Lậu mãn tính là bệnh gì? Có chữa khỏi được không? Cách nhận biết?

Ngọc Anh

01-07-2024

goole news
16

Lậu mãn tính là một trong số những bệnh xã hội “ác mộng” với toàn thể nam nữ trong độ tuổi. Bởi bệnh lây nhiễm rất nhanh qua đường quan hệ tình dục (kể cả đường âm đạo, trực tràng, miệng), thường gặp với nam nữ trong độ tuổi trưởng thành. Đồng thời, bệnh diễn biến thầm kín nên khó phát hiện và hiện nay vẫn chưa thể điều trị triệt để. 

Bệnh lậu mãn tính là gì?

Thế nào là bệnh lậu mãn tính?

Lậu mãn tính là bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI) cùng với giang mai, herpes sinh dục, sùi mào gà. Bệnh lậu do song cầu khuẩn Neisseria gonorrhoeae. Đây là loại trực khuẩn chỉ xảy ra ở người và hầu hết các trường hợp được lây nhiễm qua đường tình dục. Vi khuẩn bệnh lậu thường gây nhiễm trùng ở các bộ phận sau:

  • Nhiễm trùng niệu đạo và cổ tử dung là phổ biến nhất
  • Nhiễm trùng ở họng và trực tràng (sau khi quan hệ tình dục bằng miệng hoặc hậu môn
  • Nhiễm trùng kết mạc theo sau tiếp xúc gần với mắt (thường gặp ở trẻ sơ sinh có mẹ bị bệnh lậu khi đẻ thường) 

(Hình 1 - Lậu cầu khuẩn có dạng song cầu, giống như hạt cà phê)

(Hình 1 - Lậu cầu khuẩn có dạng song cầu, giống như hạt cà phê)

Vì tính chất bệnh STI nên bệnh lậu thường gặp ở người trẻ do quan hệ tình dục không an toàn hoặc trẻ sơ sinh do mẹ bị nhiễm vi khuẩn lậu. Đây là bệnh nguy hiểm cần được điều trị sớm nếu không sẽ biến chứng thành viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm và áp xe vùng chậu,... ở nữ giới. Đối với nam giới, bệnh có thể diễn biến thành viêm đường tiết niệu, viêm bàng quan, thận và bể thận hay nhiễm lậu lan tỏa gây viêm gan, khớp, nội tâm mạc,... 

Bệnh lậu mãn tính khác gì bệnh lậu bình thường?

Trên thực tế, trước khi diễn biến thành bệnh lậu mãn tính thì người bệnh có thể mắc bệnh lậu cấp tính. Theo dõi bảng dưới đây để phân biệt hai bệnh lý này!

Nội dung

Lậu cấp tính

Lậu mãn tính

Diễn biến

Thời gian ủ bệnh: 3 - 5 ngày (nam) và 5 - 7 ngày (nữ)

Do đã có tiền sử mắc bệnh lậu nhưng không điều trị hoặc điều trị không đúng cách

Triệu chứng: khó chịu niệu đạo, đái rắt, đái ra mủ, có nhiều mủ, niệu đạo sưng đỏ...

Khó nhận biết, chỉ có các biểu hiện: đái ra mủ vào buổi sáng, đái buốt không rõ ràng, nóng rát dọc niệu đạo. Hoặc ra khí hư (nữ giới)

Mức độ nguy hiểm

Ít gặp nhưng vẫn gây ra biến chứng như sau

  • Gây ra viêm mào tinh hoàn ở nam giới, viêm vùng chậu ở nữ.
  • Tăng nguy cơ vô sinh
  • Có khả năng lây nhiễm sang thai nhi
  • Lậu cầu di chuyển qua máu và gây nhiễm trùng khớp, tim và màng não

Nguy hiểm hơn với khả năng cao dẫn đến các biến chứng tương tự

  • Nguy cơ vô sinh cao hơn
  • Dễ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục

Khả năng điều trị

Dễ dàng, hiệu quả cao do vi khuẩn dễ bị tiêu diệt bởi thuốc kháng sinh

Khó khăn hơn, phải điều trị trong thời gian dài với phác đồ phù hợp do vi khuẩn có thể kháng thuốc

Nguy cơ tái phát

Thấp

Cao

Bệnh lậu mãn tính có lây không?

Câu trả lời là "Có"

Bệnh không những có khả năng lây nhiễm mà còn lây nhiễm rất nhanh. Với 90% các ca bệnh lậu là do lây nhiễm qua đường tình dục với tỷ lệ lây truyền từ nữ sang nam giới là khoảng 22%, nhưng từ nam giới sang nữ giới có thể cao hơn. Nếu bạn quan hệ tình dục với người bị bệnh lậu, lậu cầu khuẩn sẽ bám vào màng tế bào biểu mô trụ của đường tiết niệu sinh dục của người bệnh và gây ra các biểu hiện đầu tiên chỉ trong vòng 1 tuần.

(Hình 2- 90% ca bệnh lậu lây nhiễm qua đường tình dục)

(Hình 2- 90% ca bệnh lậu lây nhiễm qua đường tình dục)

Đối với trẻ sơ sinh, bé có thể bị lậu bẩm sinh và nhiều nguy cơ diễn biến thành lậu mãn tính nếu mẹ bị mắc bệnh lậu mà không được chẩn đoán, điều trị sớm trong thai kỳ. Nguy cơ mắc bệnh của em bé sẽ tăng cao hơn nữa khi sinh thường, thai nhi chui qua đường sinh dục và sẽ bị dây mủ lậu vào mắt khiến bé bị viêm kết mạc mắt do lậu. 

(Hình 3 - Em bé đẻ thường có nguy cơ nhiễm lậu cầu khuẩn cao hơn bình thường)

(Hình 3 - Em bé đẻ thường có nguy cơ nhiễm lậu cầu khuẩn cao hơn bình thường)

Ngoài ra, mặc dù ít gặp hơn nhưng trẻ em nói chung cũng có thể bị bệnh lậu cấp và có nguy cơ mắc bệnh lậu mãn tính nếu bị lạm dụng tình dục. 

Bao lâu thì bệnh lậu cấp tính chuyển thành lậu mãn tính?

Các bác sĩ chuyên khoa cho biết: Chỉ cần 1 tháng chưa được điều trị đúng cách hoặc không được điều trị, bệnh lậu cấp tính sẽ chuyển sang lậu mãn tính. 

Triệu chứng bệnh lậu mãn tính

Mặc dù bệnh vẫn có các triệu chứng điển hình để bệnh nhân nhận biết và đi khám từ sớm. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý rằng khoảng 10 - 20% bệnh nhân nữ và nam giới bị nhiễm không có triệu chứng. 

Dấu hiệu nhận biết ở nam giới

Nếu bạn là nam và đang có các biểu hiện bất thường như sau, hãy đến bệnh viện ngay lập tức:

  • Tiểu buốt nhẹ, tiểu khó, tiểu rắt hoặc nổi hạch ở bẹn. Một số người mô tả cảm giác bị bỏng rát, có mủ đặc dính màu trắng hoặc màu vàng bám trên quy đầu dương vật.
  • Hay xuất tinh về đêm và có cảm giác đau khi dương vật cương cứng
  • Sưng tấy, có mủ màu vàng xanh ở niệu đạo
  • Mủ chảy ra ở lỗ sáo vào sáng sớm, màu vàng đặc
  • Nổi hạch ở bẹn
  • Triệu chứng đi kèm: đau lưng, mất cảm giác vùng kín, xuất tinh ra máu,...

(Hình 4 - Triệu chứng bệnh lậu ở nam và nữ giới)

(Hình 4 - Triệu chứng bệnh lậu ở nam và nữ giới)

Dấu hiệu nhận biết ở nữ giới

So với nam giới, triệu chứng bệnh lậu ở nữ giới không rõ ràng, chủ yếu là bất thường khí hư giống như viêm nhiễm phần phụ. Số ít bệnh nhân có thể ra khí hư màu vàng và mất cảm giác ở vùng sinh dục. Vì biểu hiện của bệnh lậu nhìn chung khá thầm kín nên nữ giới phải lưu ý nếu phát hiện:

  • Dịch âm đạo bất thường có màu trắng hoặc vàng nhạt
  • Khi đi tiểu hoặc quan hệ tình dục có cảm giác đau buốt
  • Xuất huyết âm đạo bất thường khi không hành kinh
  • Triệu chứng đi kèm: Đau bụng và đau lưng, sốt cao,...

(Hình 5 - Bạn nữ cần chú ý đến các bất thường ở vùng kín)

(Hình 5 - Bạn nữ cần chú ý đến các bất thường ở vùng kín)

Bệnh lậu mãn tính có nguy hiểm không?

CÓ. Bệnh nguy hiểm bởi nó có thể tái đi tái lại nhiều lần và có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm. Trong đó, các biến chứng của bệnh chủ yếu là gây viêm nhiễm bộ phận sinh dục và các cơ quan niệu đạo xung quanh. Biến chứng của bệnh lậu ở nam giới bao gồm:

  • Xơ hoá và hẹp niệu đạo
  • Viêm tiền liệt tuyến khiến người bệnh đau đớn, sưng tấy ở niệu đạo. Viêm mào tinh có thể tiến triển thành áp xe tuyến Littre, nhiễm trùng tuyến Cowper, tuyến tiền liệt hoặc túi tinh
  • Viêm túi tinh nêu quan sát sẽ thấy người đàn ông xuất tinh đau buốt, tinh dịch lẫn máu
  • Viêm mào tinh hoàn và tinh hoàn thường bị một bên. Mào tinh hoàn sưng to, không sờ thấy rãnh giữa mào tinh hoàn và tinh hoàn, sốt,...
  • Lậu cầu trực tràng, chủ yếu bắt gặp ở các bệnh nhân quan hệ tình dục đồng tính nên bị lây nhiễm khiến bệnh nhân ngứa, tiết dịch đục trực tràng, chảy máu và táo bón,...

(Hình 6 - Một số biến chứng của lậu mãn tính  ở cả nam và nữ)

(Hình 6 - Một số biến chứng của lậu mãn tính ở cả nam và nữ)

Ở nữ giới, bệnh lậu diễn biến nặng sẽ dẫn tới:

  • Viêm lộ tuyến cổ tử cung
  • Viêm niêm mạc tử cung; Sốt, đau bụng dưới. Khi đi khám thấy cổ tử cung to, đạu, ra máu bất thường ở âm đạo
  • Viêm phần phụ, áp xe phần phụ hai bên
  • PID xảy ra với 10 - 20% phụ nữ bị lậu. Đây là tình trạng viêm vòi trứng, viêm phúc mạc vùng chậu, áp xe khung chậu và khó chịu bụng dưới,...

(Hình 7 - Bệnh lý gây tổn thương nặng nề đến cơ thể người bệnh)

(Hình 7 - Bệnh lý gây tổn thương nặng nề đến cơ thể người bệnh)

Ngoài ra, hai giới đều có thể bị nhiễm trùng cầu khuẩn lan toả (DGI). Đây là hội chứng viêm khớp, viêm da, phản ánh tình trạng nhiễm trùng máu, có biểu hiện sưng khớp và tổn thương da. Các nốt mụn mủ có nền đỏ, nhỏ và hơi đau sẽ xuất hiện ở cánh tay, chân,... Về viêm khớp, bệnh nhân có thể vị viêm khớp đau tràn dịch ở đầu gối, mắt cá chân, cổ tay hay khuỷu tay khiến người bệnh không thể đi lại, đau, sốt do phản ứng viêm. 

Bệnh lậu mãn tính có chữa khỏi được không?

Hiện nay, lậu mãn tính là bệnh có thể điều trị nếu có phác đồ điều trị phù hợp. Tuy nhiên, bệnh vẫn gây khó khăn trong quá trình điều trị dứt điểm và có nguy cơ tái phát cao khiến người bệnh phải chịu đựng những triệu chứng của bệnh lý cả đời. 

Để điều trị bệnh lậu mãn tính hiệu quả, bạn cần tuân thủ theo nguyên tắc như sau:

  • Điều trị theo đúng phác đồ quy định, thuốc kháng sinh được lựa chọn dựa trên kháng sinh đồ của bệnh nhân
  • Nên điều trị đồng thời cho người vợ, chồng, người yêu đang quan hệ tình dục với bệnh nhân
  • Tránh vận động mạnh, ma sát ảnh hưởng đến bộ phận sinh dục, tiết niệu như đạp xe, chạy bộ, nhảy aerobics, cưỡi ngựa,....
  • Điều trị đồng thời các nhiễm khuẩn sau lậu do vi khuẩn C. trachomatis, liên cầu, tạp khuẩn,...
  • Thăm khám định kỳ và thực hiện xét nghiệm lại

Đồng thời, người bệnh cần lưu ý, một khi đã mắc bệnh lậu mãn tính hay các bệnh lây truyền qua đường tình dục nói chung thì đều cần duy trì điều trị. Riêng khi điều trị bệnh lậu mãn tính, chủ yếu là điều trị bằng thuốc kháng sinh nhưng cách này chỉ mang tính chất điều trị triệu chứng và ngăn chặn sự phát triển của virus nên bệnh nhân phải kiên trì để đạt được hiệu quả điều trị cao. 

(Hình 8 - Bạn cần duy trì thói quen khám phụ/ nam khoa định kỳ)

(Hình 8 - Bạn cần duy trì thói quen khám phụ/ nam khoa định kỳ)

Bệnh viện Đa khoa Phương Đông có cung cấp dịch vụ Khám, Sàng lọc các bệnh Xã hội giúp khách hàng phát hiện các bệnh lý và điều trị nhanh chóng, an toàn, hạn chế tối đa các biến chứng có thể xảy ra. Phát hiện, chẩn đoán và điều trị sớm sẽ hạn chế ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng sinh sản, mối quan hệ và hạnh phúc gia đình của bệnh nhân.

Có thể nói, lậu mãn tính là một trong số các bệnh xã hội không hiếm gặp, dễ lây lan, khó phát hiện nên người bệnh hay gặp khó khăn khi điều trị. Chính vì thế, ngay khi nghi ngờ, bạn cần đi khám sớm để chủ động đảm bảo sức khỏe cho bản thân và những người xung quanh.

28

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

Bác sĩ

LÊ QUANG ĐẠO

Trung tâm hiếm muộn và Nam học công nghệ cao

Bác sĩ

LÊ QUANG ĐẠO

Trung tâm hiếm muộn và Nam học công nghệ cao
19001806 Đặt lịch khám