Loãng xương thường được biết đến là căn bệnh của người già, tuy nhiên hiện nay tình trạng mắc bệnh loãng xương ở người trẻ có xu hướng gia tăng. Thế nhưng, người trẻ thường không chú ý để phát hiện và phòng ngừa nên dễ gây ra những biến chứng về sau.
Những dấu hiệu loãng xương ở người trẻ
Thông thường, các dấu hiệu loãng xương ở người trẻ không rõ ràng nên dễ khiến người bệnh chủ quan. Vì vậy, cần chú ý để phát hiện và ngăn chặn kịp thời các biến chứng do loãng xương gây ra:
- Đau xương: Đây là một trong những dấu hiệu loãng xương không nên bỏ qua. Cơn đau thường xuất hiện ở vùng cổ tay, cổ chân, lưng.
- Dễ bị gãy xương: Trong quá trình sinh hoạt, người bệnh có thể gãy xương khi có các va chạm, lực tác động từ bên ngoài đến xương. Thường xảy ra ở vị trí như: Cánh tay, xương đùi,...
- Biến dạng cột sống: Có tình trạng gù, vẹo cột sống, giảm chiều cao do đốt sống bị gãy lún.
Loãng xương thường không có dấu hiệu rõ ràng, chúng tiến triển trong âm thầm vậy nên khi có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường về xương khớp thì người bệnh nên đi khám ngay tại các cơ sở y tế.
Xuất hiện tình trạng đau xương là một dấu hiệu của loãng xương ở người trẻ
Nguyên nhân khiến loãng xương ở người trẻ
Loãng xương là bệnh lý thường gặp ở người lớn tuổi do rối loạn trong quá trình tái tạo xương mới và tiêu huỷ xương cũ. Tuy nhiên, hiện nay số lượng người trẻ mắc bệnh ngày càng tăng cao, chỉ trong độ tuổi từ 20-30 tuổi. Với xu hướng đang dần trẻ hoá như vậy, người trẻ nên chú ý sức khỏe xương khớp nhiều hơn. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây bệnh loãng xương ở người trẻ:
Chế độ ăn uống không lành mạnh
Nguyên nhân gây ra bệnh loãng xương ở người trẻ là do thiếu hụt khoáng chất, canxi và vitamin D trong chế độ dinh dưỡng. Canxi là một trong những chất quan trọng giúp xây dựng và bảo toàn cấu trúc xương. Bên cạnh đó, vitamin D hỗ trợ quá trình hấp thụ canxi vào cơ thể. Người trẻ thường không chú ý bổ sung đúng cách nên dễ bị thiếu hụt.
Đặc biệt, ngày nay người trẻ có thói quen ăn thức ăn nhanh, đồ ngọt và thực phẩm chế biến sẵn. Điều này là nguyên nhân gây ra sự thiếu hụt canxi và các dưỡng chất quan trọng khác cho hệ thống xương khớp.
Ít vận động
Ít vận động cũng là một trong những nguyên nhân gây ra loãng xương ở người trẻ. Nếu không thường xuyên vận động, chơi thể dục thể thao sẽ ảnh hưởng đến hệ xương khớp bởi chung làm giảm sự dẻo dai và linh hoạt của các khớp, suy giảm cơ bắp,....
Ít vận động khiến tăng nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp
Yếu tố di truyền
Một nguyên nhân cũng dẫn đến tình trạng loãng xương ở người trẻ là do yếu tố di truyền. Nếu trong gia đình có trường hợp mắc phải những bệnh lý loãng xương thì thế hệ sau có nguy cơ mắc cao hơn bình thường.
Do các bệnh lý khác
Bệnh loãng xương ở người trẻ có thể là dấu hiệu của các bệnh lý về xương khớp mạn tính như: Viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ hệ thống, tiểu đường,...
Tác dụng phụ của thuốc
Một số loại thuốc điều trị các bệnh mạn tính có thể gây ra các tác dụng phụ làm giảm khả năng hấp thụ canxi của xương, xương bị mài mòn, xốp, giòn,.... làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp.
Loãng xương ở người trẻ nguy hiểm hay không
Bệnh loãng xương đang có xu hướng trẻ hoá, đặc biệt chúng không có những triệu chứng rõ rệt. Chính vì vậy, nếu không được phát hiện kịp thời sẽ đối mặt với nhiều nguy cơ tiềm ẩn. Loãng xương ở người trẻ có thể gây ra một số biến chứng như:
- Gãy xương: Khi bị loãng xương sẽ khiến xương bị mỏng, xốp, nên dễ bị nứt hoặc gãy xương khi va chạm, dù là va chạm nhẹ.
- Cong vẹo xương sống: Khi vận động hoặc sinh hoạt sai tư thế trong thời gian dài khiến xương khớp tổn thương do loãng xương. Điều này khiến các đốt sống bị cong hoặc xoay gây ra những cơn đau kéo dài.
- Lún xẹp đốt sống: Đây là biến chứng dễ bắt gặp ở bệnh loãng xương. Lúc này, các khối xương, thân đốt bị xẹt gây biến dạng đốt sống. Khi gặp tình trạng này, cơn đau diễn ra dữ dội, ảnh hưởng lớn đến khả năng vận động của người mắc bệnh.
Xương cột sống, xương cổ tay, xương cổ chân và cổ xương đùi là những vị trí dễ tổn thương nhất trên cơ thể. Khi mắc loãng xương, nếu không phát hiện và điều trị từ sớm sẽ có nguy cơ bị gãy, thậm chí tàn phế, nghiêm trọng hơn có thể tử vong. Vì vậy, chúng ta không nên chủ quan, cần phòng ngừa bệnh từ sớm.
Lún xẹp đốt sống gây ảnh hưởng lớn đến khả năng vận động của bệnh nhân
Cách điều trị loãng xương ở người trẻ
Loãng xương là bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn, người mắc bệnh có thể chung sống với nó suốt đời. Chính vì vậy, các phương pháp điều trị chỉ có thể làm phục hồi cấu trúc xương đã bị tổn thương, tăng cường mật độ xương và ngăn bệnh không tiến triển nặng.
Bệnh nhân điều trị trong thời gian dài dưới sự theo dõi của bác sĩ để đảm bảo đem lại hiệu quả tốt nhất.
Sau quá trình thăm khám, người bệnh được bác sĩ kê đơn thuốc, điều trị triệu chứng, điều trị ngoại khoa,.... Tùy theo tình trạng bệnh mà có phương án điều trị khác nhau. Các loại thuốc thường được sử dụng để điều trị loãng xương gồm: Thuốc tăng tạo xương, thuốc chống hủy xương,... Các loại thuốc này chỉ có tác dụng cải thiện mật độ xương.
Cách phòng tránh loãng xương ở người trẻ tuổi
Dù ở bất kỳ độ tuổi nào, loãng xương cũng để lại những biến chứng nghiêm trọng gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người mắc bệnh. Dưới đây là một số biện pháp phòng tránh xương:
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học: Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất, đặc biệt là thực phẩm chứa nhiều vitamin D và canxi. Hạn chế sử dụng đồ ăn nhanh, dầu mỡ.
- Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao: Duy trì việc tập thể dục, chơi thể thao có thể giúp cơ thể trở nên chắc khỏe, tăng sự linh hoạt và dẻo dai cho các khớp. Bên cạnh đó, cần lựa chọn chế độ tập luyện phù hợp để tránh gây chấn thương trong quá trình vận động.
- Sử dụng thuốc đúng cách: Không lạm dụng thuốc giảm đau hoặc các loại thuốc điều trị viêm khớp. Thường các loại thuốc này có tác dụng phụ dẫn đến tình trạng loãng xương.
- Khám sức khỏe định kỳ: Thực hiện khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để đảm bảo sức khoẻ trong trạng thái ổn định. Bên cạnh đó, nếu mắc bệnh sẽ sớm phát hiện và điều trị kịp thời.
Tập Yoga giúp các cơ xương khớp tăng sự dẻo dai và linh hoạt
Khi có những dấu hiệu đau nhức xương khớp, người bệnh không nên chủ quan mà nên đến ngay bệnh viện để được chẩn đoán bệnh một cách chính xác nhất. Việc này giúp giảm thiểu tối đa xảy ra biến chứng nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và đời sống của bệnh nhân. Qua bài viết này, Bệnh viện Đa khoa Phương Đông hy vọng đã cung cấp những thông tin hữu ích đến với bạn đọc.
Trung tâm Cơ xương khớp Phương Đông là địa chỉ điều trị các bệnh cơ xương khớp uy tín được nhiều người bệnh lựa chọn. Bởi đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm cùng với trang thiết bị khám chữa bệnh hiện đại, đảm bảo điều trị bệnh đem đến hiệu quả cao nhất.
Để và điều trị bệnh loãng xương, bệnh nhân có thể liên hệ hotline 19001806 để được đội ngũ của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông hỗ trợ kịp thời