Hội chứng ruột kích thích: Nguyên nhân, dấu hiệu và biện pháp phòng ngừa

Phan Ngọc Linh

26-05-2022

goole news
16

Hội chứng ruột kích thích là một trong những bệnh tiêu hoá phổ biến, đang có xu hướng ngày một tăng. Mặc dù bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nhưng gây nên những triệu chứng khiến người bệnh khó chịu, mệt mỏi ảnh hưởng tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Cùng tìm hiểu những thông tin hữu ích về căn bệnh này để biết cách phòng ngừa hiệu quả.

Tìm hiểu hội chứng ruột kích thích là gì?

Hội chứng ruột kích thích (IBS) có tên tiếng Anh là irritable bowel syndrome. Đây là một hiện tượng ruột bị rối loạn chức năng, tái đi tái lại nhiều lần mà khi người bệnh đi khám lại không tìm thấy các tổn thương về ruột. Tại Việt Nam, hội chứng này còn được gọi với cái tên viêm đại tràng co thắt, viêm đại tràng mãn tính.

Đây là một trong những bệnh đường ruột phổ biến nhất với tỷ lệ mắc từ 5 đến 20% dân số tùy vào từng vùng dân cư. Mặc dù hội chứng này lành tính, không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống bệnh nhân. Vì thế, nếu có dấu hiệu người bệnh nên thăm khám và chữa trị kịp thời.

Ruột kích thích là bệnh lý liên quan tới chức năng tiêu hoá

Ruột kích thích là bệnh lý liên quan tới chức năng tiêu hoá

Nguyên nhân cơ bản của bệnh hội chứng ruột kích thích

Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa đưa ra được kết luận chính xác gây nên hội chứng ruột kích thích. Nhưng có thể nhận định rằng có nhiều yếu tố liên quan tới căn bệnh này cụ thể như:

  • Stress: Tâm lý căng thẳng, lo âu quá nhiều, luôn suy nghĩ trong thời gian dài khiến các triệu chứng ngày càng xuất hiện nhiều với tần suất và mức độ nghiêm trọng hơn.
  • Thực phẩm: Hội chứng này có thể xuất hiện khi bạn ăn một số thực phẩm nhất định nào đó, tùy vào cơ địa từng người.
  • Do bệnh nhân bị nhiễm khuẩn đường tiêu hoá.
  • Do bị tác dụng phụ của một số loại thuốc kháng sinh gây nên tình trạng đau bụng hoặc táo bón.
  • Sự thay đổi nội tiết tố nhất là nồng độ hormone trong chu kỳ kinh nguyệt.
  • Yếu tố di truyền.

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh ruột kích thích

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh ruột kích thích

Ruột kích thích triệu chứng như thế nào?

Bệnh không quá nguy hiểm tới tính mạng nhưng sẽ có những triệu chứng gây khó chịu cho bệnh nhân ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe cũng như sinh hoạt hằng ngày. Dưới đây là những triệu chứng căn bản của bệnh gồm:

Đau bụng

Đau bụng không có đặc điểm cụ thể, không có vị trí nhất định có thể đau dọc khung đại tràng và đau nhiều hơn khi ăn hoặc khi chưa ăn xong cũng có cảm giác đau. Có nhiều trường hợp đau do lạnh bụng, tình trạng này diễn ra khoảng một đến hai ngày hoặc kéo dài triền miên, một tháng đau vài lần hoặc nhiều tháng đau một lần tùy từng người.

Táo bón và tiêu chảy

Phân táo thường kèm theo nhầy bọc ngoài phân, không có máu nếu phát hiện có máu chắc chắn là bệnh lý khác. Bệnh nhân nên theo dõi cẩn thận để biết được hướng điều trị chính xác hơn.

Các triệu chứng khác

Bên cạnh những triệu chứng kể trên, có nhiều biểu hiện khác thường gặp đó là:

  • Bụng đầy hơi có cảm giác nặng, chướng bụng.
  • Nhức đầu.
  • Mất ngủ.
  • Trung tiện nhiều, cảm giác đi chưa hết phân và muốn đi nhiều lần.

Những triệu chứng này không đặc hiệu và có thể thay đổi theo thời gian phụ thuộc vào thói quen sinh hoạt và ăn uống hằng ngày của người bệnh. Chẳng hạn như việc bạn ăn thức ăn không phù hợp sẽ xuất hiện thêm nhiều triệu chứng rối loạn tiêu hóa ngay lập tức còn nếu bạn thực hiện kiêng khem tốt biểu hiện có thể mất đi sau đó. Vì vậy. các chuyên gia khuyến cáo khi có biểu hiện bệnh nhân nên đến cơ sở y tế, thăm khám và xét nghiệm để điều trị bệnh càng sớm càng tốt.

Có nhiều triệu chứng mà bệnh ruột kích thích gây nên

Có nhiều triệu chứng mà bệnh ruột kích thích gây nên

Những đối tượng dễ bị bệnh hội chứng ruột kích thích

Theo nghiên cứu từ các chuyên gia, đối tượng có nguy cơ mắc bệnh ruột kích thích bao gồm những đối tượng sau:

  • Những người thuộc độ tuổi dưới 45.
  • Những người hay lo âu, trầm cảm hoặc trong trạng thái tinh thần không ổn định, thường xuyên suy nghĩ về một vấn đề gì đó trong cuộc sống.
  • Đối tượng nữ giới thường dễ mắc bệnh cao hơn nam giới bởi sự thay đổi nội tiết tố.
  • Những người có tiền sử gia đình mắc các bệnh lý về đường ruột, hệ tiêu hoá rối loạn, ăn uống mất vệ sinh, sinh hoạt không đúng giờ giấc.
  • Trẻ em cũng đang ngày càng dễ mắc hội chứng này bởi do áp lực từ thi cử, trầm cảm, các yếu tố gia đình, xã hội khiến trẻ bị căng thẳng và dễ dẫn tới bệnh hơn.

Có nhiều đối tượng nguy cơ dễ mắc bệnh ruột kích thích

Có nhiều đối tượng nguy cơ dễ mắc bệnh ruột kích thích

Các biện pháp chẩn đoán chứng ruột kích thích

Do bệnh có triệu chứng không đặc hiệu, thế nên hội chứng này thường được chẩn đoán chủ yếu bằng phương pháp loại trừ. Dưới đây là một số phương pháp các bác sĩ hay sử dụng nhất đó là:

Nội soi đại trực tràng

Đến nay nội soi trực tràng ống mềm đang được đánh giá là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán các bệnh lý đại trực tràng, các khối u, ung thư, tổn thương viêm loét và chảy máu. Biện pháp này giúp các bác sĩ có được nhiều thông tin như:

  • Giúp phát hiện ra những tổn thương bệnh lý đại trực tràng, viêm, polyp, ung thư,...
  • Qua nội soi có thể sinh thiết tổn thương làm xét nghiệm các tế bào giúp chuẩn hóa chính xác bệnh hơn.
  • Nội soi điều trị: Thực hiện cắt polyp qua nội soi, cầm máu qua nội soi và nhiều biện pháp điều trị khác.

Siêu âm bụng

Siêu âm, chụp cắt lớp vi tính bụng giúp các bác sĩ có thể phát hiện ra các khối u, tình trạng viêm nhiễm có thể là nguyên nhân gây nên tình trạng đau bụng Từ đó đưa ra được kết luận chính xác về bệnh.

Xét nghiệm phân

Trong một số trường hợp có thể tiến hành xét nghiệm phân để tìm ký sinh trùng, vi khuẩn phục vụ tốt nhất cho chẩn đoán và điều trị. Nên người bệnh cần hợp tác với bác sĩ để đưa ra biện pháp điều trị phù hợp nhất.

Bệnh nhân nên lưu ý tuyệt đối không tự chẩn đoán và dùng thuốc khi chưa được khám và chỉ định của bác sĩ. Bởi nếu dùng sai thuốc và điều trị không đúng cách dẫn tới nguy hiểm tới tính mạng và sức khỏe.

Có nhiều phương pháp chẩn đoán bệnh chính xác

Có nhiều phương pháp chẩn đoán bệnh chính xác

Xem ngay hội chứng ruột kích thích nên ăn gì và kiêng gì?

Người mắc bệnh ruột kích thích nên tuân thủ một chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh cùng với việc thay đổi thói quen sinh hoạt. Cụ thể bệnh nhân cần thực hiện chế độ dinh dưỡng theo lời khuyên của bác sĩ như sau:

Những thực phẩm nên ăn và cách ăn phù hợp với bệnh

Thực phẩm dành cho bệnh nhân hội chứng này cần lựa chọn những thực phẩm sạch, an toàn không chứa bất cứ hóa chất, độc hại hay chất bảo quản. Bệnh nhân nên tăng cường bổ sung thêm các món ăn nhiều chất xơ từ rau xanh, củ quả, trái cây nhất là hoa quả giàu kali như đu đủ, chuối. Với người lớn nên bổ sung mỗi ngày từ 21 đến 38g chất xơ nhưng cần bổ sung từ từ và tăng dần.

Người bệnh cũng nên duy trì chế độ dinh dưỡng cân bằng, ít tiêu thụ chất béo, nên ăn nhiều mì ống, gạo, bánh mì ngũ cốc nguyên cám. Hãy thực hiện ăn thành nhiều bữa trong ngày, nên ăn ít thực phẩm trong một lần ăn hạn chế đau bụng và tiêu chảy.

Khi ăn nên ăn chậm, nhai kỹ để hạn chế nuốt vào làm giảm đầy bụng chướng hơi, giảm sự căng giãn đột ngột của ống tiêu hoá. Từ đó hạn chế kích thích co bóp ruột, giảm số lần đi ngoài và giảm đau hiệu quả.

Người bệnh nên ăn thực phẩm sạch tốt cho hệ tiêu hoá

Người bệnh nên ăn thực phẩm sạch tốt cho hệ tiêu hoá

Hội chứng ruột kích thích kiêng ăn gì?

Nhiều bệnh nhân cũng đang đặt ra câu hỏi, bị ruột kích thích nên kiêng ăn gì. Dưới đây là một vài món thực phẩm kiêng ăn dành cho người bệnh:

  • Các thực phẩm sống như rau sống, gỏi cá những món ăn lạ chưa qua nấu chín.
  • Dưa cà muối, các loại gia vị chua cay.
  • Các loại trái cây khô, trái cây đóng hộp bởi chúng có hàm lượng đường cao dễ gây táo bón, tiêu chảy và đầy hơi, khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Thức ăn có hàm lượng dầu mỡ quá cao như các món xào, rán, những thực phẩm giàu chất béo động vật cũng gây nên tình trạng ruột co thắt nhiều hơn. Nên sử dụng chất béo có nguồn gốc thực vật như dầu đậu nành, dầu cá, dầu mè,....
  • Hạn chế ăn các thực phẩm dễ sinh hơi như đậu, bắp cải, cải xanh, hành,....
  • Không sử dụng các chất kích thích, chất có cồn, ga như rượu, bia, thuốc lá và cà phê.
  • Hạn chế các sản phẩm từ sữa bởi trong thức uống này có lactose rất khó tiêu hóa, gây tiêu chảy và đau quặn bụng hoặc táo bón.
  • Không nên ăn nhiều hoa quả chua vì có nhiều axit không tốt cho đường tiêu hoá.
  • Không nên ăn no vào buổi tối, không tiêu thụ thực phẩm nhiều chất dinh dưỡng vì khiến hệ tiêu hoá hoạt động quá tải gây đau bụng và tiêu chảy, đầy hơi, khó chịu.
  • Không ăn thức ăn mà người bệnh bị dị ứng.

Bệnh nhân nên kiêng một số loại thực phẩm nêu trên

Bệnh nhân nên kiêng một số loại thực phẩm nêu trên

Một số câu hỏi thường gặp về hội chứng ruột kích thích

Trong quá trình thăm khám và điều trị, bệnh nhân có nhiều câu hỏi đặt ra cần được giải đáp, cụ thể như sau:

Giải đáp: Hội chứng ruột kích thích uống thuốc gì?

Cũng rất nhiều người thắc mắc ruột kích thích nên uống thuốc gì? Ngoài việc xây dựng chế độ ăn uống, bệnh nhân nên sử dụng thêm một số loại thuốc điều trị tùy vào từng triệu chứng như sau:

  • Chống đau: Người bệnh nên sử dụng thuốc co thắt loại hướng cơ như Spasfon, Duspatalin,...
  • Chống táo bón: Bệnh nhân nên dùng thuốc nhuận tràng như Forlax, Duphalac, Tegaserod,...
  • Chống ỉa chảy: Một số cái tên như Smecta, Imodium, Actapulgite,...
  • Chống sinh hơi: Với hai tên thuốc đó là Meteospasmyl, Pepsane,...
  • Thuốc an thần: Người bệnh có thể uống Rotunda, Seduxen, Dogmatil,...
  • Thuốc triệt khuẩn ruột: Mặc dù thuốc này không đóng vai trò quan trọng đối với hội chứng này nhưng ít nhiều có tham gia vào việc hạn chế vi khuẩn phát triển gây nên tiêu chảy mạnh hơn.

Bị ruột kích thích có thể sử dụng một số loại thuốc tùy từng triệu chứng

Bị ruột kích thích có thể sử dụng một số loại thuốc tùy từng triệu chứng

Bị ruột kích thích có tự đỡ được không?

Tùy vào tình trạng bệnh mà có thể bệnh tự đỡ hoặc không, nếu như bạn mới bị nhẹ, có chế độ ăn uống khoa học, nghỉ ngơi đúng giờ, tập luyện thể dục thể thao, thay đổi thói quen xấu bệnh có thể thuyên giảm và đỡ hẳn. Nhưng nếu bạn không có được chế độ dinh dưỡng hợp lý, thường xuyên thức khuya, ăn những thực phẩm ảnh hưởng hệ tiêu hoá chắc chắn sẽ không thể tự khỏi bệnh.

Ruột kích thích có nguy hiểm không?

Bệnh ruột kích thích không nguy hiểm đến tính mạng, thế nhưng nếu để bệnh kéo dài và không có phương pháp điều trị phù hợp sẽ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm nhất là hệ tiêu hoá luôn tiêu chảy và táo bón có thể làm tăng nguy cơ bị bệnh trĩ. Hơn nữa, bệnh lý này cũng khiến chất lượng cuộc sống giảm sút, sinh hoạt và thói quen đảo lộn khiến bạn trở nên trầm cảm.

Nên điều trị hội chứng ruột kích thích ở đâu?

Bệnh viện Phương Đông tự hào là đơn vị y tế uy tín được nhiều bệnh trao gửi niềm tin để thăm khám và tiến hành điều trị hội chứng ruột kích thích. Hiện tại, bệnh viện đang được đánh giá với nhiều ưu điểm vượt trội về chất lượng và dịch vụ.

Bệnh viện đang áp dụng công nghệ nội soi NBI sử dụng dàn máy nội soi hiện đại, tân tiến nhất Thế giới giúp phát hiện sớm và chính xác các dấu hiệu bất thường tại cơ quan hệ tiêu hoá nhằm phát hiện những tổn thương dù là nhỏ nhất. Bệnh viện có đội ngũ y bác sỹ có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm tận tâm với nghề hứa hẹn sẽ sớm giúp bệnh nhân hồi phục sức khỏe và khỏi bệnh.

Điều trị bệnh tại cơ sở y tế uy tín nhất

Điều trị bệnh tại cơ sở y tế uy tín nhất

Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về hội chứng ruột kích thích bệnh nhân hay gặp phải. Mong rằng kiến thức này giúp bạn biết cách chăm sóc sức khỏe tốt hơn. Nếu có nhu cầu hãy đến với Bệnh Viện Phương Đông để được thăm khám và điều trị sớm nhất.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
1,636

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám