Ho khan là tình trạng cơn ho xuất hiện không kèm đờm nhưng gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu ở cổ họng. Đây là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang phản ứng lại với các dị nguyên (khói bụi, phấn hoa, không khí khô hanh), hoặc cho biết những vấn đề tiềm ẩn về sức khỏe.
Ho khan là gì?
Ho khan xuất hiện khi cơ thể khởi phát các cơn ho không kèm đờm hoặc dịch nhầy. Tình trạng này khiến bạn có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu trước các tác nhân kích thích lên cổ họng.

Ho khan là hiện tượng ho không kèm đờm
Việc xác định căn nguyên gây ho khan thường khó khăn do không thể lấy dịch đờm xét nghiệm. Phương pháp chẩn đoán chủ yếu dựa vào kỹ thuật hình ảnh, thăm khám chức năng phổi và xét nghiệm máu đặc hiệu.
Dấu hiệu nhận biết ho khan
Việc phân biệt ho khan và ho kèm đờm là bước quan trọng, xác định hướng can thiệp điều trị phù hợp. Theo đó bạn có thể nhận biết dựa vào các biểu hiện kèm theo sau:
- Đau hoặc hốt ở cổ họng do quá trình kích thích hoặc các đầu dây thần kinh trong cổ bị viêm.
- Đau cơ ngực hoặc vùng bụng do ho dai dẳng khiến các bộ phận này bị căng lên.
Ho khan cảnh báo các bệnh lý nào?
Ho khan hình thành bởi nhiều nguyên nhân bệnh lý khác nhau, phần lớn liên quan đến các vấn đề về hô hấp. Mỗi cá nhân cần chủ động nhận biết, kịp thời khắc phục trước khi gây những ảnh hưởng nguy hiểm lên sức khỏe.
- Bệnh viêm đường hô hấp trên hoặc dưới như viêm hầu họng, viêm phế quản, viêm phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, dị ứng đường thở,... Ho khan có thể xuất hiện vào bất kỳ giai đoạn nào của bệnh, cần sớm can thiệp điều trị.
- Ho gà gây nên bởi trực khuẩn ho gà Bordetella Pertussis, biểu hiện ban đầu tương đối giống cảm lạnh. Bệnh tình chuyển biến nặng có thể khiến cơ thể mệt mỏi, nôn ói, khó chịu hoặc ho thành từng cơn.
- Hen suyễn là nguyên nhân gây ho khan thường gặp nhất, liên quan đến cơ chế dị ứng của cơ thể. Các cơn hen xuất hiện có thể kích thích đường thở, viêm hệ hô hấp, phù nề và ho dữ dội.
- Lao hình thành bởi vi khuẩn Koch, có mức độ lây nhiễm cao và ảnh hưởng trực tiếp đến phổi. Ho khan là triệu chứng điển hình của lao, thường kéo dài đến khi các biểu hiện khác xuất hiện.
- Bệnh về tim khiến chức năng hoạt động thông thường dần suy yếu, dẫn đến tuần hoàn phổi bị ứ trệ gây nên ho khan kéo dài.
- Ung thư phổi được coi là nguyên nhân gây ho khan nguy hiểm nhất. Bạn có thể nghi ngờ dựa vào các triệu chứng kéo dài dai dẳng, không đáp ứng với hướng điều trị thông thường.

Nguyên nhân bệnh lý dẫn đến ho kích thích, không sản sinh đờm
Tác nhân gây ho không kèm đờm lành tính hơn có thể xem xét đến các tác nhân gây kích ứng đường hô hấp. Bao gồm khói bụi, nấm mốc, phấn hoa, các hoạt chất khoa học, không khí quá khô hoặc thời tiết chuyển lạnh.
Biến chứng nguy hiểm
Ho khan thường diễn biến trong thời gian dài gây nên những cảm giác khó chịu. Nguy hiểm hơn bạn có thể đối mặt với nguy cơ biến chứng như:
- Mất ngủ.
- Suy nhược cơ thể.
- Chán ăn.
- Ho ra máu.
- Đau họng.
- Khó thở.
- Khàn tiếng.
Những vấn đề này ban đầu không đe dọa đến tính mạng người bệnh, song có thể tác động lên chất lượng cuộc sống. Bệnh nhân liên hệ 1900 1806 hoặc Đặt lịch khám với chuyên khoa Tai - Mũi - Họng, Bệnh viện Đa khoa Phương Đông trong thời gian sớm nhất.
Triệu chứng cần thăm khám bác sĩ sớm
Bệnh nhân cần đặc biệt thăm khám y tế sớm nếu cơ thể xuất hiện các triệu chứng cảnh báo nguy hiểm như:
- Thở khò khè.
- Cổ họng cảm giác có vật cản trở, mắc nghẹn.
- Khó thở, thở gấp.
- Nuốt khó.

Dấu hiệu nhận biết bệnh tình chuyển biến nguy hiểm
Chẩn đoán và điều trị sớm là biện pháp phòng ngừa bệnh diễn tiến, chuyển biến nặng. Mọi triệu chứng của cơ thể đều cảnh báo vấn đề bất thường, cần đặc biệt lưu tâm.
Đối tượng nguy cơ
Ho khan có thể khởi phát ở mọi lứa tuổi, giới tính song tập trung cao ở nhóm đối tượng sau:
- Tiền sử mắc các bệnh lý như nhiễm trùng đường hô hấp trên, viêm phổi, trào ngược dạ dày thực quản, mắc bệnh lao hoặc có khối u tiềm ẩn.
- Một số yếu tố môi trường liên quan như thời tiết chuyển lạnh, ô nhiễm không khí, tác dụng phụ thuốc ức chế men chuyển.
Phương pháp chẩn đoán
Tương tự như các bệnh lý khác, việc tìm kiếm nguyên nhân bước đầu từ việc khai thác triệu chứng và tiền sử bệnh. Các chỉ định xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh được xem xét sau đó như:
- Chụp CT, X-quang cho phép quan sát hình ảnh bên trong vùng ngực, phát hiện nghi cờ các tổn thương.
- Phép đo xoắn ốc kiểm tra chức năng hoạt động của phổi.
- Đo phế dung chẩn đoán phân biệt hen suyễn, IPF.
- Nội soi đường tiêu hóa trên kiểm tra các vấn đề nghi ngờ liên quan đến thực quản, dạ dày hoặc ruột non.
- Nội soi phế quản đánh giá tình trạng đường thở, khí quản người bệnh.

Phương pháp chẩn đoán bệnh tại cơ sở y tế
Hướng điều trị ho khan
Điều trị ho khan thường tập trung vào xử lý nguyên nhân, giảm nhẹ các triệu chứng liên quan và tần suất cơn ho. Dưới đây là một số hướng can thiệp có thể được chỉ định can thiệp:
- Ngậm viên trị ho chứa các thành phần lành tính như tinh dầu bạc hà, khuynh diệp, mật ong, cam thảo, glycerin,... để làm dịu cơn ho cục bộ. Cách này thường chỉ phù hợp với bệnh nhân triệu chứng nhẹ, chưa diễn tiến nặng.
- Thuốc trị ho như Codein, Dextromethorphan có tác dụng trong điều trị ho, giảm đau, an thần. Song tiềm ẩn nguy cơ tác dụng phụ như buồn nôn, nôn, táo bón,... nên cần sử dụng theo đơn kê bác sĩ.
- Một số loại thuốc có đặc tính chống ho khác như hydrocodone, hydromorphone, methadone, morphin,... Tuy nhiên đây là các dạng thuốc phiện, chỉ dùng khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
- Kê cao đầu gối khi ngủ lên khoảng 10 - 15cm, được chứng minh hữu hiệu với tình trạng chảy dịch mũi sau hoặc triệu chứng bởi trào ngược dạ dày.
- Tắm nước nóng là một cách làm dịu cổ họng bị khô, rát hữu hiệu, nên thực hiện đều đặn hàng ngày.

Một số phương pháp, hướng dẫn điều trị ho khan hiệu quả
Biện pháp phòng ngừa ho khan
Ho khan là một trong những triệu chứng cảnh báo bệnh lý hô hấp, dạ dày nguy hiểm. Chủ động nâng cao sức đề kháng qua chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt thường ngày là biện pháp phòng tránh tối ưu hơn cả.
Dưới đây là một số gợi ý từ chuyên gia mà bạn có thể tham khảo:
- Mỗi ngày uống đủ 1.5 - 2l nước, liều lượng có thể tăng lên với nhóm bệnh nhân đặc biệt. Việc này giúp làm giảm tình trạng khô niêm mạc, giữ ấm cổ họng, ngăn ngừa các kích ứng không mong muốn. Song ưu tiên uống nước ấm, nóng thay cho nước lạnh.
- Bổ sung vitamin C cho cơ thể, nâng cao sức khỏe hệ miễn dịch từ đó chống lại sự tấn công của virus. Một số thực phẩm tự nhiên cung cấp lượng vitamin C dồi dạo như cà chua, cam, chanh, dứa, cà chua,...
- Uống trà gừng mật ong, nước chanh mật ong hoặc ăn trực tiếp trước khi ngủ được chứng minh có thể giảm thiểu tình trạng ho. Đây cũng là vị thuốc Đông y được ứng dụng phổ biến trong các loại thuốc trị ho.
- Thiết lập chế độ nghỉ ngơi đầy đủ, phù hợp với bản thân, tránh những tác động không mong muốn từ môi trường, công việc gây ra.
- Tránh sử dụng thuốc lá hoặc tiếp xúc lâu ngày trong môi trường nhiều khói thuốc lá có thể làm niêm mạc bị kích thích, dẫn đến tình trạng ho kéo dài.
- Vào thời điểm khô hanh, chuyển lạnh đột ngột nên sử dụng máy tạo ẩm không khí giúp cân bằng lại độ ẩm cho không gian sống.

Gợi ý phòng ngừa ho không kèm đờm khởi phát
Ho khan không phải hiện tượng hiếm gặp, có thể xuất hiện đột ngột do các tác nhân gây kích thích niêm mạc hoặc cảnh báo bệnh lý tiềm ẩn. Bệnh nhân cần đến cơ sở y tế thăm khám, nhận chỉ định can thiệp kịp thời trước khi chuyển biến nặng.