Ngày nay, lọc máu là một biện pháp chữa trị bệnh rất phổ biến. Vậy phương pháp này là như thế nào, có tác dụng và áp dụng cho các tường hợp bệnh nhân nào, hãy cùng tìm hiểu chi tiết ở bài viết sau.
Ngày nay, lọc máu là một biện pháp chữa trị bệnh rất phổ biến. Vậy phương pháp này là như thế nào, có tác dụng và áp dụng cho các tường hợp bệnh nhân nào, hãy cùng tìm hiểu chi tiết ở bài viết sau.
Thận có chức năng lọc máu để loại bỏ các chất độc, chất dư không cần thiết ấy ra khỏi cơ thể thông qua bài tiết và thận của người khỏe mạnh có thể lọc từ khoảng 120- 150 lít máu/ ngày. Khi thận gặp phải các vấn đề khiến thận yếu hoặc suy giảm chức năng, thì khả năng lọc máu sẽ bị giảm sút, thậm chí là mất chức năng. Điều này sẽ dẫn tới tình trạng tích tụ chất thải trong máu, có thể khiến bệnh nhân hôn mê và ncó thể gặp nguy hiểm đến tính mạng.
Với trường hợp thận gặp những vấn đề như vậy, việc sử dụng các thiết bị công nghệ để thay thận lọc máu nhân tạo sẽ hiệu quả, có thể giúp loại bỏ độc tố, chất thải dư thừa từ máu, giúp ổn định tình trạng của người bệnh.
Người bệnh sẽ cần lọc máu khi:
Hiện nay các phương pháp lọc máu được áp dụng rộng rãi đó là: lọc màng bụng, chạy thận nhân tạo ngắt quãng, liệu pháp thay thế thận liên tục. Tuỳ thuộc vào tình trạng sức khỏe bệnh nhân, thiết bị y tế, khả năng chi trả viện phí mà các bác sĩ sẽ có phương án điều trị hợp lý.
Lọc màng bụng là phương pháp sử dụng cơ chế khuếch tán máu để thực hiện. Bác sĩ sẽ đưa một dung dịch lọc máu vô trùng, chứa nhiều khoáng chất và glucose vào khoang phúc mạc của người bệnh. Phúc mạc có khả năng lọc tự nhiên nên chất lọc sẽ được giữ lại và chất thải sẽ được hấp thụ trong màng bụng. Qua một thời gian, các chất thải đó sẽ được dẫn ra ngoài qua ống chuyên dụng. Quy trình lọc màng bụng sẽ được lặp lại nhiều lần bằng hệ thống tự động.
Phương pháp lọc màng bụng sẽ có những ưu nhược điểm như sau:
- Ưu điểm: Có thể thực hiện được tại nhà, tức là người bệnh có thể sẽ không cần phải đến các cơ sở y tế nhiều lần để tiến hành lọc máu nhân tạo. Tuy nhiên, để thực hiện phương pháp này thì bệnh nhân cần phải được tiểu phẫu để đặt ống thông chuyên dụng vào bụng. Đây là phương pháp phù hợp với những người bệnh không có đủ sức khỏe để thực hiện lọc máu thường xuyên.
- Nhược điểm: Lọc màng bụng không đem lại hiệu quả cao như phương pháp lọc máu chạy thận nhân tạo. Khi tiến hành lọc bụng tại nhà, nếu không thực hiện đúng cách có thể gây nhiễm trùng màng bụng, rất nguy hiểm.
Lưu ý: Lọc màng bụng không phù hợp với người bị thoát vị cơ hoành, có khối u ổ bụng, nhiễm khuẩn phúc mạc, hoặc rối loạn tâm thần, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, viêm đại tràng mãn tính,…bởi nó sẽ gây ra các biến chứng như viêm phúc mạc, tăng đường huyết, rối loạn lipid máu, thiếu protein, tràn dịch màng phổi, thoát vị, đau lưng,...
Lọc màng bụng cho người suy thận
Cơ chế của phương pháp chạy thận lọc máu này như sau: Bác sĩ sử dụng hệ thống dây dẫn để đưa máu của bệnh nhân ra bên ngoài, đi qua màng lọc nhân tạo và trao đổi chất với dịch lọc. Sau khi loại bỏ độc tố và các chất dư thừa trong máu, máu lọc xong sẽ được đưa trả về cơ thể.
Để được thực hiện phương pháp lọc máu nhân tạo này, người mắc bệnh cần phải có đường lấy máu đủ để thực hiện, chẳng hạn như máu sẽ được lấy bằng catheter đặt ở các tĩnh mạch lớn hoặc qua cầu nối động tĩnh mạch ở tay.
Chu kì lọc máu của bệnh nhân sẽ là khoảng 2 đến 3 lần trong tuần, mỗi lần sẽ kéo dài khoảng 4 tiếng. Tuy nhiên, tùy thuộc vào mức độ suy giảm chức năng thận, lượng máu hay lượng chất độc trong máu mà những lần điều trị sẽ có thời gian được thay đổi để phù hợp với từng bệnh nhân cụ thể.
Phương pháp chạy thận này giúp bệnh nhân suy thận cấp, suy thận mạn duy trì sự sống, giảm nguy cơ tử vong. Một lưu ý là chạy thận nhân tạo không phù hợp cho người bệnh mắc các bệnh về tim mạch nặng hoặc rối loạn đông máu….bởi nó sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm như tắc nghẽn mạch máu, hạ huyết áp, mất máu.
Thay thế thận liên tục là liệu pháp lọc máu chậm và kéo dài liên tục trong khoảng 24 tiếng. Các trường hợp bệnh suy thận nặng, huyết áp không ổn định, bị nhiễm khuẩn máu… có thể áp dụng phương pháp này. Tuy nhiên phương pháp này cũng có thể gây ra các biến chứng khôn lường như biến chứng liên quan đến catheter.
Sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ và các biện pháp hỗ trợ tâm lý có thể giúp giảm thiểu các biến chứng này và cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Một số biến chứng có thể xuất hiện sau quá trình lọc máu chạy thận nhân tạo ngắt quãng:
Để giảm thiểu các biến chứng này, quá trình lọc máu chạy thận nhân tạo cần được thực hiện dưới sự giám sát cẩn thận của các bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, và bệnh nhân cần được theo dõi chặt chẽ.
Một số biến chứng có thể xảy ra của phương pháp này đó là nhiễm trùng, sự mất cân bằng điện giải, chảy máu, mất máu quá nhiều, đau đớn và có thể gây dị ứng.
Khi sử dụng phương pháp lọc máu để điều trị, bệnh nhân cần tuân thủ các lưu ý quan trọng để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình điều trị. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng:
Dưới đây là một số câu hỏi bệnh nhân thường thắc mắc trước, trong và sau khi lọc máu.
Quyết định có nên lọc máu hay không dựa vào nhiều yếu tố, bao gồm tình trạng sức khỏe cá nhân của bệnh nhân, mức độ tổn thương thận, và các yếu tố khác. Nếu bạn hoặc người thân của bạn đang đối diện với vấn đề liên quan đến thận hoặc có câu hỏi về lọc máu, hãy thăm khám với bác sĩ có trình độ chuyên môn để có được sự tư vấn và quyết định hợp lí.
Quá trình lọc máu thường không gây cảm giác đau đớn với cường độ cao mà thường chỉ trong giai đoạn ngắn. Nếu bạn trải qua cảm giác đau hoặc không thoải mái trong quá trình lọc máu, hãy báo ngay cho đội ngũ y bác sĩ của bạn để họ có thể xem xét và đưa ra các biện pháp để giảm đau.
Chi phí lọc máu chạy thận nhân tạo là vấn đề được nhiều người quan tâm bởi nó ảnh hưởng đến quyết định phác đồ điều trị cho người suy thận. Tuy nhiên, rất khó để biết chính xác quá trình chạy thận hết bao nhiêu tiền vì nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: phương pháp điều trị, thiết bị y tế, khu vực sinh sống, thể chất và tình trạng sức khoẻ của người bệnh…
Theo đánh giá của các bác sĩ và chuyên gia y tế, chi phí lọc máu nhân tạo tại Việt Nam thấp hơn rất nhiều so với các nước lớn như Mỹ, Nhật… Thế nhưng bởi quá trình lọc máu cho người suy thận là một quá trình điều trị lâu dài và tốn kém bởi các công nghệ lọc máu có giá không hề nhỏ. Khi bệnh nhân có bảo hiểm y tế, các khoản phí liên quan đến khám bệnh, lọc máu hay đơn thuốc sẽ được miễn giảm khoảng 80 đến 100%. Ngoài ra, sẽ có những khoản phí điều trị không được miễn giảm toàn bộ, nên người bệnh phải tự chi trả từ vài triệu đến vài chục triệu.
Lọc máu là một trong những phương pháp nằm trong phác đồ điều trị bệnh suy thận, suy thận cấp, suy thận mạn mà bác sĩ sẽ đưa ra.
Nếu quys khách hàng có các thắc mắc nào khác về lọc máu thì đừng ngần ngại để lại thông tin tại phần Đặt lịch khám hoặc bấm máy gọi tới Hotline 1900 1806 của bệnh viện Phương Đông.
BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG
Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.