Liên cầu khuẩn lợn là bệnh gì? Nguy hiểm ra sao? Lây nhiễm như thế nào?

Ngọc Anh

09-09-2024

goole news
16

Liên cầu khuẩn lợn là một bệnh nhiễm trùng nguy hiểm có thể lây từ lợn sang người. Bệnh thường gây ra các triệu chứng như sốt cao, đau đầu, viêm màng não,... Người bị nhiễm liên cầu khuẩn lợn cần được đưa đến Bệnh viện càng sớm càng tốt để hạn chế các biến chứng nguy hiểm do nhiễm trùng toàn thân, suy đa tạng, nhiễm trùng máu,... gây ra. 

Liên cầu khuẩn lợn là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Theo Cục Y Tế dự phòng, liên cầu khuẩn lợn là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn Streptococcus suis gây ra.  Đây là bệnh truyền nhiễm lây từ động vật sang người. Vi khuẩn liên cầu khuẩn lợn thường cư trú ở đường hô hấp, đường tiêu hoá,... của lợn và lây truyền khi bệnh nhân tiếp xúc với lợn bệnh hoặc các sản phẩm từ thịt lợn.

Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, nhiễm trùng huyết, viêm khớp, viêm phổi, viêm cơ tim,... Theo thống kê vào năm 2016 của Bộ Y Tế, liên cầu khuẩn lợn có thể gây tử vong cho 7% bệnh nhân do độc tố gây sốc nhiễm khuẩn, suy đa phủ tạng,...

Liên cầu khuẩn lợn là lời cảnh báo cho xã hội phải cảnh giác với lợn nhà, lợn rừng, ngựa, chó, mèo, chim, ruồi, gián, chuột... Thậm chí các nhà khoa học còn tìm thấy dấu vết của vi khuẩn gây bệnh lẫn trong rác, phân, nước,... với nguy cơ lây nhiễm cao cho con người. 

Vi khuẩn trong đường hô hấp, tiêu hoá, hệ sinh dục của lợn là nguyên nhân chính gây ra bệnh liên cầu khuẩn lợn 

Vi khuẩn trong đường hô hấp, tiêu hoá, hệ sinh dục của lợn là nguyên nhân chính gây ra bệnh liên cầu khuẩn lợn 

Bệnh liên cầu khuẩn lợn có lây không? Lây nhiễm như thế nào?

Có. Bệnh liên cầu khuẩn lợn được xếp vào nhóm bệnh lây từ động vật qua người. Theo các chuyên gia y tế, trong số 35 tuýp huyết thanh của vi khuẩn Streptococcus suis, S.suis tuýp 2 là loại vi khuẩn gram dương, hình cầu hay hình ô van thường gây bệnh ở người. Chúng lây nhiễm sang người qua đường:

  • Tiếp xúc trực tiếp với lợn bệnh như chăn nuôi, thực hiện giết mổ, chế biến, ăn uống thịt lợn bệnh chưa chế biến kỹ. Vi khuẩn gây bệnh có nhiều ở đường hô hấp, máu, các chất bài tiết hoặc kim tiêm nhiễm khuẩn. Phân, chất độn chuồng, thức ăn và nước uống chuồng nuôi cũng được xếp vào nguồn lây nhiễm thứ cấp. 
  • Lây qua vết thương hở trên da: Vi khuẩn có thể xâm nhập vào máu người bệnh qua các vết thương hở khi tiếp xúc với lợn hoặc thịt lợn bị nhiễm bệnh 

Theo đó, một số đối tượng có nguy cơ mắc bệnh lý này hơn như người giết mổ, người chăn nuôi, người bán thịt, người nội trợ, người hay ăn tiết canh,.... Mặc dù nguy hiểm, nguy cơ lây lan cao nhưng theo Bộ Y Tế, vi khuẩn S.suis dễ bị tiêu diệt bởi chất sát khuẩn, tẩy rửa và có thể điều trị bằng thuốc kháng sinh. Đồng thời, chưa có bằng chứng nào cho thấy liên cầu khuẩn lợn là bệnh lây truyền từ người sang người. 

Thông qua tiếp xúc trực tiếp, tiếp xúc gián tiếp, bạn có thể bị lây bệnh

Thông qua tiếp xúc trực tiếp, tiếp xúc gián tiếp, bạn có thể bị lây bệnh

Triệu chứng nhiễm liên cầu lợn

Biểu hiện bệnh liên cầu khuẩn lợn điển hình nhất là tình trạng nhiễm trùng toàn thân. Các dấu hiệu nhận biết có thể kể đến như sau:

  • Sốt 
  • Đau đầu dữ dội
  • Điếc tai
  • Buồn nôn, nôn mửa
  • Rối loạn tri giác
  • Cứng gáy
  • Ban đỏ - biểu hiện của bất thường xuất huyết dưới da
  • Xuất huyết tiêu hoá
  • Đôi khi gây hoại tử
  • Đau khớp
  • Mệt mỏi

Bệnh nhân có thể bị buồn nôn, nôn mửa dữ dội

Bệnh nhân có thể bị buồn nôn, nôn mửa dữ dội

Tuỳ vào đường đi của vi khuẩn liên cầu khuẩn lợn, người bệnh có thể có các biểu hiện nhiễm trùng khác nhau như:

  • Nhiễm trùng máu: tụt huyết áp, rối loạn đông máu, suy đa phủ tạng, truỵ tim mạch, suy hô hấp, hôn mê, tử vong,...
  • Nhiễm độc đường tiêu hoá: đi ngoài phân lỏng, đi ngoài liên tục, đi ngoài ra máu,...
  • Triệu chứng khác: co giật, sợ ánh sáng, nôn vọt,....
  • Biến chứng hiếm gặp: viêm tâm mạc, viêm khớp sinh mủ cấp tính, viêm nội nhãn,...

Nếu quý khách hàng có thắc mắc nào khác thì đừng ngần ngại để lại thông tin tại phần Đặt lịch khám hoặc bấm máy gọi tới Hotline 1900 1806.

Bệnh liên cầu lợn ủ bệnh trong bao lâu?

Thời gian ủ bệnh liên cầu khuẩn lợn rất ngắn, ngắn nhất chỉ trong vòng vài giờ, dài nhất khoảng 3 ngày. 

Cách chẩn đoán bệnh liên cầu khuẩn lợn?

Để chẩn đoán người bệnh có mắc bệnh liên cầu khuẩn lợn hay không, các bác sĩ sẽ lấy mẫu bệnh phẩm từ máu, các mô, tổ chức bị thương để làm xét nghiệm:

  • Phân lập liên cầu: Cấy máu, mô để nhuộm soi, tìm kiếm hình ảnh liên cầu gram dương. Sau đó, bác sĩ sẽ quan sát hiện tượng dung huyết alpha và beta trên môi trường thạch máu cừu và ngựa
  • Thực hiện phản ứng kháng thể huỳnh quang phát hiện vi khuẩn tại các mô bị nhiễm
  • Tiến hành phương pháp sinh học phân tử (PCR) (độ chính xác cao nhất)

Phụ thuộc vào triệu chứng và tiền sử tiếp xúc, bác sĩ có thể chỉ định bạn thực hiện các chỉ định như chọc dịch não tủy, xét nghiệm dịch khớp, xét nghiệm huyết thanh,... để chẩn đoán các biến chứng liên quan. 

 Vi khuẩn liên cầu lợn quan sát dưới kính hiển vi phóng đại 100 lần

Vi khuẩn liên cầu lợn quan sát dưới kính hiển vi phóng đại 100 lần

Điều trị bệnh liên cầu khuẩn lợn 

Các bác sĩ sẽ tiến hành điều trị cho người bệnh nhiễm liên cầu khuẩn lợn bằng cách dùng kháng sinh để đặc hiệu và điều trị biến chứng do bệnh gây ra. Thông thường, bệnh nhân sẽ được:

  • Chỉ định uống hoặc truyền, tiêm bắp thuốc kháng sinh liều cao trong vòng trên 10 ngày. Các loại thuốc thường được sử dụng như Penicillin, Ampicillin, Erythromycin hoặc nhóm Cephalosporin
  • Điều trị hỗ trợ như đặt ống nội khí quản cho bệnh nhân hôn mê, dùng thuốc phù não, chống co giật (nếu cần),.... 
  • Lọc máu nếu có điều kiện (cân nhắc trên độ lọc cầu thận)

Sau 2 - 3 ngày, các bác sĩ sẽ chọc dò dịch não tuỷ để đánh giá khả năng đáp ứng điều trị để điều chỉnh lượng kháng sinh và cân nhắc thay đổi phác đồ điều trị (nếu cần). 

Một số bệnh nhân đang điều trị bệnh liên cầu khuẩn tại Bệnh viện

Cách phòng tránh bệnh liên cầu khuẩn lợn

Bộ Y Tế khuyến cáo để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh lây truyền từ lợn này, người dân nên:

  • Chọn mua thịt lợn có nguồn gốc rõ ràng, đã được kiểm định bởi các cơ quan thú y. Tuyệt đối không mua các loại thịt đã xuất huyết, phù nề hoặc có màu bất thường.
  • Ăn chín, uống sôi, hạn chế ăn các món ăn chưa chế biến kỹ, tiết canh trong thời gian có dịch
  • Nếu đang có vết thương hở phải che chắn đeo găng tay khi tiếp xúc với thịt lợn hoặc thịt tái sống
  • Giữ vệ sinh các loại dụng cụ chế biến sạch sẽ, rửa sạch tay trước và sau khi chế biến, tiếp xúc với thịt lợn
  • Dùng riêng các dụng cụ chế biến thịt sống và thịt chín
  • Nếu đang làm các công việc phải tiếp xúc với thịt lợn hàng ngày phải đeo găng tay, khẩu trang khi làm việc

Đặc biệt, ngay khi nghi ngờ các triệu chứng của bệnh do vi khuẩn từ lợn gây ra, bạn hãy nhanh chóng đến các Bệnh viện uy tín để được hỗ trợ y tế kịp thời. Khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Đa Khoa Phương Đông là địa chỉ chuyên tiếp nhận, điều trị các bệnh lý do virus, vi trùng, ký sinh trùng hiệu quả. Với lợi thế sở hữu nguồn lực bác sĩ từ các bệnh viện TW, hệ thống máy móc hiện đại, bệnh nhân sẽ được trải nghiệm dịch vụ điều trị nội trú, ngoại trú tiết kiệm thời gian, thoải mái và an tâm. 

Bệnh nhân nội trú cúm A điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

Bệnh nhân nội trú cúm A điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

Để đặt lịch thăm khám các bệnh lý truyền nhiễm, vui lòng liên hệ đến hotline: 1900 1806 

Có thể nói, liên cầu khuẩn lợn và bệnh lý diễn biến nhanh chóng, hết sức nguy hiểm với các biến chứng nhiễm khuẩn, nhiễm trùng toàn thân. Bệnh nhân có nguy cơ tử vong nếu không được đưa đến Bệnh viện kịp thời!

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
266

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

TTƯT.ThS.BS Nội trú

NGUYỄN THỊ TƯỜNG VÂN

Trưởng Khoa Nội - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

TTƯT.ThS.BS Nội trú

NGUYỄN THỊ TƯỜNG VÂN

Trưởng Khoa Nội - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông
19001806 Đặt lịch khám