Suy thận mạn - Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị bệnh

Dương Minh Ngọc

05-09-2022

goole news
16

Suy thận mạn tính là tình trạng tổn thương thận kéo dài khiến cho thận bị suy giảm chức năng trầm trọng. Tình trạng bệnh lý này ngày càng phổ biến hơn nhưng có nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu rõ. Vậy bệnh lý này do đâu, cách để nhận biết và phòng ngừa biến chứng là gì? 

Suy thận mạn là gì?

Thận là bộ phận quan trọng đảm nhận nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể. Thận có chức năng đảm nhiệm lọc máu, nước tiểu, các chất thải của cơ thể. Đồng thời, thận còn có vai trò duy trì sự ổn định của huyết áp và tham gia vào quá trình tạo máu. Do đó, suy giảm chức năng thận có thể kéo theo hàng loạt rối loạn khác ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, thậm chí tử vong. 

Suy thận mạn mà hậu quả cuối cùng do bệnh thận - tiết niệu mạn tínhSuy thận mạn mà hậu quả cuối cùng do bệnh thận - tiết niệu mạn tính

Suy thận mạn mà hậu quả cuối cùng do bệnh thận - tiết niệu mạn tính gây ra. Chức năng thận suy giảm tương ứng với số nephron của thận tổn thương và không thể phục hồi được. Bệnh làm giảm mức lọc cầu thận, huyết áp tăng, rối loạn điện giải, thiếu máu mạn tính. 

Bệnh có thể dần dần tiến triển nặng và cuối cùng dẫn đến suy thận giai đoạn cuối, khiến cho cả 2 thận mất hoàn toàn chức năng. Phương pháp điều trị duy nhất đó là thay thế thận với cấy ghép thận hoặc lọc máu tốn kém nhiều chi phí. Do đó, bệnh cần được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời để cải thiện triệu chứng giúp kéo dài tuổi thọ cho người bệnh. 

5 giai đoạn của suy thận mạn

Bệnh tiến triển tăng dần mức độ trầm trọng ảnh hưởng từ ít đến nhiều tới chất lượng sức khỏe của người bệnh. Theo đó, suy thận bao gồm 5 giai đoạn: 

Suy thận mạn tại giai đoạn 1 và 2

Tổn thương ở suy thận giai đoạn 1 và suy thận mạn giai đoạn 2 thường chưa nghiêm trọng. Đặc điểm chung thuộc 2 giai đoạn này đó là biểu hiện còn khá mơ hồ, và khởi phát bệnh theo từng đợt. Do đó, người bệnh khó có thể nhận biết bệnh, hầu hết trong các đợt khởi phát có các triệu chứng như chán ăn, thiếu máu nhẹ, tiểu nhiều về đêm, có cảm giác mệt mỏi, đau thắt lưng,…

Phần lớn người bệnh ở giai đoạn 1 và 2 không nhận thấy rõ bệnh, chỉ đến khi thăm khám sức khỏe mới vô tình phát hiện. Trong giai đoạn bệnh này, kết hợp với sử dụng phác đồ điều trị và ăn uống phù hợp có thể kiểm soát tốt tình trạng bệnh, giúp ngăn ngừa các triệu chứng tiến triển.

Bệnh nhân bị suy thận giai đoạn 1 và 2 thường có biểu hiện đau thắt lưngBệnh nhân bị suy thận giai đoạn 1 và 2 thường có biểu hiện đau thắt lưng

Suy thận mạn giai đoạn 3

Bệnh diễn tiến đến giai đoạn 3, chức năng của thận đã bị suy giảm rõ rệt. Triệu chứng có thể không rõ ràng, nhiều trường hợp còn chưa xuất hiện bất cứ triệu chứng nào, khiến nhiều người chủ quan. Có một số đợt khởi phát bệnh cấp xuất hiện các triệu chứng như đau lưng, phù mí mắt, đi tiểu bất thường với lượng nhiều hoặc ít hơn, phù tay chân,…

Các chuyên gia thường chia bệnh suy thận mạn giai đoạn 3 thành 3A và 3B. Trong đó, ở giai đoạn 3A khả năng lọc cầu thận giảm sâu so với giai đoạn 2, người bệnh thiếu máu và dễ mắc các bệnh về xương khớp. Trong khi đó, ở giai đoạn 3B, thận bị tổn thương nghiêm trọng, mức lọc cầu thận giảm nặng và rất dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Người bệnh ở giai đoạn này sẽ có những tiên lượng khác nhau, kèm theo nhiều biểu hiện.

Bệnh diễn tiến đến giai đoạn 3, chức năng của thận đã bị suy giảm rõ rệtBệnh diễn tiến đến giai đoạn 3, chức năng của thận đã bị suy giảm rõ rệt

Suy thận mạn giai đoạn 4

Trong giai đoạn 4 đã xuất hiện những biểu hiện lâm sàng rõ ràng. Người bệnh xuất hiện các triệu chứng suy giảm chức năng lọc máu điển hình là huyết áp tăng, da xanh xao, tiểu đêm nhiều, buồn nôn, đau nhức đầu, đau nhức xương khớp,…

Lúc này chất độc tích tụ trong máu càng nhiều vì chức năng lọc máu của thận đã suy giảm, triệu chứng bệnh càng rõ ràng, tình trạng nhiễm độc càng tăng. Nếu như không có phương pháp điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như suy tim, phù não, phù phổi…

Suy thận mạn giai đoạn 5

Đây là giai đoạn của bệnh suy thận nghiêm trọng nhất, thận đã tổn thương nghiêm trọng với mức lọc cầu thận giảm thấp (< 15 mL/phút), Người bệnh có nhiều triệu chứng lâm sàng nhiễm độc các cơ quan đó là tim mạch, tiêu hóa, hô hấp qua da và máu.

Người bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối cần phải điều trị bằng lọc màng bụng hoặc là chạy thận nhân tạo để cải thiện tình trạng bệnh và kéo dài thời gian sống. Ghép thận là phương pháp điều trị hiệu quả, mang đến cơ hội sống về lâu dài cho người bệnh. 

Giai đoạn 5 thận đã tổn thương nghiêm trọng Giai đoạn 5 thận đã tổn thương nghiêm trọng 

Nguyên nhân gây suy thận mạn

Suy thận mạn bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng bệnh là: 

  • Dùng các loại thuốc để điều trị rối loạn bệnh lý lâu dài có thể gây tổn thương thận, dẫn đến suy thận mạn. 
  • Nhiễm trùng, nhiễm khuẩn tại vị trí đường niệu, suy tim sung huyết, tiểu đường, cao huyết áp.
  • Những trường hợp làm giảm lượng máu cung cấp cho cơ quan thận hoặc làm tắc nghẽn đường tiểu sau khi đi khỏi thận. Khiến thận suy giảm chức năng, nhiễm độc.

Bên cạnh những nguyên nhân trên, những yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc phải bệnh bao gồm: 

  • Tuổi tác: Khi tuổi tác càng lớn, tế bào lão hóa khiến cho thận càng teo nhỏ. 
  • Dân tộc: Những người châu Mỹ, châu Phi, người Mỹ bản địa có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những dân tộc khác. 
  • Giới tính: Nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn đối với những người nữ.
  • Tiền sử: Tiền sử gia đình là một trong những nhân tố có thể gây ra bệnh tiểu đường và cao huyết áp, nguyên nhân chủ yếu gây ra suy thận.
  • Dùng quá nhiều protein và chất béo: Ăn theo chế độ ít protein và chất béo sẽ giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh suy thận,
  • Dùng một số loại thuốc nhất định: Một số loại thuốc như thuốc giảm đau NSAIDS và một số loại thuốc kháng sinh về lâu dài có thể gây tổn thương cho thận. 

Dùng thuốc để điều trị rối loạn bệnh lý lâu dài có thể gây tổn thương thậnDùng thuốc để điều trị rối loạn bệnh lý lâu dài có thể gây tổn thương thận

Dấu hiệu của bệnh suy thận mạn như thế nào?

Suy thận không có triệu chứng rõ ràng và không biểu hiện cho đến khi thận xuất hiện những tổn thương nặng nề. Những triệu chứng xuất hiện ở giai đoạn bệnh diễn biến nặng đó là: 

  • Thiếu máu: Da xanh xao, niêm mạc nhợt, hoa mắt chóng mặt, mức độ càng nặng chứng tỏ bệnh đã đi đến giai đoạn nặng hơn. Suy thận càng nặng bệnh nhân sẽ càng mệt mỏi, ăn kém đồng thời giảm các hoạt động thường ngày. 
  • Tăng huyết áp: Đây là triệu chứng phổ biến nhất, nhưng nếu như tăng huyết áp lâu ngày không được kiểm soát có thể dẫn đến suy tim, rối loạn nhịp tim, xơ vữa động mạch
  • Dấu hiệu về tim mạch: Do ure máu cao gây viêm ngoài màng tim.
  • Dấu hiệu thần kinh cơ: Cảm giác dị cảm, kiến bò, bỏng rát trên da, chuột rút. 
  • Dấu hiệu xương khớp: Đau nhức xương khớp, loãng xương, viêm xương thường gặp trong giai đoạn cuối của bệnh. Khi thực hiện xét nghiệm thấy canxi máu tăng, chụp  xquang thấy hình ảnh loãng xương. 
  • Những dấu hiệu về tiêu hóa: Có cảm giác buồn nôn, chán ăn sau đó có thể xuất hiện những triệu chứng nặng hơn như ỉa chảy, loét miệng, loét đường tiêu hóa, xuất huyết…
  • Hôn mê do ure trong máu cao: Triệu chứng ở giai đoạn cuối của bệnh, bệnh nhân thờ ơ, ngủ gà ngủ gật, có thể xuất hiện co giật, rối loạn tâm thần, gây hôn mê…
  • Một số triệu chứng khác như: Phù tay chân do viêm cầu thận hoặc ở giai đoạn cuối của bệnh.

Da xanh xao, niêm mạc nhợt, hoa mắt chóng mặt là biểu hiện điển hìnhDa xanh xao, niêm mạc nhợt, hoa mắt chóng mặt là biểu hiện điển hình

Các kỹ thuật chẩn đoán suy thận mạn

Thông qua các triệu chứng lâm sàng và tiến hành xét nghiệm, bác sẽ sẽ chẩn đoán tình trạng suy thận. Những triệu chứng của bệnh rất quan trọng có giá trị để chẩn đoán bệnh suy thận mạn đó là  tăng ure máu, định lượng creatinin và mức lọc cầu thận giảm xuống. Hiện nay, những xét nghiệm chẩn đoán suy thận mạn được áp dụng phổ biến để chẩn đoán bệnh điển hình như: 

  • Thông qua chẩn đoán hình ảnh: Chụp  X quang, siêu âm hoặc UIV để theo dõi hình ảnh  dị dạng thận, nang thận,sỏi thận, kích thước thận giảm, không đều ở 2 bên.
  • Xét nghiệm nước tiểu: Phát hiện sự thay đổi protein trong nước tiểu.
  • Xạ hình chức năng thận để kiểm tra chức năng hoạt động của thận ở tình trạng hiện tại.

Điều trị suy thận mạn như thế nào? 

Để có thể điều trị suy thận hiệu quả nhất, giúp ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe. Người bệnh cần nhanh chóng đến ngay bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất khi xuất hiện các triệu chứng bệnh. Những phương pháp điều trị suy thận mạn hiện nay được áp dụng đó là: 

Điều trị nguyên nhân

Điều trị nguyên nhân gây ra bệnh là điều quan trọng và cũng là then chốt để giúp chấm dứt các triệu chứng, duy trì chức năng thận. Phần lớn các bệnh nhân sẽ được kiểm soát đường trong máu chặt chẽ và huyết áp bằng cách sử dụng các loại thuốc. Kết hợp điều trị là chế độ ăn uống, tập luyện hàng ngày và thay đổi theo thói quen sinh hoạt. Từ đó có thể làm chậm các quá trình tổn thương gây ảnh hưởng đến thận.

Phần lớn sẽ được kiểm soát đường trong máu và huyết áp với thuốcPhần lớn sẽ được kiểm soát đường trong máu và huyết áp với thuốc

Điều trị qua chế độ, thói quen

Các bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân cần thay đổi thói quen của mình như bỏ rượu bia, thuốc lá, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao,… Không nên ăn thực phẩm quá nhiều protein, giảm muối trong chế độ ăn hàng ngày. 

Điều trị các triệu chứng

Bên cạnh điều trị nguyên nhân thường áp dụng ở giai đoạn đầu, còn có điều trị những triệu chứng liên quan khi bệnh đã tiến triển nặng: 

  • Tăng huyết áp: Vừa là nguyên nhân vừa là hệ quả của bệnh suy thận mạn, thường rất khó để kiểm soát huyết áp của bệnh nhân. Bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân hạn chế dùng muối <2g/ ngày và dùng thuốc thuộc nhóm ức chế men chuyển (UCMC), thuốc lợi tiểu…
  • Kiểm soát rối loạn lipid máu: Suy thận dẫn đến các bệnh lý về tim mạch bao gồm rối loạn lipid máu. Khi đó, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc giảm nồng độ các cholesterol xấu để làm giảm nguy cơ nghẽn mạch máu, nhóm thuốc có thể dùng là  gemfibrozil, statin…
  • Điều trị thiếu máu ở suy thận mạn: Thiếu máu là dấu hiệu thường gặp do thận không sản xuất đủ erythropoietin (EPO) - chất duy trì quá trình tạo hồng cầu. Mục tiêu điều trị đó là nồng độ Hb là 11-12g/dL, dùng Erythropoietin tiêm dưới da và bổ sung thêm acid Folic và sắt. 
  • Điều trị loãng xương: Bổ sung thêm các chất canxi, Vitamin D và hạn chế phospho trong khẩu phần ăn giúp cho xương chắc khỏe. 
  • Điều trị rối loạn điện giải: Tùy theo trường hợp cụ thể để có phương pháp điều trị phù hợp. Tình trạng thường gặp nhất của suy thận mạn là tăng kali máu. Nếu như không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến ngưng tim, rối loạn nhịp tim và những vấn đề liên quan đến thần kinh, cơ. 

Bổ sung thêm các chất canxi, Vitamin D và hạn chế phospho trong khẩu phầnBổ sung thêm các chất canxi, Vitamin D và hạn chế phospho trong khẩu phần

Điều trị suy thận giai đoạn cuối

Vào giai đoạn cuối của bệnh, chức năng của thận dưới 15% thận bình thường là suy thận giai đoạn cuối. Điều này có nghĩa là cơ thể không còn đủ chức năng để đào thải các chất độc và những dịch dư thừa. Những phương pháp điều được áp dụng đó là ghép thận, chạy thận. 

Chạy thận nhân tạo là một trong hai phương pháp lọc máu của thận không thể đáp ứng được nhu cầu của cơ thể, lúc này chạy thận nhân tạo sử dụng những máy móc hỗ trợ quá trình lọc máu để thay thế cho thận. Đây được xem là phương pháp tốt nhất cho người bệnh cho suy thận giai đoạn cuối để kéo dài thời gian sống. 

Suy thận giai đoạn cuối điều trị bằng phương pháp chạy thậnSuy thận giai đoạn cuối điều trị bằng phương pháp chạy thận

Phòng ngừa suy thận mạn hiệu quả

Để phòng ngừa suy thận mạn, cần tuân thủ những biện pháp phòng ngừa bệnh: 

  • Do bệnh suy thận mạn tiến triển âm thầm, không có triệu chứng nên đến giai đoạn cuối. Do đó, mục tiêu rất quan trọng đó là cần phải phát hiện bệnh sớm tại những đối tượng có nguy cơ cao như tăng huyết áp, người mắc tiểu đường và gia đình có tiền sử người mắc bệnh thận. 
  • Nên thực hiện thăm khám định kỳ, xét nghiệm tầm soát hàng năm và có phương pháp điều trị tích cực sớm để tránh bệnh diễn biến nặng đến giai đoạn cuối.
  • Uống thuốc đúng theo hướng dẫn, thực hiện đúng theo chỉ định trên bao bì.
  • Duy trì cân nặng phù hợp kết hợp với các hoạt động thể chất tăng cường sức khỏe.
  • Không hút thuốc bởi chất độc từ thuốc lá có thể làm hỏng thận khiến cho tình trạng càng trở nên trầm trọng. 
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, tăng cường bổ sung rau, trái cây, uống nước đầy đủ và hạn chế  thực phẩm giàu muối, đường, dầu mỡ… 

Thăm khám định kỳ, xét nghiệm tầm soát hàng năm để phòng ngừa bệnh suy thậnThăm khám định kỳ, xét nghiệm tầm soát hàng năm để phòng ngừa bệnh suy thận

Câu hỏi thường gặp về bệnh lý suy thận mạn

Bên cạnh những vấn đề trên, sau đây sẽ là những giải đáp có liên quan đến suy thận: 

Suy thận mạn có thể chữa khỏi hoàn toàn được hay không?

Không có bất cứ biện pháp nào để có thể điều trị khỏi hoàn toàn bệnh suy thận mạn tính. Nhưng việc điều trị sẽ hỗ trợ làm giảm tiến triển của bệnh, giảm thiểu các triệu chứng và ngăn ngừa nguy cơ biến chứng. Đặc biệt. phát hiện sớm giúp người bệnh có thể trở về với cuộc sống bình thường, nâng cao chất lượng cuộc sống. 

Khám chữa bệnh suy thận mạn ở đâu tốt nhất?

Đến với Bệnh viện Đa khoa Phương Đông cùng với đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm cùng kỹ thuật xét nghiệm suy thận mạn tiên tiến giúp phát hiện sớm các bệnh lý về thận và đường tiết niệu. Từ đó, giúp điều trị hiệu quả các bệnh lý về  thận, rút ngắn thời gian nằm viện và hạn chế nguy cơ tái phát bệnh. Với hệ thống trang thiết bị hàng đầu, dịch vụ thăm khám chất lượng giúp người bệnh an tâm.

Hệ thống máy xét nghiệm suy thận mạn ở Bệnh viện Đa khoa Phương ĐôngHệ thống máy xét nghiệm suy thận mạn ở Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

Như vậy, suy thận mạn khiến cho chức năng thận bị suy giảm có nguy cơ cao gây ra nhiều biến chứng. Phát hiện sớm bệnh để khắc phục kịp thời, giúp người bệnh sinh hoạt bình thường và có thể kéo dài sự sống.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
2,263

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

ThS.BS

LÊ THỊ HẰNG NGA

Khoa Khám Bệnh
19001806 Đặt lịch khám