Lao ruột: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

Phan Ngọc Linh

27-05-2022

goole news
16

Lao ruột là một căn bệnh ít gặp, khó chẩn đoán và điều trị thường xuất hiện nhiều ở các nước đang phát triển với tỷ lệ tử vong 11%. Bệnh lao này để lại nhiều biến chứng nguy hiểm và lây lan nhiễm khuẩn qua các cơ quan khác trong cơ thể. Cùng bệnh viện Phương Đông tìm hiểu chi tiết về căn bệnh này qua những nội dung sau.

Tìm hiểu bệnh lao ruột là gì?

Bệnh lao ruột là một thể bệnh lao ngoài phổi do trực khuẩn lao gây nên tình trạng đường tiêu hoá bị nhiễm khuẩn đặc hiệu. Bệnh này phổ biến tại những quốc gia đang phát triển, một căn bệnh ít gặp nhưng lại vô cùng nguy hiểm và khó điều trị với biến chứng rất lớn.

Khi cơ thể khỏe mạnh, trực khuẩn lao thường ngủ yên và khi cơ thể suy giảm miễn dịch sẽ kích thích vi khuẩn lao hoạt động gây nên tình trạng lao ruột. Vì thế những đối tượng càng yếu bệnh càng nặng và biến chứng càng nguy hiểm hơn.

Bệnh lao ở ruột có nhiều biến chứng nguy hiểm

Bệnh lao ở ruột có nhiều biến chứng nguy hiểm

Nguyên nhân phổ biến gây nên bệnh lao ruột

Có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh lý này nhưng xét về cơ bản được chia thành hai nhóm nguyên nhân chính đó là nguyên nhân thứ phát và nguyên nhân nguyên phát, cụ thể như sau:

Lao ruột nguyên phát

Vi khuẩn lao xâm nhập vào cơ thể con người qua đường tiêu hoá, sinh sôi tại ruột sau đó lây lan qua những bộ phận khác trong cơ thể. Vi khuẩn đi vào cơ thể người qua đường ăn uống nhất là việc sử dụng sữa bò tươi, các chế phẩm từ sữa chứa trực khuẩn lao bò, bú sữa mẹ mắc bệnh lao, tiêu thụ thực phẩm và các thức uống có loại vi khuẩn này.

Lao ruột thứ phát

Đây là loại lao ruột thường gặp ở những bệnh nhân đã bị mắc lao phổi, lao màng bụng, lao hầu họng, vi khuẩn lao sẽ di chuyển vào đường ruột qua đường tiêu hoá, chúng phát triển và lây bệnh tại đây rồi lần lượt tấn công sang các bộ phận khác của cơ thể.

Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể người có thể là loại vi khuẩn lao người hoặc từ các loại động vật khác như trâu, bò, lợn. Không chỉ vào được trong ruột non, vi khuẩn có thể len lỏi được vào cả trong hồi tràng do chúng không bị dịch tiêu hoá của dạ dày tác động và chúng sẽ được bảo vệ bởi lớp vỏ phospholipid bên ngoài. 

Nhờ chiếc “áo giáp” này mà chúng sẽ tiến sâu hơn vào những cơ quan khác thuộc hệ tiêu hoá như tá tràng, hỗng tràng. Khi mô bạch huyết dư thừa, chứa nhiều vi khuẩn tiêu hoá và ứ đọng trong hồi tràng sẽ là cơ hội cho vi khuẩn lao từ đó gây nên bệnh lao hồi manh tràng.

Có hai nhóm nguyên nhân cơ bản gây nên bệnh lý này

Có hai nhóm nguyên nhân cơ bản gây nên bệnh lý này

Xem ngay triệu chứng phổ biến của bệnh lao ruột

Bệnh lao ruột ở giai đoạn đầu thường ít có biểu hiện rõ ràng và diễn biến một cách âm thầm khiến bệnh nhân khó có thể phát hiện ra bệnh và đi khám sớm. Dưới đây là các dấu hiệu phổ biến bạn đọc có thể quan tâm để phát hiện ra mình có bị bệnh lý này không.

Triệu chứng cơ năng

Đối với dấu hiệu thuộc nhóm này sẽ có các dấu hiệu của bệnh lý đường tiêu hóa cụ thể như sau:

  • Bệnh nhân cảm thấy buồn nôn, tiếp đến là đau bụng toàn phần hoặc từng vùng và đau nhiều nhất là ở hố chậu phải.
  • Rối loạn đại tiện: Bệnh nhân thường xuyên đối mặt với tình trạng tiêu chảy, phân có thể lẫn máu hoặc có trường hợp bị táo bón xen lẫn tiêu chảy và tình trạng này xuất hiện nhiều hơn khi bệnh nhân bị loét ruột.
  • Người bệnh cảm thấy đầy hơi, sôi bụng nhẹ tại vùng hố chậu phải.
  • Đường ruột bị tắc nghẽn do hẹp sưng khiến bụng đau quặn lại và sôi bụng mạnh hơn.

Triệu chứng toàn thân

Đối với triệu chứng toàn thân cơ thể của bạn cũng sẽ có những biểu hiện như sau:

  • Người bệnh có dấu hiệu mệt mỏi, sụt cân và suy nhược cơ thể.
  • Sốt nhẹ đặc biệt là vào buổi chiều tối giống với biểu hiện của bệnh lao.
  • Vào ban đêm bệnh nhân đổ mồ hôi.

Khi cảm thấy cơ thể mình có những dấu hiệu bất thường và nghi ngờ mắc bệnh lao này nên tới bệnh viện để được chẩn đoán và phát hiện bệnh để chữa trị kịp thời. Nếu để lâu sẽ gây nên những biến chứng nghiêm trọng.

Khi bị bệnh lao ở ruột sẽ có nhiều biểu hiện rõ rệt

Khi bị bệnh lao ở ruột sẽ có nhiều biểu hiện rõ rệt

Các biến chứng thường xảy ra của bệnh lao ruột

Bệnh nhân không phát hiện sớm hoặc phó mặc sẽ để lại những biến chứng cực kỳ nguy hiểm, dưới đây là những chuyển biến của bệnh có thể gây nên như sau:

  • Bị lồng ruột.
  • Thủng ổ loét gây viêm phúc mạc, chảy máu.
  • Vỡ mạch máu tại ổ loét gây nên tình trạng xuất huyết tiêu hóa nặng.
  • Xuất hiện khối u giống với u đại tràng gây nguy hiểm tới tính mạng.
  • Hẹp ruột có thể gây nên tình trạng bán tắc hoặc tắc ruột.
  • Hội chứng kém hấp thu chất dinh dưỡng gây nên hiện tượng suy kiệt và dẫn tới nguy cơ tử vong rất cao.

Trường hợp bán tắc ruột khiến bệnh nhân đau bụng trong nhiều giờ hoặc nhiều ngày. Nếu bệnh nhân có thể xì hơi được đó có thể là biểu hiện ruột đã thông lại bình thường giúp bệnh nhân bớt bị đau và không cần phẫu thuật. Nhưng nếu bị tắc ruột hoàn toàn người bệnh sẽ bị đau bụng dữ dội, hễ ăn vào lại bị đau bụng và ói mửa, bụng trướng, không đi đại tiện được lúc này cần phải phẫu thuật ngay lập tức.

Nguyên nhân khiến bệnh nhân tắc ruột như trên là do vi khuẩn lao gây tổn thương ruột. Tổn thương này nghiệm trọng sẽ gây nên tình trạng viêm sưng, dày dính ruột làm cho đường kính vòng ruột bị thu hẹp khiến ách tắc không thể lưu thông. Những biến chứng này thường nhầm lẫn với các bệnh lý về đường tiêu hoá khác như viêm đại tràng mãn tính hoặc viêm đại tràng kích thích hoặc bệnh ung thư ruột.

Nhiều biến chứng có thể xảy ra khi bị bệnh lao ruột

Nhiều biến chứng có thể xảy ra khi bị bệnh lao ruột

Đường lây truyền của bệnh lao

Nhiều người vẫn thắc mắc bệnh lao ruột có lây không, khác với bệnh lao phổi, lao ruột không lây qua đường không khí và tiếp xúc. Tùy vào nguyên nhân gây bệnh mà biết được rằng lao ruột có lây lan và gây bệnh là do ăn phải những thực phẩm chứa vi khuẩn lao nuốt phải các chất dịch như đờm, dãi có chứa vi khuẩn gây lao của người bệnh đang mắc bệnh lý này.

Hoặc do bệnh nhân đã từng mắc bệnh nhiễm lao phổi, vi khuẩn theo đường tiêu hoá gây nên tổn thương tại ruột. Trên thực tế những người mắc bệnh lao ruột đồng thời bị lao ở bộ phận khác là rất lớn nên khả năng gây nên tình trạng phát tán vi khuẩn lao ra môi trường và truyền sang những người tiếp xúc với bệnh nhân là rất lớn.

Vì thế, nếu phát hiện và đang trong quá trình điều trị bệnh lý này, bệnh nhân cần ý thức trong việc giữ thói quen sinh hoạt hằng ngày, tránh khạc nhổ đờm bừa bãi, hắt hơi, ho mà không che chắn cẩn thận khiến cho vi khuẩn phát tán và lây sang người khác. Khi đã hoàn thành phác đồ điều trị, kết quả xét nghiệm và kiểm tra bệnh nhân đã khỏi bệnh hoàn toàn người bệnh có thể sinh hoạt và hòa nhập cộng đồng.

Bệnh lao ruột có thể lây lan qua những người tiếp xúc gần

Bệnh lao ruột có thể lây lan qua những người tiếp xúc gần

Đối tượng dễ mắc bệnh lao ruột

Bất kỳ đối tượng nào cũng có khả năng bị nhiễm bệnh lao đường ruột không kể độ tuổi. Tuy nhiên, độ tuổi có nguy cơ mắc cao nhất đó là độ tuổi lao động từ 30 đến 50 tuổi. Bên cạnh đó, những yếu tố dưới đây càng tăng nguy cơ mắc bệnh:

  • Bệnh nhân mắc các bệnh nền, bệnh mãn tính như đái tháo đường, bệnh bạch cầu, ung thư đầu cổ, bệnh Hodgkin hay còn gọi là ung thư bạch huyết.
  • Những người mắc các bệnh HIV/AIDS do cơ thể những người này đã bị virus HIV gây suy giảm hệ miễn dịch, vi khuẩn lao sẽ xâm nhập vào cơ thể dễ dàng. 
  • Những người phải lao động lâu dài ở một môi trường bị ô nhiễm có chứa nhiều bụi Silic.
  • Người nhẹ cân hay suy dinh dưỡng.
  • Những người có tiền sử mắc các bệnh lao hoặc thường xuyên chăm sóc, tiếp xúc với người bệnh.
  • Những bệnh nhân đang phải điều trị bệnh bằng thuốc corticosteroid hoặc những loại thuốc chữa những bệnh tự miễn như bệnh viêm khớp dạng thấp, bệnh lupus gây ức chế tới hệ miễn dịch cơ thể.

Độ tuổi từ 30 đến 50 tuổi dễ mắc bệnh lý này

Các biện pháp phòng ngừa lao ruột bạn nên biết

Không ít bệnh nhân mắc bệnh lý này thắc mắc bệnh lao ruột có chữa được không. Tùy vào con đường và tác nhân gây bệnh mà bệnh nhân có thể chữa trị được hoặc không. Tuy nhiên, bạn nên chủ động phòng ngừa bệnh bằng  một số biện pháp sau đây:

  • Không uống sữa bò tươi, các thực phẩm từ sữa chưa qua tiệt trùng.
  • Nên có chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm hạn chế ăn những món ăn tươi sống có nhiều vi khuẩn.
  • Nếu nghi ngờ có các biểu hiện của bệnh, bạn nên thăm khám và xét nghiệm tại bệnh viện hoặc các cơ sở gần nhất để tránh các biến chứng nghiêm trọng.
  • Tránh tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm và nếu bắt buộc phải làm việc ở một môi trường như vậy bạn cần phải mặc đồ bảo hộ, che chắn cẩn thận để bảo vệ phổi.
  • Nếu đang sử dụng các loại thuốc chứa thành phần corticod cần theo dõi chặt chẽ tình trạng miễn dịch của cơ thể để có biện pháp xử lý kịp thời.

Phòng ngừa bệnh lý bằng nhiều biện pháp khác nhau

Phòng ngừa bệnh lý bằng nhiều biện pháp khác nhau

Các biện pháp chẩn đoán bệnh lao ruột phổ biến nhất

Hiện nay, ngoài chẩn đoán lâm sàng, các bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm mẫu bệnh phẩm và xét nghiệm máu và chẩn đoán hình ảnh cụ thể như sau:

Xét nghiệm máu

Đối với phương pháp xét nghiệm này bác sĩ sẽ thấy được những thay đổi chỉ số như sau:

  • Phát hiện bệnh nhân thiếu máu.
  • Tốc độ lắng máu tăng cao.
  • Số lượng bạch cầu Lympho tăng cao gây nguy hiểm.

Chụp X-quang ổ bụng

Kỹ thuật chụp transit ruột có uống thuốc cản quang giúp ghi lại được những hình ảnh như sau:

  • Hình dáng của đại tràng bệnh nhân đang có dấu hiệu bất thường, chỗ to chỗ nhỏ, không đều.
  • Khu vực hồi tràng, manh tràng và đại tràng ngấm thuốc cản quang không đều hoặc xuất hiện hình ảnh đọng thuốc cố định có hình tròn hoặc hình bầu dục.
  • Hình ảnh tiếu tràng biến dạng chỗ to chỗ nhỏ không đều.

Chụp X- quang ổ bụng nhằm phát hiện những dấu hiệu bất thường

Chụp X- quang ổ bụng nhằm phát hiện những dấu hiệu bất thường

Chụp mạch Lympho bằng X-quang

Để chụp X- quang, bác sĩ tiến hành tiêm một chất đục có tên là Gallium citrate. Biện pháp này sẽ giúp kiểm tra hệ thống bạch huyết, qua đó có thể phát hiện ra tình trạng viêm như viêm thanh mạc, viêm phúc mạc gây nguy hiểm.

Nội soi tiêu hóa

Kỹ thuật nội soi tiêu hoá bằng ống mềm giúp bác sĩ chẩn đoán được các triệu chứng một cách dễ dàng hơn nhờ đó đưa ra những kết luận chẩn đoán và phương pháp điều trị phù hợp. Một số hình ảnh thu lại ở người bệnh cụ thể như sau:

  • Có những ổ loét nông với bờ mỏng và màu tím bầm có thể bị xuất huyết ở các vết loét hoặc bờ ổ loét.
  • Trên niêm mạc có xuất hiện các hạt lao màu trắng như hạt kê, chẩn đoán chính xác bệnh.
  • Vùng manh tràng bị thâm nhiễm bởi khối u khiến khối u hẹp lại và ống soi không thể đưa qua được khu vực này.
  • Bệnh cạnh đó, thông qua nội soi, các bác sĩ sinh thiết hoặc lấy dịch vùng tổn thương để xét nghiệm tìm ra vi khuẩn gây bệnh lao.

Có rất nhiều phương pháp chẩn đoán bệnh lý này một cách chính xác

Có rất nhiều phương pháp chẩn đoán bệnh lý này một cách chính xác

Người bị lao ruột nên ăn gì?

Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong quá trình điều trị bệnh cho bệnh nhân lao ruột, khi bệnh nhân có sức đề kháng yếu hơn bình thường có nhiều hiện tượng như chướng bụng, đầy hơi, tiêu chảy,... Kèm theo đó bệnh nhân sẽ ăn không ngon miệng, hệ tiêu hoá giảm sút dẫn tới tình trạng sụt cân, gầy yếu và suy dinh dưỡng.

Vì thế, nếu bạn thắc mắc lao ruột điều trị bao lâu hoàn toàn phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh cũng như việc bổ sung dinh dưỡng cho bệnh nhân. Do đó, việc bổ sung dinh dưỡng là giải pháp quan trọng và cần thiết giúp bệnh nhân tăng sức đề kháng và tăng khả năng chống chọi với bệnh tật hơn cụ thể như sau:

  • Các thực phẩm giàu kẽm: Sò, hến, hàu, đậu Hà lan, thịt lợn nạc, bởi khi bị lao ruột khả năng hấp thu chất kẽm cực thấp nên cần phải bổ sung nhóm dinh dưỡng này.
  • Nên ăn nhiều loại rau có màu xanh đậm như cải xoăn, rau bina bởi chúng có hàm lượng sắt cao và giàu vitamin B.
  • Nên ăn những loại trái cây có màu vàng như dưa hấu, xoài, cam, việt quất, dâu tây để bổ sung vitamin C, A tăng thêm chất chống oxy hoá hỗ trợ tăng miễn dịch và tránh nguy cơ nhiễm khuẩn.
  • Bổ sung thực phẩm giàu sắt: với một số thực phẩm như mộc nhĩ, nấm hương, đậu nành, lòng đỏ trứng, thịt nạc,…
  • Nên bổ sung ngũ cốc nguyên hạt, thịt lợn nạc, thịt gà, đậu, đỗ các loại, khoai tây, gan gà,... Bởi những thực phẩm này giàu vitamin K, B6.

Nên bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân bị lao ruột

Nên bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân bị lao ruột

Nên thăm khám và điều trị bệnh lao ruột ở đâu?

Hiện nay, Bệnh viện Phương Đông đang sử dụng các phương pháp hiện đại nhất như chụp CT ổ bụng, nội soi đại trực tràng bằng ống mềm gây mê, các xét nghiệm tối tân chẩn đoán lao ruột một cách chính xác để đưa ra hướng điều trị phù hợp nhật.

Với hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh. Cùng với đội ngũ y bác sĩ tận tình, giàu kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao sẽ giúp thăm khám và điều trị bệnh một cách hiệu quả nhất. 

Sau khi tiến hành phẫu thuật bệnh nhân được nằm ở phòng bệnh sang trang, sạch sẽ, đầy đủ tiện nghi và nhận được sự chăm sóc chu đáo, nhiệt tình từ phía các y bác sĩ. Có bất cứ dấu hiệu bất thường nào cũng được các bác sĩ nhanh chóng xử lý kịp thời để mang tới sự an toàn cho bệnh nhân. 

Lựa chọn cơ sở uy tín để thăm khám và điều trị bệnh hiệu quả hơn

Lựa chọn cơ sở uy tín để thăm khám và điều trị bệnh hiệu quả hơn

Như vậy, bệnh lao ruột là một bệnh lý hết sức nguy hiểm có những diễn biến phức tạp bệnh nhân cần phải phát hiện sớm để chữa trị kịp thời. Nếu có nhu cầu khám chữa bệnh hãy đến với BV Phương Đông để được thăm khám và điều trị tốt nhất nhé.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
4,157

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám