Loạn cảm họng là bệnh gì? Nguy hiểm như thế nào? Điều trị ra sao?

Ngọc Anh

02-12-2024

goole news
16

Loạn cảm họng là một hội chứng gây ra cảm giác khó chịu ở vùng họng, thường được mô tả là cảm giác vướng, nghẹn, hoặc có dị vật trong họng. Cảm giác này có thể gây ra các biẻu hiện như khó nuốt, khó thở,.... kéo dài và gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Mặc dù đây không phải là bệnh nguy hiểm nhưng bạn cũng không nên chủ quan, bệnh không thể khỏi nếu không được điều trị. Đồng thời, nếu để bệnh diễn biến nặng có thể trở thành một trong các nhân tố thúc đẩy hình thành bệnh K vòm họng.

Bệnh loạn cảm họng là gì?

Bệnh loạn cảm họng (dị cảm họng) là bệnh lý tập hợp các triệu chứng như khó nuốt, mắc nghẹn, khó thở như có dị vật hoặc u nhú xuất hiện chèn lên đường thở khi nuốt nước bọt hoặc ăn uống. Tuy nhiện các biểu hiện này lại hoàn toàn không xuất hiện khi hít thở thông thường. 

Dưới góc độ người bệnh, không dễ để phân biệt loạn cảm họng với các bệnh thường gặp như viêm amidan, viêm họng,... vì triệu chứng khá giống nhau. Cách tốt nhất là bạn nên đến Bệnh viện uy tín để được các bác sĩ hỗ trợ tìm nguyên nhân và điều trị dứt điểm.

Triệu chứng của bệnh loạn cảm họng

Bạn cần cảnh giác nếu bản thân có các dấu hiệu khi ăn hay nuốt nước bọt:

  • Vướng họng
  • Đau rát họng
  • Đau góc hàm
  • Đau trước và hai bên cổ

Ngoài ra, bệnh nhân cũng có các biểu hiện như ngứa họng, đau mỏi cổ, tê vai gáy, ợ hơi, đầy bụng, ăn kém ngon, trầm cảm hoặc thấy tức ngực,...

Bệnh nhân có thể có các triệu chứng đau rát họng

Bệnh nhân có thể có các triệu chứng đau rát họng

Nguyên nhân dẫn đến bệnh loạn cảm họng?

Ai cũng có thể mắc dị cảm họng. Tuy nhiên, nhóm đối tượng sau đây có nguy cơ mắc bệnh cao hơn như:

  • Nam hút thuốc lá, bia rượu thường xuyên trong thời gian dài
  • Nữ từ 40 - 50 tuổi có tièn sử rối loạn thần kinh thực vật
  • Người vừa mắc bệnh viêm họng cấp, chưa hồi phục
  • Người vừa thực hiện nội soi qua đường họng nên họng khá nhạy cảm
  • Bệnh nhân chảy dịch mũi sau: Dịch nhầy từ mũi chảy xuống cổ quá nhều là nhân tốc thúc đẩy hình thành các bệnh đường hô hấp
  • Bệnh nhân có tiền sử viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản
  • Người bị stress, căng thẳng lâu ngày

Người hút thuốc có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với bình thường

Người hút thuốc có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với bình thường

Chẩn đoán bệnh loạn cảm họng như thế nào?

Để chẩn đoán chính xác bệnh lý trên, các bác sĩ cần thăm khám tổng quát và chuyên sâu các bệnh lý khu vực tai mũi họng để đánh giá chính xác tình trạng của loạn của đường thở như:

Khám Tai mũi họng

Các bác sĩ sẽ kiểm tra khu vực miệng họng bằng các dụng cụ thông thường để loại trừ các bệnh lý như viêm Amidan sinh mủ, hóc xương dăm nhỏ ở họng hoặc amidan, viem họng với sự tân sinh của các hạt ở thành sau của họng. 

Nếu bạn có triệu chứng của bệnh lý vướng họng kèm nhức đầu, khịt mũi hoặc ho nhiều để tống chấy nhầy dính vùng mũi - họng xuống miệng thì bác sĩ sẽ đánh giá thêm bệnh lý vùng mũi xoang để kiểm tra các nguy cơ liên quan đén bệnh loạn cảm họng.

Tiếp theo các bác sĩ sẽ nội soi dạ dày thực quản để đánh giá nguyên nhân gây ra các triệu chứng kể trên. Xét nghiệm HP cũng có thể tiến hành để đánh giá nguy cơ K dạ dày luôn.

Khám Tai mũi họng tại Bệnh viện đa khoa Phương Đông

Khám Tai mũi họng tại Bệnh viện đa khoa Phương Đông

Khai thác tiền sử bệnh lý

Cuối cùng bác sĩ sẽ đánh giá các thông tin của người bệnh để đưa ra kết quả chẩn đoán chính xác bao gồm:

  • Tình trạng chức năng dạ dày: Người bệnh bị rối loạn chức năng dạ dày có lượng acid dịch vị dạ dày tiết ra nhiều hơn bình thường hoặc trào ngược dịch vị qua dạ dày lên thự quản làm cho bệnh nhân có cảm giác vướng, đau ở họng, ăn khó tiêu. Ngoài ra bệnh loạn cảm hứng cũng là một trong số các biểu hiện của bệnh rối loạn chức năng dạ dày.
  • Tình trạng rối loạn nội tiết tố ở giai đoạn tiền mãn kinh (nếu có): Tình trạng rối loạn tiền mãn kinh hoặc mãn kinh thường khiến phụ nữa thay đổi tính cách, dễ cáu gắt, bực bội kèm theo cảm giác nóng phừng mặt, ớn lạnh xương sống và vướng họng. Nếu đối tượng này kèm theo bệnh lý dạ dày thì nguy cơ mắc chứng dị cảm họng càng cao.
  • Có đang bị căng thẳng, trầm cảm kéo dài hay không: Sự thay đổi tâm lý quá mức cũng khiến vùng hầu họng co thắt mạnh khiến người bệnh cứng họng và không nuốt được trong thời gian ngắn.

BS sẽ khai thác tiền sử bệnh lý để chỉ định thêm cho bệnh nhân

BS sẽ khai thác tiền sử bệnh lý để chỉ định thêm cho bệnh nhân

Bệnh loạn cảm họng có tự khỏi không? Điều trị loạn cảm họng như thế nào?

Không. Bệnh không thể tự khỏi nếu không điều trị. Tuỳ vào nguyên nhân gây bệnh, các bác sĩ sẽ điều trị cho bệnh nhân theo các phương pháp như:

  • Nếu tình trạng bệnh lý liên quan đến viêm amidan mãn tính, dài mỏm trâm thì bệnh nhân có thể được chỉ định phẫu thuật loại bỏ các nguyên nhân bẹnh đi trước
  • Các trường hợp chưa tìm được nguyên nhân sẽ phối hợp điều trị nôi khoa như uống thuốc giảm viêm, phù nề kết hợp các thuốc giảm đau, an thần, đồng thời bổ sung nội tiết tố ở phụ nữ mãn kinh,...
  • Bệnh nhân có thể được điều trị kết hợp với các liệu pháp tâm lý để điều trị triệt để bệnh 

Phòng tránh bệnh loạn cảm họng

Bạn có thể chủ động phòng tránh các bệnh loạn cảm họng bằng cách thay đổi các thói quen dưới đây:

  • Không làm việc quá căng thẳng, không thức quá khuya, kiểm soát tốt căng thẳng, cân bằng chế độ nghỉ ngơi và chế độ làm việc
  • Uống đủ nước mỗi ngày: Khoảng 2 lít nước. ngày để nâng cao sức khoẻ tổng thể, phòng tránh các loại bệnh lý khác
  • Không uống bia rượu, bỏ thói quen hút thuốc lá
  • Ăn uống đầy đủ dưỡng chất, đa dạng các loại thực phẩm, không ăn các loại đồ ăn cay nóng và hạn chế các loại thực  phẩm chế biến sẵn hay nước ngọt có gas
  • Duy trì điều trị các bệnh lý có thể dẫn đến tình trạng loạn cảm họng như dạ dày, tuyến giáp, tiểu đường,...

Bạn nên uống nước nóng để phòng tránh bệnh loạn cảm họng xảy ra 

Bạn nên uống nước nóng để phòng tránh bệnh loạn cảm họng xảy ra 

Có thể nói, loạn cảm họng là một hội chứng gây ra cảm giác khó chịu ở họng, thường biểu hiện bằng cảm giác vướng, đau rát hoặc có dị vật trong họng. Nguyên nhân có thể do nhiều yếu tố như viêm nhiễm, dị ứng, trào ngược dạ dày thực quản hoặc các vấn đề về thần kinh. Bệnh này thường gây ra sự lo lắng và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
22

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám