Phù tay khi mang thai tháng cuối có sao không?

Phù tay khi mang thai tháng cuối có sao không?

Hỏi về: Sản phụ khoa

Khách hàng: Minh Ngọc

Đã hỏi: Ngày 08-02-2022

Kính chào bác sĩ, cháu mang thai tuần 38 và đang bị phù tay khi mang thai tháng cuối, cháu rất lo lắng, kính mong bác sĩ giải đáp và cho cháu lời khuyên ạ.

Đã trả lời / Chủ đề: Sản phụ khoa

Kính chào quý khách Minh Ngọc. Cảm ơn quý khách đã đặt câu hỏi tới chuyên mục Hỏi đáp chuyên gia của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông.

Phù chân, phù tay khi mang thai là hiện tượng sinh lý bình thường, không gây ảnh hưởng gì tới sự phát triển của thai nhi nhưng lại làm nhiều mẹ bầu băn khoăn, lo lắng, không thoải mái trong sinh hoạt hàng ngày.

Nguyên nhân của hiện tượng này chủ yếu do trong thời gian mang thai, cơ thể mẹ sản xuất thêm 50% lượng máu và chất lỏng đáp ứng cho nhu cầu phát triển của thai nhi, đồng thời giúp khớp xương chậu và các mô tế bào trong cơ thể mẹ giãn ra nhằm chuẩn bị tốt cho cuộc sinh nở, gây nên hiện tượng phù nề, đặc biệt nhiều mẹ hay gặp phù chân, phù tay khi mang thai tháng cuối.

Ngoài ra phù tay, phù chân còn do một số nguyên nhân khác như:

  • Mẹ bầu đứng/ngồi quá lâu một chỗ, đi quá nhiều, ngồi vắt chân, khoanh chân, đi giày cao gót…
  • Chế độ ăn thiếu canxi và kali, trong đó kali giúp duy trì chất lỏng và điện giải trong tế bào (do lượng máu tăng thêm 50% khi mang thai, cơ thể cũng cần tăng điện giải nhằm giữ cân bằng hóa chất).
  • Tiêu thụ nhiều thực phẩm chứa caffein, natri (muối).
  • Làm việc nhiều, quá sức, ít nghỉ ngơi.
  • Thời tiết nóng bức cũng có thể gây hiện tượng phù nề khi mang thai.

Để giảm và phòng tránh phù nề khi mang thai, mẹ bầu có thể áp dụng một số biện pháp sau đây:

  • Giữ cơ thể luôn đủ nước khi mang bầu, tránh tích nước trong cơ thể gây phù.
  • Ăn nhạt, hạn chế ăn nhiều muối vì sẽ làm cơ thể tích nước.
  • Bổ sung kali trong bữa ăn hàng ngày với hoa quả như chuối, rau xanh, khoai lang, khoai tây, thịt gà, thịt đỏ, tôm, cua, cá, sữa, sữa chua, các loại hạt…
  • Tránh mặc quần áo quá chật, đi giày chật, tất chật… Nên đi giày bệt, thoải mái và chắc chắn.
  • Thường xuyên vận động nhẹ nhàng như đi bộ bơi lội, yoga…
  • Khi ngủ nên đặt thêm một chiếc gối để gác chân; lúc ngồi cũng cần một chiếc ghế con ở dưới để kê chân giúp máu lưu thông dễ dàng.
  • Tránh đứng nắng quá lâu có thể làm thân nhiệt tăng khiến tình trạng phù trầm trọng hơn.

Nhìn chung, phù tay, phù chân vào những tháng cuối thai kỳ không gây  nguy hiểm cho mẹ và bé. Tuy nhiên nếu mẹ cảm thấy khó chịu nhiều, tê mỏi và đau, áp dụng các biện pháp giảm phù nề vẫn không đỡ thì nên đi khám bác sĩ để được tư vấn. 

Hy vọng câu trả lời trên đã giải đáp được những thắc mắc về phù tay khi mang thai tháng cuối của mẹ bầu. Cảm ơn mẹ đã tin tưởng gửi câu hỏi tới Phương Đông. Để được tư vấn chi tiết hoặc đăng ký khám thai tại bệnh viện, mẹ vui lòng liên hệ 19001806.

Đặt câu hỏi

Mọi thắc mắc của Quý khách sẽ được chuyên gia của chúng tôi giải đáp nhanh nhất

Sinh mổ ăn bánh canh được không?

Đã hỏi: Ngày 10-12-2024
Chào bác sĩ! Em vừa sinh mổ được hơn một tuần và đang dần trở lại với các món ăn yêu thích. Em rất thích ăn bánh canh nhưng không biết sau sinh mổ thì...

Sinh mổ có được ăn khổ qua không?

Đã hỏi: 10-12-2024
Chào bác sĩ! Tôi mới sinh mổ được khoảng 2 tuần và có nghe một số người nói rằng không nên ăn khổ qua vì nó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên,...

Sinh mổ có ăn được sữa chua nếp cẩm không?

Đã hỏi: 10-12-2024
Chào bác sĩ! Tôi vừa mới sinh mổ và rất thích ăn sữa chua nếp cẩm, nhưng không biết liệu món này có phù hợp với người mới sinh mổ như tôi không? Rất mong...

Nhịn ăn trước khi sinh mổ có bắt buộc không?

Đã hỏi: 10-12-2024
Chào bác sĩ! Tôi đang sắp đến tuần sinh mổ và nghe nói cần phải nhịn ăn trước khi vào phòng mổ. Điều này có thực sự cần thiết không và cần phải nhịn ăn...

Bị tiểu đường có sinh mổ được không?

Đã hỏi: 10-12-2024
Chào bác sĩ! Tôi hiện đang mang thai và bị tiểu đường thai kỳ. Tôi nghe nói rằng có thể phải sinh mổ, nhưng không rõ liệu với tình trạng tiểu đường, tôi có thể...
19001806 Đặt lịch khám