phòng ngừa như thế nào?

Đau thắt lưng là một loại bệnh lý cấp tính gây đau nhức vùng lưng dưới
Đau thắt lưng là một loại bệnh lý cấp tính gây đau nhức vùng lưng dưới

Đau thắt lưng là bệnh lý gì?

Đau thắt lưng còn được gọi là đau thắt lưng cấp tính. Đa số các cơn đau thắt lưng là hậu quả của một chấn thương cụ thể như căng cơ, bong gân,... Cơn đau này thường xuất hiện ở vị trí bắt đầu từ vùng cạnh dưới sườn đến phần lằn mông mà vị trí cuối cùng là thắt lưng, nhưng nó cũng có thể lan dần xuống một bên hoặc cả hai chân.

Dựa vào thời điểm bắt đầu, mức độ phát triển và kết thúc cơn đau để phân loại tình trạng cơn đau, đó là đau lưng cấp tính và đau lưng mạn tính. Đau lưng mạn tính thông thường diễn ra trong khoảng hơn 3 tháng, trong khi cơn đau lưng cấp tính chỉ diễn ra trong khoảng vài ngày hoặc từ 6 đến 12 tuần. Tuy nhiên, có một vài trường hợp chỉ cần vài ngày thì triệu chứng đã hoàn toàn biến mất. 

Cột sống của thắt lưng bao gồm 5 đốt sống từ L1 đến L5 ở cùng một hệ thống cơ và có dây chằng bao quanh. Cột sống có một nhiệm vụ rất quan trọng, đó là nâng đỡ và tạo đường cong cho cơ thể, hơn thế nữa còn là một mắt xích vô cùng cần thiết trong việc truyền tín hiệu từ não đến chân, từ đó giúp ta thực hiện các động tác di chuyển dễ dàng và thuận tiện như bước sang trái, bước sang phải, bước tiến, bước lùi,...

Xem thêm: Đau lưng: Nguyên nhân, chẩn đoán và phương pháp điều trị

Nguyên do gây ra tình trạng đau nhức thắt lưng 

Sau đây là các nhóm nguyên nhân gây ra tình trạng đau mỏi phần thắt lưng:

Thoát vị đĩa đệm ở thắt lưng

Cột sống bao gồm những đốt sống và các đĩa đệm xen kẽ nhau. Đĩa đệm có nhiệm vụ  là làm giảm áp lực lên cột sống và điều khiển sự linh hoạt cho cột sống. Nếu bị thoát vị đĩa đệm ở thắt lưng, phần nhân nhầy của địa đệm sẽ bị thoát ra ngoài, từ đó làm chèn ép lên rễ và dây thần kinh, gây ra các cơn đau. Nếu bị thoát vị nhiều, tủy sống sẽ bị chèn ép quá mức với các dấu hiệu nghiêm trọng như mất cảm giác, chân bị yếu liệt, rối loạn tiểu tiện,... 

Hẹp ống sống

Hẹp ống sống là hiện tượng không gian bên trong ống sống bị thu hẹp và gây áp lực lên tủy sống và các rễ thần kinh mà nó đi qua. Những vị trí có ống sống thường bị hẹp là cổ và vùng thắt lưng. Vì vậy, rễ thần kinh và tủy sống sẽ bị chèn ép do áp lực quá mạnh, khiến người bệnh bị đau thần kinh tọa và đau vùng thắt lưng. 

Đau thần kinh tọa

Đau thần kinh tọa là hiện tượng bệnh nhân bị đau dọc theo đường đi của dây thần kinh tạo, bắt đầu từ lưng dưới qua hông, mông và kéo dài xuống hai chân. Thoát vị đĩa đệm ở thắt lưng chính là nguyên do của cơn đau thần kinh tọa. Bên cạnh đó, bệnh nhân còn có cảm giác châm chích và tê nhức ở phần cẳng chân và mông đùi. 

Thoái hóa cột sống lưng

Nhóm nguyên nhân này thường xảy ra ở người cao tuổi, người già khi hệ thống xương khớp, nhất là cột sống lưng, phải chịu nhiều lực khiến cho cột sống dần dần bị thoái hóa theo thời gian, điển hình nhất là đĩa đệm và sụn khớp. Từ đó gây ra những cơn đau ở thắt lưng một cách âm ỉ. Mỗi lần xoay người, cúi xuống hay mang vác đồ nặng cơn đau sẽ tăng lên. 

Cong vẹo cột sống

Đây là hiện tượng cột sống bị cong sang một bên một cách bất thường. Nguyên nhân này có thể khiến cho bệnh nhân cảm thấy đau, tư thế bị sai lệch trong lúc sinh hoạt hàng ngày, sau đó tạo áp lực đè lên gân, cơ bắp, dây chằng và cột sống. 

Viêm cột sống dính khớp

Đây là một loại bệnh đặc trưng do các điểm bám gân, cột sống, các khớp ở chi và khớp vùng chậu bị tổn thương. Triệu chứng thường thấy nhất là đau ở thắt lưng, bệnh nhân có thể bị đau nhiều nhất vào lúc ban đêm gần sáng, cột sống hay bị cứng và đau vào buổi sáng, sau đó cơn đau sẽ giảm dần khi cử động cột sống. 

Gãy đốt sống vì loãng xương

Tuổi càng cao thì nguy cơ bị loãng xương càng cao với các dấu hiệu nhận biết như xương giòn và dễ bị gãy. Nếu bệnh nhân bị loãng xương, chỉ cần một vết thương nhỏ như trượt chân hay té ngồi,... cũng có thể bị gãy xương, nhất là đốt sống thắt lưng cao. Từ đó, bệnh nhân sẽ cảm thấy bị đau nhức thắt lưng đột ngột, làm hạn chế sự vận động, cơn đau sẽ tăng khi cử động và giảm khi nghỉ ngơi. 

Tuổi tác càng cao thì càng có nguy cơ bị mắc phải tình trạng đau mỏi vùng thắt lưng
Tuổi tác càng cao thì càng có nguy cơ bị mắc phải tình trạng đau mỏi vùng thắt lưng

Đau xơ cơ

Hay còn gọi là đau xơ cơ hóa, nguyên do là sự tác động của não bộ đến việc xử lý tín hiệu đau. Đây là một tình trạng đặc trưng với các cơn đau cơ xương lan tỏa. Bệnh nhân thông thường sẽ bị đau hai bên cơ thể, dưới và trên thắt lưng. Bên cạnh đó, còn có một số dấu hiệu kèm theo như lo lắng nhiều và mất ngủ. 

Một số bệnh không liên quan đến xương khớp

  • Viêm tụy: khiến bệnh nhân bị đau nhiều ở vùng thượng vị kèm theo nôn ói. Cơn đau cũng có thể lan sang vùng sau lưng và làm đau lưng. 
  • Viêm ruột thừa: nếu bị đau ở lưng kèm theo triệu chứng đau bụng dưới dữ dội, xảy ra một cách đột ngột, sốt và buồn nôn.
  • Các bệnh lý ở thận: đau ở vùng thắt lưng và lưng dưới có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý liên quan đến thận. ví dụ, sỏi niệu, sỏi thận gây đau ở vùng hông lưng, lưng dưới quặn theo từng cơn kèm theo những biểu hiện như tiểu lắt nhắt, tiểu đau, tiểu ra máu,... 
  • Các bệnh lý phụ khoa: ví dụ như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung,... có thể gây đau ở vùng thắt lưng kèm theo các hiện tượng chảy máu âm đạo và kinh nguyệt không đều. 

Xem thêm:

Các yếu tố nguy cơ

  • Nghề nghiệp: những công việc có yêu cầu phải mang vác vật nặng nhiều làm tăng khả năng bị chấn thương ở lưng.
  • Cân nặng: những người bị béo phì, thừa cân thông thường dễ bị đau lưng hơn người bình thường. Vì trọng lượng dư thừa có thể tạo áp lực lớn lên các đĩa đệm và khớp. 
  • Tuổi tác: những người trên 30 tuổi sẽ bị đau lưng nhiều hơn do các đĩa đệm bắt đầu bị suy yếu và mòn dần theo tuổi tác có thể khiến lưng bị đau và cứng.
  • Sức khỏe tổng thể: cơ bụng quá yếu không thể hỗ trợ cho cột sống, từ đó dẫn đến hiện tượng bị bong gân và căng cơ lưng. Người hút thuốc, uống nhiều bia rượu, có thói quen lười vận động đều có nguy cơ cao bị đau lưng. 
  • Một số bệnh lý: những người có thành viên trong gia đình có tiền sử bệnh viêm khớp và một số bệnh ung thư có nguy cơ cao bị đau lưng dưới.
  • Sức khỏe tinh thần: do bị trầm cảm và căng thẳng quá mức kéo dài. 

Những người béo phì và thừa cân có nguy cơ cao bị đau ở vùng thắt lưng
Những người béo phì và thừa cân có nguy cơ cao bị đau ở vùng thắt lưng

Một số triệu chứng của tình trạng đau nhức thắt lưng

Nếu bị đau thắt lưng cấp tính, người bệnh có thể có các triệu chứng sau: 

  • Thường xuyên bị đau lúc về đêm nên hay bị mất ngủ. 
  • Khối cơ ở vai cổ, lưng, đùi bị căng cứng. 
  • Thắt lưng bị đau nhói, cơn đau âm ỉ chạy dọc theo cột sống (chủ yếu ở vùng hạ sườn đến phần mông).
  • Gặp khó khăn trong một số hoạt động như đứng ngồi lâu, lái xe hay khiêng vác vật nặng.
  • Mỗi lần cúi, ngửa và xoay người đều cảm thấy đau.

Cơn đau này có thể lan xuống cả phần đùi và chân khiến cho bệnh nhân cảm thấy khó khăn trong việc đi lại. Ở một số trường hợp, cơn đau thắt lưng chỉ xuất hiện trong chốc lát nhưng tuyệt đối không được chủ quan, vì cơn đau có thể gia tăng mức độ bất cứ lúc nào. 

  • Xem thêm: Đau lưng dưới: nguyên nhân, dấu hiệu và phương pháp điều trị

Cảm thấy bị đau thắt lưng mỗi khi cúi xuống hoặc ngửa lên
Cảm thấy bị đau thắt lưng mỗi khi cúi xuống hoặc ngửa lên

Các biến chứng thường thấy của tình trạng đau thắt lưng

Hiện nay, có nhiều bệnh nhân thường chủ quan bệnh sẽ tự hết và không cần điều trị. Đối với các trường hợp đau thắt lưng cấp tính nếu không chữa trị dứt khoát sẽ biến chuyển thành mạn tính. Cơn đau sẽ kéo dài liên tục trong một thời gian dài với mức độ tăng dần lên có thể khiến bệnh nhân phải đối mặt với những biến chứng nghiêm trọng.

Nếu bị nhẹ, tình trạng này chỉ tác động đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày như đứng lên, ngồi xuống,... Nhưng nếu bị ở mức độ nặng hơn, bệnh nhân sẽ có nguy cơ cao bị teo cơ đùi và cẳng chân, hạn chế sự vận động hay thậm chí bị bại liệt. 

Phương pháp chẩn đoán bệnh đau vùng thắt lưng

Trước khi chẩn đoán được bệnh, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân cung cấp các thông tin về tiền sử bệnh, các triệu chứng thường gặp, mức độ cơn đau và tần suất xuất hiện cơn đau. Đối với các tình huống bị đau lưng do gặp chấn thương, cơn đau kéo dài trong một thời gian dài,... Sau đó, người bệnh sẽ được yêu cầu làm một trong các phương pháp sau: 

  • Chụp MRI, CT: phương pháp này giúp bác sĩ có thể xem được các dấu hiệu bất thường ở cơ, mô, dây chằng, dây thần kinh, mạch máu, xương,...
  • Chụp X-quang: tấm chụp X-quang giúp ta thấy rõ sự liên kết giữa các xương, từ đó có thể phát hiện ra những bất thường như gãy xương và viêm xương. 
  • Điện cơ: giải pháp này có thể đo xung điện do các dây thần kinh tạo ra, vì vậy có thể giúp bác sĩ dễ dàng nhận ra tình trạng chèn ép các dây thần kinh do hẹp ống sống, thoát vị đĩa đệm,...

Các giải pháp điều trị đau thắt lưng

Sử dụng thuốc

  • Phụ thuộc vào triệu chứng của mỗi bệnh nhân thì bác sĩ sẽ kê đơn thuốc với các liều lượng khác nhau. Những loại thuốc thường được chỉ định trong quá trình điều trị là thuốc chống viêm, thuốc giãn cơ để giúp giảm đau hoặc tiêm corticosteroid. 
  • Lưu ý rằng thuốc chỉ là một giải pháp giảm đau tạm thời, bệnh vẫn có nguy cơ tái phát. Mặt khác, nếu bệnh nhân tự ý uống thuốc giảm đau không có sự chỉ dẫn của bác sĩ thì sẽ đối mặt với nhiều rủi ro sức khỏe vì các tác dụng phụ của thuốc. 

Vật lý trị liệu

Bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân thực hiện các phương pháp như chiếu laser, siêu âm trị liệu, kích thích điện,... để cải thiện tình hình của cơn đau. Khi cơn đau bắt đầu thuyên giảm, các nhân viên vật lý trị liệu sẽ hướng dẫn bệnh nhân thực hiện các động tác giúp nâng cao sức mạnh cho cơ bụng và cơ lưng. Sau khi về nhà, bệnh nhân được khuyên hãy duy trì tập các động tác này để hạn chế cơn đau có thể tái phát. 

 

Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ chỉ định liệu pháp nhận thức và hành vi (cognitive behavioral therapy) để điều trị tình trạng đau thắt lưng. Liệu pháp này có thể kiểm soát được bệnh đau thắt lưng mạn tính dựa vào việc khuyến khích bệnh nhân hãy có thái độ và suy nghĩ lạc quan và tích cực hơn. Từ đó, thực hành các kỹ thuật thư giãn và hướng dẫn cách duy trì sự lạc quan. 

Phẫu thuật 

Bác sĩ có thể xem xét việc phẫu thuật vùng thắt lưng nếu các giải pháp điều trị nội khoa không có tác dụng, chỉ dành cho các trường hợp bị thoát vị đĩa đệm nặng, chấn thương gãy và xẹp đốt sống L1 đến L5. 

Chữa trị tại nhà

  • Chườm nóng hoặc tắm nước ấm kết hợp với việc phải massage thường xuyên để giúp thư giãn cơ lưng đang bị cơ cứng. 
  • Khi nằm, bệnh nhân hãy nằm nghiêng, sau đó co đầu gối lên và kẹp một chiếc gối giữa hai chân. Nếu cảm thấy nằm ngửa sẽ thoải mái hơn thì bệnh nhân hãy đặt một chiếc gối hoặc cuộn một cái khăn dưới đùi để hạn chế tạo áp lực lên lưng. 
  • Dừng lại ngay các hoạt động thể chất và chườm đá vào vùng thắt lưng bị đau. Chú ý trước khi chuyển sang chườm nóng, phải chườm đá càng sớm càng tốt trong khoảng 48 đến 71 giờ đầu tiên, 
  • Thực hành các bài tập hỗ trợ cho quá trình điều trị đau thắt lưng theo sự hướng dẫn của bác sĩ, nó có thể giúp đẩy nhanh quá trình cải thiện và ngăn ngừa nguy cơ tái phát rất hiệu quả. 

Thực hiện một số bài tập theo sự hướng dẫn của bác sĩ giúp đẩy nhanh quá trình điều trị
Thực hiện một số bài tập theo sự hướng dẫn của bác sĩ giúp đẩy nhanh quá trình điều trị

Các cách phòng ngừa tình trạng cơn đau thắt lưng

Để có thể phòng tránh tình trạng bị đau thắt lưng, hãy tham khảo một số cách đơn giản sau mà rất hiệu quả: 

  • Thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe theo định kỳ để nhận biết sớm các dấu hiệu của bệnh.
  • Ăn uống và bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt là magie, kali và canxi trong các bữa ăn hàng ngày. 
  • Uống đủ nước mỗi ngày sẽ giúp bạn phòng ngừa được các cơn đau và hồi phục bệnh nhanh hơn. 
  • hãy kiểm soát chặt chẽ cân nặng của bản thân để tránh tình trạng bị thừa cân, gây áp lực lớn lên cột sống lưng. 
  • Phân bố thời gian làm việc và nghỉ ngơi khoa học, hợp lý để hạn chế stress và căng thẳng. 
  • Chọn ghế ngồi có chiều cao phù hợp với bản thân (đảm bảo hai chân có thể thoải mái chạm xuống sàn), sau khoảng 1 đến 2 giờ làm việc hãy đứng lên vận động cơ thể, chỉ cần thực hiện các động tác cơ bản, nhẹ nhàng để thư giãn cột sống lưng. 

Hãy uống đủ nước mỗi ngày giúp bạn tránh được các cơn đau thắt lưng
Hãy uống đủ nước mỗi ngày giúp bạn tránh được các cơn đau thắt lưng

Bệnh đau thắt lưng có điều trị dứt điểm được không? 

  • Đối với các trường mắc phải bệnh này do bị căng cơ và dây chằng cấp tính thì có thể khỏi hoàn toàn. Với điều kiện phải tuân thủ theo chỉ dẫn và biết cách hạn chế để bệnh không tái phát lại.
  • Còn các trường hợp mắc phải bệnh này do các nhóm nguyên do khác thì khá khó khăn trong việc chữa trị dứt điểm. Vì vậy, quá trình điều trị chỉ giúp làm giảm cơn đau và các triệu chứng của bệnh. 

Bệnh nhân bị đau thắt lưng nên kiêng ăn gì?

Dưới đây là một số loại thực phẩm bệnh nhân phải hạn chế ăn để tránh bệnh tái phát:

  • Một số loại thực phẩm có nhiều đường như nước ngọt, bánh, kẹo,...
  • Một số loại thức ăn được chế biến sẵn như gà rán, khoai tây chiên, xúc xích,...
  • Một số chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia, cà phê,... 

Kết luận

Hi vọng với những thông tin đã được cung cấp trong bài viết này, các bạn đã hiểu rõ hơn về triệu chứng của bệnh đau thắt lưng, đồng thời giúp các bạn giải đáp các thắc mắc về giải pháp chữa trị cũng như các cách phòng ngừa tình trạng này. 

Bệnh viện Phương Đông là một trong những bệnh viện hàng đầu tại Việt Nam về chăm sóc sức khỏe cho người Việt, với đội ngũ bác sĩ đã có tay nghề và kinh nghiệm lâu năm, dịch vụ chăm sóc tận tình cùng với các trang thiết bị hiện đại. Tại đây, bệnh nhân sẽ được các bác sĩ chẩn đoán và được tiếp cận các phương pháp điều trị thích hợp nhất để cải thiện triệu chứng đau thắt lưng.

Nếu bạn đang nghi ngờ và có các triệu chứng đã được đề cập phía trên, hãy đến Bệnh viện Phương Đông để được khám và tư vấn bởi các bác sĩ có tay nghề cao cũng như nhận được sự chăm sóc tận tâm nhất.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

1,632

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

19001806 Đặt lịch khám