Hướng dẫn cách chăm sóc sau phẫu thuật trĩ

Đào Thị Huyền

13-04-2021

goole news
16

Cắt trĩ là phương pháp hiệu quả để loại bỏ triệt để những rắc rối do búi trĩ gây ra. Tuy nhiên, để đảm bảo kết quả điều trị tốt nhất và ngăn ngừa các biến chứng thì người bệnh phải biết cách chăm sóc sau phẫu thuật trĩ. Trong bài viết này, Bệnh viện Đa khoa Phương Đông sẽ có những lời khuyên hữu ích cho bạn.

Những vấn đề thường gặp sau mổ trĩ

Sau khi mổ trĩ, người bệnh thường phải đối mặt với một số vấn đề khó chịu như đau, chảy máu, đại tiện bất thường hoặc chảy dịch

Đau: Hầu hết các bệnh nhân đều bị đau từ mức độ trung bình đến nặng sau khi cắt mổ trĩ theo phương pháp truyền thống và cần sử dụng thuốc giảm đau để giảm sự khó chịu. Các phương pháp cắt trĩ khác, như sử dụng tia laser, sóng siêu âm,....có thể ít gây đau hơn so với mổ trĩ truyền thống. Theo các bác sĩ, cơn đau sau khi mổ trĩ sẽ thuyên giảm sau 2 tuần.

Sau khi thực hiện phẫu thuật cắt trĩ, người bệnh thường phải đối mặt với cảm giác đau, ra máu đỏ cục, đại tiện bất thường,...
Sau khi thực hiện phẫu thuật cắt trĩ, người bệnh thường phải đối mặt với cảm giác đau, ra máu đỏ cục, đại tiện bất thường,...

Ra máu đỏ cục: Bất cứ cuộc phẫu thuật nào cũng có thể gây chảy máu sau khi thực hiện. Cắt trĩ cũng vậy, người bệnh sẽ được loại bỏ các mạch máu từ đó làm tăng nguy cơ chảy máu trong những ngày đầu. Tình trạng xuất huyết sau mổ trĩ xuất hiện phổ biến ở những bệnh nhân đang sử dụng thuốc làm loãng máu và bị rối loạn chảy máu. Nếu vết thương ra máu cục, bạn cần thông báo cho bác sĩ để có phương án xử lý tốt nhất.

Đại tiện bất thường: Theo thống kê, sau khi phẫu thuật cắt trĩ, có khoảng 1/3 người bệnh bị bí tiểu, tiểu rắt kèm theo cảm giác nặng hậu môn. Bí tiểu xảy ra khi trực tràng bị sưng lên sau phẫu thuật, ngoài ra đây cũng là kết quả của việc sử dụng thuốc tê, đặc biệt là thuốc gây tê tủy sống.  Thông thường người bệnh sẽ có thể đi tiểu trở lại sau khi thuốc tê tan hoàn toàn. Trong trường hợp không thể đi tiểu tiện trong 24 giờ, việc đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám là cần thiết.

­Ra dịch kéo dài: Bình thường sau 8 tuần phẫu thuật, rỉ dịch vết thương sẽ hoàn toàn hết. Trường hợp nếu sau 8 tuần, bệnh nhân vẫn thấy vết thương rỉ dịch thì cần đến cơ sở y tế khám lại, bởi đây có thể là dấu hiệu cảm báo nhiễm trùng.

Những điều cần làm sau phẫu thuật trĩ

Phẫu thuật mổ trĩ thông thường chỉ được áp dụng với bệnh nhân trĩ cấp độ 4. Đây là mức độ nặng nhất, các búi trĩ có kích thước lớn và đã sa lòi ra bên ngoài hậu môn, có nguy cơ cao gây biến chứng. Bởi vậy, mổ trĩ là phương pháp tối ưu nhất được lựa chọn nhằm điều trị nhanh chóng, dứt điểm, giảm cảm giác đau đớn kéo dài cho người bệnh.

Vì kích thước búi trĩ lớn nên người bệnh chắc chắn sẽ phải đối mặt với cảm giác đau đớn và khó chịu sau thời gian mổ trĩ. Do vậy cách chăm sóc sau mổ trĩ đóng vai trò vô cùng quan trọng, giúp người bệnh sớm lành vết thương, phục hồi sớm sức khỏe, xử lý triệt để các biến chứng hậu phẫu (nếu có). 

Dưới đây việc cần làm sau phẫu thuật cắt trĩ mà người bệnh cần lưu ý:

Vệ sinh sạch sẽ và giữ vết mổ trĩ luôn khô thoáng

Cách chăm sóc sau mổ trĩ tốt nhất chính là dùng nước ấm rửa sạch vết thương và vùng hậu môn. Chú ý, người bệnh chỉ cần rửa nhẹ nhàng, tránh không làm vết mổ tổn thương và chảy máu. Ngoài ra, nên dùng nước lọc đun sôi để nguội để rửa, pha thêm chút muối để rửa. Nếu có thời gian, đun nước lá trầu không, lá chè sẽ càng mang lại hiệu quả diệt khuẩn, làm sạch vết thương sau phẫu thuật trĩ tốt hơn.

Dùng nước trầu không vệ sinh hậu môn giúp sát khuẩn vết thương sau mổ trĩ cực tốt
Dùng nước trầu không vệ sinh hậu môn giúp sát khuẩn vết thương sau mổ trĩ cực tốt

Sau khi vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn, hãy dùng khăn mềm lau nhẹ nhàng, thấm khô nước, chú ý không dùng giấy khô lau chùi tránh làm trầy xước vết thương. Tiếp theo sát khuẩn lại vết thương bằng dung dịch Betadine 10% hoặc dung dịch xanh methylen,…Việc làm này sẽ giúp người bệnh giảm cảm giác ngứa ở giai đoạn đang lành vết thương, kéo da non.

Chú ý: Khoảng 1 - 2 tuần sau mổ trĩ là thời điểm rất quan trọng trong việc phục hồi vết thương, chình bởi vậy, người bệnh lắng nghe mọi hướng dẫn từ bác sĩ điều trị. Ngoài ra, tuyệt đối không tự ý dùng các loại thuốc bôi, ngâm rửa vết thương khi chưa có sự chỉ định cụ thể.

Vận động nhẹ nhàng

Vận động nên nhẹ nhàng cũng là điều mà người bệnh cần khi nhớ khi chăm sóc vết mổ sau phẫu thuật trĩ. Việc này nhằm giúp vết thương mau lành hơn, hạn chế nguy cơ chảy máu.

Ngoài ra, bác sĩ cũng khuyến khích người bệnh không nên ngồi quá lâu, không chơi các môn thể thao mạnh đặc biệt là chạy và bơi lội  để hạn chế tạo áp lực lên vùng hậu môn. Bởi các hoạt động này gây chảy máu và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng vết thương.

Chế độ ăn uống và bổ sung dinh dưỡng khoa học

Sau 6 giờ phẫu thuật cắt trĩ, nếu như người bệnh không có triệu chứng nôn ói hoặc các biểu hiện bất thường khác thì có thể các món ăn mềm, dễ ăn như: cháo, soup, các món hầm, nhừ… để tốt cho hệ tiêu hóa đồng thời giúp việc đi đại tiện dễ dàng hơn. Khoảng 1 tuần sau mổ trĩ là thời điểm sức khỏe người bệnh được cải thiện hơn thì có thể ăn thêm cơm mềm kết hợp với món hầm nhừ.

Ăn nhiều rau xanh để ngăn ngừa táo bón cũng là cách chăm sóc sau phẫu thuật trĩ hiệu quả
Ăn nhiều rau xanh để ngăn ngừa táo bón cũng là cách chăm sóc sau phẫu thuật trĩ hiệu quả

Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần tăng cường các chất xơ, rau xanh trong khẩu phần ăn hàng ngày. Đây là cách tốt để thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động tốt, đồng thời cải thiện và phòng ngừa hiệu quả chứng táo – một yếu tố hàng đầu làm tái phát bệnh trĩ.

Các loại thực phẩm tốt cho người vừa mổ trĩ có thể kể đến như:

  • Thực phẩm giàu đạm: Thịt nạc, cá, ức gà, tôm,...
  • Chất béo có lợi: Dầu oliu, dầu gạo,...
  • Sữa chua, phô mai.
  • Các loại rau xanh: Rau lang, rau mồng tơi, rau ngót,  rau đay,...
  • Các loại củ: khoai lang, khoai tây… 
  • Các loại hoa quả tươi: Chuối, lê, táo, bưởi, cam, quýt, kiwi, nho… 
  • Hạt ngũ cốc: Hạt óc chó, hạt chia, hạnh nhân, hạt điều… 

Ngoài ra, người bệnh sau mổ trĩ cũng cần kiêng các thực phẩm sau:

  • Đồ ăn cay nóng không, chứa nhiều gia vị tiêu, tỏi, ớt… 
  • Đồ uống chứa cồn hoặc chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá, cafe… 
  • Đồ uống có gas.
  • Các loại thực phẩm có vị ngọt nhân tạo như: bánh gato, bánh ngọt…

Lưu ý những dấu hiệu bất thường để thông báo ngay cho bác sĩ

Sau khi phẫu thuật cắt trĩ, người bệnh cần thông báo ngay tới bác sĩ điều trị để có hướng giải quyết kịp thời nếu như phát hiện thấy những dấu hiệu bất thường sau:

  • Cảm giác đau đớn dữ dội hoặc kéo dài liên tục nhiều ngày không dứt.
  • Vết thương chảy dịch nhiều, kéo dài.
  • Đại tiện lắt nhắt, nhiều lần trong ngày và mỗi lần chỉ đi được rất ít kèm theo đó là cảm giác đau và nặng hậu môn kéo dài.
  • Ra máu cục.

Nếu xuất hiện cục máu đông sau khi đại tiện, người bệnh cần liên hệ với bác sĩ ngay
Nếu xuất hiện cục máu đông sau khi đại tiện, người bệnh cần liên hệ với bác sĩ ngay

Tái khám đúng lịch hẹn của bác sĩ

Việc tái khám đúng lịch sau khi cắt trĩ sẽ giúp bác sĩ theo dõi tình hình phục hồi vết thương đồng thời kịp thời xử lý các bất thường nếu có. Ngoài ra, người bệnh cũng nhận được hướng dẫn, lời tư vấn về cách chăm sóc vết thương sau mổ trĩ đúng nhất.

Những điều nên tránh sau phẫu thuật cắt trĩ

Bên cạnh những cách chăm sóc sau phẫu thuật trĩ được đề cập ở trên, để giúp quá trình phục hồi sức khỏe trở nên nhanh chóng hơn, người bệnh cũng cần tránh hoặc không nên làm một số điều sau:

Không tự ý dùng thuốc điều trị vết mổ

Nghe và làm theo các “mẹo dân gian” trong quá trình phục hồi vết thương sau phẫu thuật trĩ là điều hoàn toàn sai lầm. Bởi đây là thời điểm nhạy cảm, vết mổ rất dễ bị rách, nhiễm trùng. Việc tự ý dùng các cây thuốc dân gian để bôi hay nấu nước ngâm rửa hậu môn lúc này có thể tạo cơ hội thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và tấn công, khiến vết thương bị viêm loét, lâu lành hơn.

Không kéo dài thời gian đi đại tiện

Trên thực tế có khá nhiều người bệnh với thói quen sử dụng ipad, điện thoại khi đi đại tiện. Điều này đã vô tình làm thời gian đại tiện trở nên lâu hơn. Tình trạng trên nếu kéo dài thường khiến cơ thể quen với việc đó, gây ảnh hưởng tới quá trình phục hồi vết thương. Thậm chí, đây còn có thể là nguồn cơn cho bệnh trĩ tái phát. 

Ngoài ra, việc hạn chế đi đại tiện lâu, nhiều lần trong ngày cũng giúp ngăn ngừa nguy cơ táo bón. Được biết đây là bệnh lý hàng đầu dẫn đến trĩ, gây chảy máu vết thương sau phẫu thuật cắt trĩ. 

Việc dùng điện thoại khi đi đại tiện làm tăng nguy cơ táo bón, nhất là những người vừa cắt trĩ
Việc dùng điện thoại khi đi đại tiện làm tăng nguy cơ táo bón, nhất là những người vừa cắt trĩ

Không đi xe máy khi vết mổ chưa lành

Các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo, mọi người bệnh đều không nên đi xe máy trong 2 tuần đầu sau khi phẫu thuật cắt trĩ. Điều này là cách tốt giúp vết thương hạn chế bị cọ xát, va chạm dẫn đến chảy máu.

Kiêng quan hệ tình dục

Người bệnh sau mổ trĩ cần kiêng quan hệ tình dục, đặc biệt là đường hậu môn. Điều này nhằm mục đích giúp vết mổ không bị tổn thương do va chạm, hạn chế những ảnh hưởng không tốt đến quá trình phục hồi bệnh. Nếu vẫn cố quan hệ tình dục sau khi cắt búi trĩ, các chất dịch sinh dục chảy ra ngoài, lan nhanh xuống vùng hậu môn và gây nên tình trạng viêm nhiễm tại vị trí vết mổ.

Vậy mổ trĩ kiêng quan hệ bao lâu?  Theo lời khuyên của các bác sĩ, thời gian trung bình có thể quan hệ tình dục sau phẫu thuật cắt trĩ là 1 tháng.

Trên thực tế sau phẫu thuật 2 tuần, các tổn thương ở hậu môn đã dần liền lại. Cảm giác của người bệnh lúc đó sẽ không còn đau đớn và khó chịu. Tuy nhiên hậu môn của bạn chưa đủ để chịu những tác động lớn khi quan hệ. Việc quan hệ vào thời điểm này cũng rất dễ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng. Vì vậy, người bệnh hãy cố gắng kiêng khem theo chỉ dẫn của bác sĩ để vết thương được lành hoàn toàn.

Không dùng chất kích thích, đồ ăn cay nóng và nhiều dầu mỡ

Để chăm sóc sau phẫu thuật trĩ tốt nhất, người bệnh cũng cần kiêng sử dụng thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, thuốc lá và cả đồ uống có chứa các chất kích thích. Bởi những chất có hại tồn tại trong những thực phẩm này không chỉ gây hại cho sức khỏe, hệ tiêu hóa mà còn khiến vết thương lâu lành hơn. Đặc biệt, đồ ăn cay nóng cũng làm gia tăng nguy cơ táo bón - yếu tố hàng đầu gây tái phát bệnh trĩ.

Vết mổ sau cắt trĩ bao lâu thì lành?

Vết mổ sau cắt trĩ bao lâu thì lành chắc hẳn đang là thắc mắc của khá nhiều người bệnh. Theo các bác sĩ, quá trình phục hồi sau khi phẫu thuật trĩ có thể mất từ một đến sáu tuần. Trong khoảng thời gian này, người bệnh có thể phải đối mặt với cảm giác đau, khó chịu trong bốn tuần đầu tiên sau kể từ khi cắt trĩ và những triệu chứng này sẽ được cải thiện dần theo thời gian.

Việc dùng điện thoại khi đi đại tiện làm tăng nguy cơ táo bón, nhất là những người vừa cắt trĩ
Vết mổ trĩ bao lâu thì lành phụ thuộc nhiều vào cách chăm sóc vết thương của ngưởi bệnh

Thông thường mổ trĩ bao lâu thì lành sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào các yếu tố sau đây:

  • Tình hình sức khỏe người bệnh.
  • Loại phẫu thuật.
  • Kinh nghiệm của bác sĩ.
  • Mức độ nghiêm trọng của triệu chứng trĩ.
  • Số lượng búi trĩ cần được cắt bỏ.
  • Cách chăm sóc vết thương sau phẫu thuật trĩ.

Thông thường, hầu hết người bệnh đều cảm thấy tốt hơn vào tuần đầu sau khi phẫu thuật trĩ nếu như có thể đi phân lỏng hoặc phân mềm. Ngược lại, những người bị táo bón, đi ngoài phân cứng hoặc cần phải dùng sức rặn khi đi đại tiện sẽ có mức độ đau đớn nghiêm trọng hơn.

Đa số người bệnh đã có thể quay trở lại làm việc và thực hiện các hoạt động không cần gắng sức sau phẫu thuật trĩ khoảng một tuần. Sau 2 – 3 tuần, các hoạt động của họ đã diễn ra bình thường, bao gồm cả việc thực hiện động tác thể dục không gây áp lực lên khu vực hậu môn. Chú ý, các hoạt động hoặc bài tập tác động cao cần được hạn chế đến mức tối đa cho đến khi vết thương lành hoàn toàn (thường là sau 6 – 8 tuần thực hiện phẫu thuật cắt trĩ).

Điều quan trọng sau để vết mổ trĩ mau lành là tránh táo bón. Các loại thuốc giảm đau thường được kê bác sĩ kê đơn trong giai đoạn phục hồi sau khi mổ. Do đó, người bệnh cần dùng thuốc đúng theo hướng dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không lạm dụng thuốc. bên cạnh đó cũng xây dựng chế độ ăn uống giàu chất xơ, uống nhiều nước để tránh táo bón. 

Cần làm gì khi vết mổ trĩ bị nhiễm trùng?

Vết mổ trĩ bị nhiễm trùng được xem là là biến chứng nguy hiểm sau mổ trĩ mà mọi người bệnh không nên chủ quan. Tìm trạng này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như:

  • Dụng cụ phẫu thuật không được khử trùng sạch sẽ.
  • Cách chăm sóc vết thương sau phẫu thuật trĩ của người bệnh chưa đúng.

Khi vết mổ trĩ bị sưng tấy, nhiễm trùng, người bệnh cần liên hệ ngay với bác sĩ để khắc phục
Khi vết mổ trĩ bị sưng tấy, nhiễm trùng, người bệnh cần liên hệ ngay với bác sĩ để khắc phục

Hậu môn là vị trí tiếp xúc với chất thải trong cơ thể nên rất dễ bị viêm nhiễm nếu có các tác nhân gây hại tấn công. Trong giai đoạn hậu phẫu, nếu người bệnh vệ sinh đúng cách, khả năng hồi phục sẽ nhanh chóng hơn. Ngược lại, những người lơ là, chủ quan, biến chứng nhiễm trùng có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Dấu hiệu nhận biết vết mổ trĩ bị nhiễm trùng bao gồm: Hậu môn sưng đỏ, có dịch mủ tiết ra. 

Vậy cần làm gì khi vết mổ trĩ bị nhiễm trùng? Ngay khi phát hiện biến chứng này, người bệnh cần nhanh chóng thăm khám và nhờ tới sự can thiệp của bác sĩ. để được xử trí kịp thời. Bởi nếu như tình trạng viêm nhiễm ngày càng lan rộng có thể gây ảnh hưởng  nghiêm trọng đến sức khỏe. Ngoài ra, người bệnh cũng còn phải đối mặt với nguy cơ hình thành tế bào ung thư ác tính.

Hiện nay, Bệnh viện Phương Đông đang áp dụng phẫu thuật cắt trĩ bằng phương pháp Longo với nhiều ưu điểm vượt trội như: Thời gian phẫu thuật ngắn chỉ kéo dài 20-30 phút, không đau, không sưng, không chảy máu, thời gian nằm viện ngắn, tỉ lệ tái phát sau mổ rất ít. Để đăng ký phẫu thuật cắt trĩ đừng quên liên hệ theo số 1900 1806

Trên đây là những hướng dẫn cách chăm sóc sau phẫu thuật trĩ do bênh viện Đa khoa Phương Đông cung cấp. Mọi thắc mắc cần giải đáp cũng như đang bị làm phiền bởi búi trĩ,  hãy liên hệ ngay với bác sỹ Phương Đông theo số Hotline 1900 1806 để được giải đáp mọi thắc mắc, băn khoăn về bệnh.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

5,804

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

19001806 Đặt lịch khám