Làm thế nào để phân biệt huyết áp thấp và hạ đường huyết?

Vũ Tuấn Ngọc

24-11-2021

goole news
16

Hạ đường huyết và tụt huyết áp là 2 tình trạng bệnh lý hay bị nhầm lẫn do có cùng một số triệu chứng. Việc hiểu sai về bệnh dẫn đến sơ cứu và điều trị sai cách, điều này có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng. Đây là 2 tình trạng thường gặp trong cuộc sống nên cách tốt nhất là mọi người nên phân biệt đúng để áp dụng khi cần. Cùng BVĐK Phương Đông so sánh chúng nhé!

Thế nào là huyết áp thấp và hạ đường huyết?

Hạ đường huyết và tụt huyết áp có giống nhau không? Hai bệnh lý này thường có biểu hiện giống nhau, nhưng thực chất là biểu hiện của hai bệnh khác nhau. Hạ đường huyết là bệnh liên quan tới sự chuyển hóa còn tụt huyết áp là bệnh lý liên quan tới tim mạch.

Do 2 bệnh lý này có nhiều triệu chứng giống nhau. Nên để phân biệt được, bạn cần nắm được khái niệm huyết áp thấp là gì? Hạ đường huyết là gì?

  • Huyết áp thấp là bệnh xảy ra khi người bệnh có chỉ số huyết áp tối đa dưới 90 mmHg và tối thiểu dưới 60 mmHg. Các chỉ số này cho thấy áp lực của máu trong hệ mạch không đủ lớn. Dẫn đến máu lưu thông qua tim không đủ để đưa oxy đi nuôi dưỡng cơ thể. Thường gặp ở phụ nữ có thai; người già yếu; ốm nằm liệt giường; tác dụng phụ của một số loại thuốc;...

Huyết áp thấp là bệnh lý liên quan tới tim mạch.Huyết áp thấp là bệnh lý liên quan tới tim mạch.

  • Hạ đường huyết là bệnh xảy ra khi nồng độ đường trong máu của người bệnh giảm xuống mức dưới 70mg/dl. Bệnh thường xảy ra ở người đang điều trị tiểu đường bằng insulin và sulfonylurea. Song cũng có thể là do: ăn không đủ bữa; chế độ dinh dưỡng không đảm bảo; uống nhiều rượu bia; phẫu thuật cắt dạ dày;...

Tụt đường huyết là bệnh liên quan tới sự chuyển hóaTụt đường huyết là bệnh liên quan tới sự chuyển hóa

Triệu chứng huyết áp thấp và hạ đường huyết khác nhau thế nào?

Trên thực tế, 2 bệnh này có nhiều biểu hiện tương đồng. Nhưng mỗi bệnh lý sẽ có dấu hiệu nhận biết riêng nên triệu chứng cũng là phương pháp để phân biệt.

Biểu hiện huyết áp thấp

Người bị tụt huyết áp sẽ thấy:

  • Cơ thể mệt mỏi, choáng váng đầu óc hoặc chóng mặt
  • Buồn nôn, nôn
  • Nhìn mờ

Một số biểu hiện đặc trưng bị tụt huyết ápMột số biểu hiện đặc trưng bị tụt huyết áp

  • Da lạnh và đổ mồ hôi
  • Khó tập trung
  • Thở nhanh và nông.

Các triệu chứng này có thể xuất hiện đột ngột, đặc biệt tụt huyết áp do thay đổi tư thế. Hoặc từ từ nặng hơn theo thời gian. 

Hạ huyết áp nặng có thể gây ngất xỉu, té ngã dẫn đến các chấn thương. Hạ huyết áp kéo dài sẽ khiến não, tim, các cơ quan khác trong cơ thể không đủ máu để duy trì hoạt động bình thường. Tụt huyết áp nghiêm trọng sẽ dẫn đến sốc với triệu chứng lú lẫn; nổi da gà; da dẻ nhợt nhạt; thở nhanh, nông, mạch yếu và nhanh. Nếu không được cấp cứu kịp thời có thể đe dọa cho tính mạng

Biểu hiện hạ đường huyết

Hạ đường huyết nhẹ sẽ có những triệu chứng tương tự như tụt huyết áp. Nhưng có thể một số biểu hiện đi kèm như đói bụng; tay chân run rẩy; nhịp tim tăng; dễ bị kích thích; chảy nước mắt; cáu gắt, lo lắng;... Trường hợp nặng có thể co giật, ngất xỉu, hôn mê; thậm chí là tử vong.

Một số biểu hiện đặc trưng bị hạ đường huyếtMột số biểu hiện đặc trưng bị hạ đường huyết

Tụt đường huyết có thể xảy ra ngay cả khi người bệnh đang ngủ. Điều này khiến bệnh nhân tỉnh giấc giữa đêm. Hoặc gây đau đầu, mệt mỏi, drap giường bị ẩm ướt vào buổi sáng do đổ nhiều mồ hôi.

Xử trí khi nào khi bị huyết áp thấp và hạ đường huyết

Xử trí khi bị tụt huyết áp

Sơ cứu người bị tụt huyết áp cần nhanh chóng và đúng cách nếu không có thể dẫn đến các biến chứng như đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, suy thận, tai biến, thậm chí là tử vong.

Khi một người bị hạ huyết áp, cần xem xét xem người đó có tiền sử bị tiểu đường không. Nếu không thì loại bỏ khả năng do hạ đường huyết và tập trung sơ cứu hạ huyết áp. Quy trình sơ cứu như sau:

Cần làm gì khi bị tụt huyết ápCần làm gì khi bị tụt huyết áp

  • Đặt bệnh nhân ngồi hoặc nằm xuống bề mặt phẳng một cách từ từ. Dùng gối kê đầu và chân, kê chân cao hơn so với đầu.
  • Cho người bệnh uống một cốc nước sâm, trà gừng, cà phê, chè đặc,... hoặc thức ăn đậm muối để cơ thể dễ chịu trở lại. Nếu không có sẵn những đồ kể trên thì cho người bệnh uống nhiều nước lọc để kích thích nhịp tim, nâng chỉ số huyết áp tạm thời.
  • Có thể cho bệnh nhân ăn chút socola để bảo vệ thành mạch máu, giữ huyết áp ổn định hơn
  • Nếu có thuốc điều trị huyết áp thấp do bác sĩ kê thì cho người bệnh uống
  • Nếu tình trạng cải thiện, đỡ bệnh nhân ngồi dậy từ từ, trước khi ngồi dậy nhắc họ cử động chân tay trước
  • Nếu tình trạng không cải thiện cần nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế để bác sĩ có chuyên môn xử lý.

Xử trí khi bị hạ đường huyết

Khi có triệu chứng hạ đường huyết cần ngừng ngay việc sử dụng các loại thuốc hạ đường huyết hoặc insulin nếu đang sử dụng.

Làm gì khi bị hạ huyết ápLàm gì khi bị hạ huyết áp

  • Nếu người bệnh hạ đường huyết ở mức độ nhẹ, vẫn đủ tỉnh táo thì cần uống ngay nước đường hoặc đồ ăn thức uống có đường sau đó dùng thêm cháo, bánh ngọt, sữa, hoa quả,...
  • Nếu người bệnh hạ đường huyết nặng, đã rơi vào hôn mê, mất ý thức, không có khả năng nuốt thì việc cho uống sẽ gây sặc đường hô hấp. Lúc này cần đưa ngay tới bệnh viện để hỗ trợ y tế.

Làm thế nào để phòng ngừa huyết áp thấp và hạ đường huyết?

Tuy khác nhau về bản chất và một số triệu chứng nhưng hạ đường huyết và tụt huyết áp lại có nhiều điểm chung trong việc phòng ngừa bệnh. Điều quan trọng nhất vẫn là xây dựng và duy trì lối sống lành mạnh, thói quen sinh hoạt tốt như:

  • Không bỏ bữa, ăn đúng giờ và bổ sung đủ các chất dinh dưỡng, ưu tiên nguồn dinh dưỡng lành mạnh có trong hoa quả, rau xanh, cá, ngũ cốc nguyên hạt
  • Chia bữa ăn trong ngày thành nhiều bữa nhỏ (khoảng 5-6 bữa)
  • Uống ít rượu bia
  • Thường xuyên tập thể dục nhưng chú ý không tập quá sức
  • Ăn nhẹ trước khi tập luyện để tránh bị hạ đường huyết, tụt huyết áp
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ, trong đó có các chỉ số đường huyết và chỉ số huyết áp.

Bệnh viện Đa khoa Phương Đông - Cơ sở chăm sóc sức khỏe uy tín chất lượng

Bệnh viện Đa khoa Phương Đông được xây dựng với sứ mệnh “Nâng niu từ sự sống”. Phương Đông đã và đang mang đến cho khách hàng dịch vụ y tế chất lượng cao, chăm sóc sức khỏe một cách toàn diện.

Khám sức khỏe tại BVĐK Phương Đông với nhiều ưu đãi hấp dẫnKhám sức khỏe tại BVĐK Phương Đông với nhiều ưu đãi hấp dẫn

  • Quy tụ đội ngũ y chuyên gia, bác sĩ có chuyên môn cao, từng công tác tại các bệnh viện lớn như Bạch Mai, viện E, Phụ sản Trung Ương, Phụ sản Hà Nội, bệnh viện TW Quân đội 108, Nhi Trung Ương, bệnh viện Nhiệt đới Trung ương,... cho chất lượng khám chữa bệnh uy tín nhất.
  • Sở hữu hệ thống trang thiết bị tân tiến, hiện đại và đồng nhất, nhập khẩu từ các quốc gia hàng đầu về thiết bị y tế như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức,... hỗ trợ quá trình khám bệnh diễn ra nhanh chóng và chính xác.
  • Quy mô khuôn viên rộng gần 10ha với hệ thống cây xanh, hồ điều hòa, tạo nên không gian trong lành, thoáng mát để khách hàng thấy dễ chịu khi đến với Phương Đông.
  • Khi đến BV Phương Đông, quý khách được hỗ trợ ngay từ cổng viện và trong suốt quá trình thăm khám.
  • Dịch vụ chăm sóc sau được chú trọng, hỗ trợ khách hàng ngay cả khi kết thúc quá trình khám.
  • Áp dụng đồng thời cả bảo hiểm y tế và bảo hiểm bảo lãnh cho khách hàng theo đúng quy định.
  • Dễ dàng đặt lịch qua Hotline, Fanpage, Website hoặc mua gói khám qua kênh online: https://online.benhvienphuongdong.vn/

Trên đây là bài viết phân tích và so sánh để phân biệt tụt huyết áp và hạ đường huyết. Với những thông tin này, mong rằng sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về 2 tình trạng bệnh lý thường gặp và áp dụng khi cần thiết. Liên hệ Hotline 1900 1806 để được tư vấn đề các gói khám sức khỏe tại BVĐK Phương Đông.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
5,491

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám