Suy thận cấp - Tìm hiểu về triệu chứng, phòng ngừa, điều trị hiệu quả

Dương Minh Ngọc

05-09-2022

goole news
16

Suy thận cấp là căn bệnh nguy hiểm, nhưng nếu như phát hiện sớm và điều trị bệnh có thể lành hẳn và khôi phục chức năng. Theo thống kê, vẫn có đến 76% trường hợp bệnh diễn tiến nặng gây ảnh hưởng đến chức năng cơ quan khác, thậm chí tử vong. Có kiến thức về căn bệnh này giúp bạn nhận biết sớm và có phương pháp điều trị phù hợp.

Suy thận cấp là gì?

Suy thận cấp là tình trạng cả 2 bên thận bị suy yếu hoặc mất chức năng tạm thời, gây ra tình trạng rối loạn cân bằng nước, muối có thể gây phù và tăng huyết áp. Suy thận cấp sau khoảng từ vài ngày đến vài tuần có thể chức năng được khôi phục gần như bình thường. 

Tuy nhiên, nếu như những nguyên nhân gây bệnh không được loại trừ sớm có thể gây tỷ lệ tử vong cao do những biến chứng từ tình trạng suy thận mạn. Hiện nay, phương pháp điều trị hiệu quả nhất đó là lọc máu với thận nhân tạo kết hợp với phương pháp điều trị triệu chứng, xác định và loại bỏ nguyên nhân.  

Suy thận cấp là tình trạng cả 2 bên thận bị suy yếu hoặc mất chức năngSuy thận cấp là tình trạng cả 2 bên thận bị suy yếu hoặc mất chức năng

Suy thận có mấy cấp độ?

Thận là cơ quan có vai trò quan trọng và có yếu tố quyết định đến khả năng lọc máu, đào thải các chất độc ra khỏi cơ thể. Do đó, bất kể yếu tố tác động nào đến thận đều có thể gây ra những thay đổi bất thường với cơ thể. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng phụ thuộc vào các cấp độ của bệnh: 

  • Suy thận cấp độ 1: Bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, khó thở, buồn nôn, ít nước tiểu, vô niệu.
  • Suy thận cấp 2: Có những triệu chứng nặng và biến chứng, thậm chí có thể gây ra tử vong điển hình với biểu hiện là vô niệu, phù,… Tùy theo tình trạng mà có thể phát triển bệnh rất nhanh. Khi lượng Kali tăng cao, gây ảnh hưởng tới hoạt động của tim mạch kéo theo triệu chứng gây ứ huyết, phù phổi,…
  • Suy thận cấp độ 3: Giai đoạn tổn thương nghiêm trọng khi mức độ lọc giảm còn 10 - 15ml/giờ và chức năng thận giảm 80% và không thể duy trì hoạt động trao đổi chất như bình thường. Có hiểu hiện đau thắt lưng, khó thở, da xanh xao, tích nước, đi tiểu nhiều lần,…
  • Suy thận cấp độ 4: Tình trạng này có khả năng gây tổn thương đến 90% và mức độ lọc cũng giảm rất nhanh xuống chỉ còn 15 tới 29ml/phút/1,73m2 gây ra nguy cơ tử vong cao. Biến chứng có thể gây tăng huyết áp, tiểu đường, suy tim… 

 Tùy theo tình trạng mà có thể phát triển bệnh rất nhanh gây biến chứng Tùy theo tình trạng mà có thể phát triển bệnh rất nhanh gây biến chứng

Biểu hiện của bệnh suy thận cấp như thế nào?

Suy thận cấp xuất hiện những triệu chứng ban đầu vào có thể phát triển dần theo thời gian nhưng không đặc hiệu. Trong giai đoạn đầu, bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng vì thận có khả năng bù trừ tốt, nhưng bước sang những giai đoạn trễ bệnh sẽ có những biểu hiện rõ ràng. Cụ thể: 

  • Buồn nôn, nôn.
  • Chán ăn.
  • Mệt mỏi, ớn lạnh.
  • Rối loạn giấc ngủ.
  • Thay đổi khi đi tiểu: hoặc nhiều hơn hình thường, màu sắc đậm hoặc nhạt hơn, có máu, căng tức, đi tiểu khó khăn,…
  • Nấc, ngứa dai dẳng.
  • Phù tay, chân, mặt
  • Giảm sút tinh thần, co giật, chuột rút,…
  • Khó thở, hơi thở có mùi.
  • Đau vùng hông lưng, tăng huyết áp không kiểm soát. 

Bệnh nhân suy thận cấp thường có biểu hiện đau vùng hông lưng

Bệnh nhân suy thận cấp thường có biểu hiện đau vùng hông lưng

Những nguyên nhân nào dẫn đến bệnh suy thận cấp?

Nguyên nhân gây bệnh được chia theo cơ chế bệnh bao gồm trước thận, sau thận và tại thận, cụ thể: 

Nguyên nhân trước thận

Suy thận cấp trước thận thường có nguyên nhân bắt nguồn từ:

  • Giảm cung lượng tim hay tần số dòng máu khiến cho lượng máy bơm đến các cơ quan khác thiếu hụt. 
  • Giảm lưu lượng tưới máu do các trường hộ nôn, tiêu chảy, mất máy,…. làm giảm lượng máu đến thận đột ngột.
  • Trường hợp sốc nhiễm trùng, thay đổi huyết động học tại thận. 

Nguyên nhân tại thận

Suy thận cấp do những nguyên nhân tại vùng thận xuất phát từ: 

  • Mạch máu lớn và trung bình xuất hiện các cục máu đông gây tắc động mạch hoặc động mạch kẹp nhầm trong phẫu thuật, huyết khối tĩnh mạch 2 bên khiến cho dòng máu ở thận không ổn định. 
  • Cầu thận: Do cần thận và búi mạch có nhiệm vụ lọc máu gặp vấn đề, gây viêm cầu thận, hội chứng thận hư diễn tiến nhanh.
  • Mô kẽ: Viêm thận mô kẽ cấp (AIN) do dùng thuốc lợi tiểu, kháng sinh, thuốc chống co giật.
  • Ống thận: Bị hoại tử cấp gây suy thận tại thận, tình trạng thiếu máu cục bộ, nội độc tố, thuốc độc thận,…

Mạch máu lớn và trung bình xuất hiện các cục máu đông gây tắc động mạchMạch máu lớn và trung bình xuất hiện các cục máu đông gây tắc động mạch

Nguyên nhân sau thận

Bên cạnh những nguyên nhân trên, còn có những lý do từ sau thận điển hình đó là:

  • Tổn thương dương vật: Hẹp lỗ niệu đạo, hẹp bao quy đầu, bít hẹp niệu đạo.
  • Phì đại tuyến tiền liệt. 
  • Bộ máy niệu trên, bệnh tại vùng niệu quản.
  • Hoại tử nhú thận.
  • Chít hẹp các cơ quan vùng tiết niệu. 
  • Sỏi, u, cục máu nghẽn.
  • Xơ hóa sau phúc mạc.

 

Phương pháp điều trị nào để chữa bệnh suy thận cấp

Để chữa bệnh suy thận cấp cần xác định được nguyên nhân gây ra bệnh và loại bỏ chúng. Mục tiêu là phòng ngừa tử vong, giúp thận phục hồi nhanh, giảm tối đa nguy cơ diễn tiến thận mạn. Theo đó, tùy theo giai đoạn mà có phương pháp chỉ định phù hợp:

Giai đoạn các tác nhân tấn công

Cố gắng điều trị loại bỏ nguyên nhân gây bệnh như bù đủ nước khi mất nước, loại bỏ tắc nghẽn đường tiểu, rửa dạ dày. Sau đó, theo dõi tình trạng vô niệu, thiểu niệu để có xét nghiệm suy thận cấp và chẩn đoán sớm nhất. 

Điều trị suy thận cấp trước thận

Hầu hết bệnh do những nguyên nhân ngoài thận gây ra, do đó tùy theo nguyên nhân mà có phương pháp điều trị tương ứng: 

  • Giảm thể tích tuần hoàn: Tìm nguyên nhân nếu như không phải do choáng mất máu người bệnh sẽ dùng dung dịch tinh thể và đánh giá hiệu quả theo các chỉ số quy định.
  • Giảm cung lượng tim:  Điều trị các bệnh nền có liên quan như chèn ép tim cấp, nhồi máu cơ tim,…
  • Giảm kháng mạch hệ thống: Điều trị xơ gan mất bù, nhiễm trùng huyết,…

Điều trị các bệnh nền có liên quan như chèn ép tim cấp, nhồi máu cơ timĐiều trị các bệnh nền có liên quan như chèn ép tim cấp, nhồi máu cơ tim

Điều trị suy thận cấp tại thận

Hoại tử ống thận cấp do nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu máu toàn thân hay cục bộ, bác sĩ sẽ áp dụng: 

  • Điều trị giai đoạn khởi đầu: Nếu do độc tố từ thuốc được chỉ định giảm liều hoặc là ngừng ngay. Còn do thiếu máu sẽ bổ sung điện giải, máu phục vụ để cải thiện tưới máu thận.
  • Điều trị bằng thuốc với các loại thuốc chữa suy thận.
  • Điều trị giai đoạn thiểu niệu – vô niệu: Giải quyết các hậu quả, biến chứng do suy thận cấp quan trọng nhất là cân bằng nước-điện giải, biến dưỡng và kiềm toan. 

Phương pháp khác

Những phương pháp khác để điều trị bên cạnh việc loại bỏ nguyên nhân gây bệnh gồm chạy thận nhân tạo hay lọc màng bụng. Hai phương pháp này đều mang đến hiệu quả để điều trị suy thận cấp tính. Tuy nhiên, chạy thận được lựa chọn với những trường hợp khẩn cấp như tăng kali máu, rung thất, phù phổi cấp,… Cụ thể: 

  • Chạy thận nhân tạo: Dùng máy đặt bên ngoài cơ thể để hình thành nên vòng tuần hoàn dẫn máu có chứa chất giải, qua bộ lọc chất thải được đào thải ra ngoài và trả máu sạch trở lại người bệnh.
  • Lọc màng bụng: Dùng chính niêm mạc vùng bụng của người bệnh để đào thải chất độc ra ngoài.

Chạy thận nhân tạo là dùng máy đặt bên ngoài tạo vòng tuần hoàn dẫn máuChạy thận nhân tạo là dùng máy đặt bên ngoài tạo vòng tuần hoàn dẫn máu

Phòng ngừa suy thận cấp

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, do đó bạn cần có những phương pháp phòng bệnh hiệu quả đó là: 

  • Có lối sống lành mạnh: Nên ăn uống đủ chất, hạn chế chất béo, muối, uống đầy đủ nước, tập thể dục đều đặn, kiêng bia rượu, thuốc lá.
  • Thường xuyên khám sức khỏe định kỳ, kiểm tra các dấu hiệu bất thường về sức khỏe, phát hiện sớm giúp thận phục hồi hoàn toàn. 
  • Điều trị tốt các bệnh mạn tính như tăng huyết áp, suy tim, u xơ tuyến tiền liệt,… Do những bệnh lý này có ảnh hưởng rất lớn đến chức năng của thận. Cần kiểm soát tốt các bệnh mạn tính, để giúp phòng ngừa bệnh hiệu quả.
  • Sử dụng thuốc đúng với liều lượng, hướng dẫn của nhân viên y tế, nếu như có các bất thường về sức khỏe gan, thận, cần báo ngay bác sĩ để điều chỉnh liều, tránh tác dụng phụ của thuốc. 
  • Những người bệnh cao tuổi, có bệnh lý mạn tính kèm theo như đái tháo đường, tăng huyết áp, suy đa tạng, chấn thương,… khi mắc suy thận cấp, tiên lượng bệnh sẽ nặng và rất khó điều trị. Do đó, trước khi phẫu thuật cần phải dự phòng bằng cách bù đủ dịch và kiểm soát tốt huyết áp. 

Thường xuyên khám sức khỏe định kỳ, kiểm tra các dấu hiệu bất thườngThường xuyên khám sức khỏe định kỳ, kiểm tra các dấu hiệu bất thường

Câu hỏi thường gặp về suy thận cấp

Bệnh suy thận cấp nếu như không được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời có thể gây ra suy thận mạn vô cùng nguy hiểm. Để giúp bệnh nhân bớt lo lắng về căn bệnh này, sau đây là những giải đáp về câu hỏi thường gặp:

Ai có nguy cơ dễ mắc suy thận cấp?

Những đối tượng dưới đây dễ mắc bệnh suy thận đó là: 

  • Người cao tuổi gặp các bệnh mạn tính như bệnh đái tháo đường, suy gan, tình trạng cao huyết áp. 
  • Suy thận gây ra tình trạng nhiễm khuẩn, gây suy đa tạng. 
  • Những người có nguy cơ cao như làm việc trong môi trường tiếp xúc với nhiều loại hóa chất, thuốc cản quang, hạ huyết áp và nhiều nguyên nhân khác nhau. 

Người cao tuổi bị bệnh đái tháo đường dễ mắc suy thận cấpNgười cao tuổi bị bệnh đái tháo đường dễ mắc suy thận cấp

Suy thận cấp có gây ra nguy hiểm không?

Bệnh nếu như phát hiện sớm và điều trị đúng cách có thể khỏi hoàn toàn. Ngược lại, nếu như chẩn đoán muộn, phương pháp điều trị không đúng có thể gây ra nhiều biến chứng điển hình như: 

  • Mức kali trong máu cao: Việc tăng Kali huyết gây ra yếu cơ, tê liệt và nhiều vấn đề về bệnh tim mạch.
  • Gây ứ dịch trong phổi.
  • Trong máu có chứa acid hay nhiễm toan chuyển hóa gây khó thở, buồn nôn.

Suy thận cấp độ 4 có chữa được không?

Suy thận cấp độ 4 đây là giai đoạn nặng nhất của suy thận với nhiều biến chứng luôn rình rập, nguy hiểm đến tính mạng. Việc chữa trị dứt điểm bệnh là điều không thể thực hiện được. Tuy y học đã rất phát triển nhưng đến nay vẫn chưa có phương pháp để giải quyết triệt để tình trạng suy thận độ 4. Người bệnh cũng không nên quá bi quan bởi vẫn có những biện pháp hỗ trợ kéo dài sự sống. 

Thuốc sử dụng trong giai đoạn này chỉ có tác dụng hỗ trợ bệnh, bác sĩ có thể kê một số loại thuốc như thuốc lợi tiểu furosemid, thuốc tránh rối loạn natri bicarbonat, thuốc chống cao huyết áp,… Để duy trì sự sống cần thực hiện thêm một số phương pháp đó là chạy thận, cấy ghép thận,… Chi phí để điều trị theo phương thức chạy thận hay cấu ghép thận rất lớn, chính vì thế nên nhiều người không có đủ điều kiện để chạy chữa.

Suy thận cấp độ 4 đây là giai đoạn nặng nhất của suy thận Suy thận cấp độ 4 đây là giai đoạn nặng nhất của suy thận 

Suy thận độ 4 sống được bao lâu?

Thống kê cho thấy suy thận độ 4 diễn tiến rất nhanh, nhiều người chỉ có khả năng cầm cự được hơn 2 tháng sau phát hiện. Nếu như người bệnh thực hiện tốt phương pháp điều trị bệnh thời gian sống sẽ kéo dài hơn. Tuy nhiên, rất khó có thể khẳng định một con số cụ thể vào thời gian này. Nếu như thực hiện được thành công cuộc ghép thận bệnh nhân có thể duy trì thêm 15-20 năm sự sống. 

Suy thận độ 4 diễn tiến rất nhanhSuy thận độ 4 diễn tiến rất nhanh

Như vậy, bài viết đã tổng hợp những thông tin liên quan đến bệnh suy thận cấp cũng như các phương pháp điều trị và phòng ngừa. Bệnh có thể phục hồi hoàn toàn nếu như phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Thăm khám tại bệnh viện Đa khoa Phương Đông nếu như có những dấu hiệu của bệnh. Với đội ngũ chuyên gia hàng đầu, máy móc hiện đại đem đến kết quả chính xác nhất. 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

1,772

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

TTUT.ThS.BS Nội trú

NGUYỄN THỊ TƯỜNG VÂN

Trưởng Khoa Nội - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

TTUT.ThS.BS Nội trú

NGUYỄN THỊ TƯỜNG VÂN

Trưởng Khoa Nội - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông
19001806 Đặt lịch khám