Loét mũi như thế nào?
Loét mũi là tình trạng niêm mạc bên trong mũi nổi các nốt mụn nhỏ, vảy màu đỏ, trắng hoặc vàng. Mọi yếu tố như tổn thương, kích ứng da bên trong mũi đều có thể hình thành các vết loét gây đau đớn, khó chịu.

Loét mũi là hiện tượng niêm mạc trong mũi bị tổn thương
Song một số trường hợp mũi bị loét có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý tiềm ẩn. Bệnh nhân cần được chẩn đoán phân biệt chuyên khoa, từ đó có biện pháp can thiệp điều trị kịp thời và phù hợp.
Nguyên nhân mũi bị lở loét
Lỗ mũi bị loét gây tình trạng đóng vảy, đau rát khởi phát bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là 12 nguyên nhân gây bệnh phổ biến nhất.
Chấn thương
Cánh mũi bị lở loét có thể là một phản ứng tự nhiên của niêm mạc trước những tổn thương. Ví dụ như ngoáy mũi gây rách da hoặc trong thời gian điều trị bằng các loại thuốc qua đường mũi.
Một số chấn thương nghiêm trọng khác như ngã, đánh vào mặt cũng được xem xét. Người bệnh dễ dàng nhận thấy các vết đỏ, sưng đau rõ rệt quanh vùng mũi và mặt.
Nhiễm trùng
Bên trong mũi bị loét có thể cảnh báo vấn đề liên quan đến nhiễm trùng, viêm tiền đình mũi do vi khuẩn là vấn đề thường gặp nhất. Viêm tiền đình mũi nổi bật với các triệu chứng sưng tấy, đau, nhạy cảm ở cánh mũi.
Tiếp theo đến các thói quen ngoáy mũi, nhổ lông mũi, hỉ mũi mạnh, xỏ khuyên mũi,... tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và tấn công. Bạn cần chú ý tiết chế hoặc tránh thực hiện các thói quen này.

Các tác nhân nhiễm trùng có thể dẫn đến loét mũi
Vi khuẩn lao tuberculosis (TB) truyền nhiễm qua không khí tuy hiếm gặp song vẫn có thể gặp phải. Bệnh nhân có thể nghi ngờ dựa vào các biểu hiện ho dai dẳng trên 3 tuần, ho ra máu, đau ngực, mệt mỏi, chán ăn, ớn lạnh, đổ mồ hôi về đêm, sốt.
Áp xe mũi bị lở loét
Lở mũi có khả năng cảnh báo tình trạng áp xe do vi khuẩn xâm nhập sâu vào niêm mạc qua các tổn thương. Bạn dễ dàng nhận biết qua các ổ chứa mủ, gây triệu chứng tại chỗ như sưng đỏ hoặc toàn thân như gây sốt, ớn lạnh và mệt mỏi.
Mụn nhọt
Mụn nhọt là kết quả của quá trình tắc nghẽn lỗ chân lông do bã nhờn, vi khuẩn, tế bào chết,... Các nốt mụn khi hình thành, phát triển bên trong lỗ mũi có thể gây lở loét, đóng vảy hoặc tích mủ gây khó chịu cho người bệnh.
Viêm mũi dị ứng mạn tính
Viêm mũi dị ứng phần lớn đến từ các tác nhân tưởng chừng vô hại như phấn hoa, nấm mốc, bụi,... Triệu chứng ban đầu phần lớn không ảnh hưởng đến sức khỏe, ví dụ như ngứa họng, ngứa mắt hoặc chảy nước mũi.

Viêm mũi dị ứng mạn tính không được kiểm soát có thể dẫn đến loét niêm mạc mũi
Song tình trạng tái diễn trong thời gian dài, không được kiểm soát có thể bị loét trong cánh mũi (còn gọi vùng tiền đình mũi). Ngoài ra các bệnh lý khác như:
- Thoái hóa niêm mạc mũi dẫn đến phù nề.
- Cuốn mũi quá phát hình thành polyp.
- Viêm xoang.
- Đau đầu.
- Nhiễm trùng tai.
- Viêm phế quản.
Viêm đa sụn tái diễn
Viêm đa sụn tái diễn là bệnh hiếm gặp gây viêm đa cơ quan. Bệnh không được kiểm soát tốt có thể gây viêm, phá hủy sụn khớp (bao gồm tai và mũi), hình thành nên các vết lở loét trong cánh mũi khó có thể tự khỏi.

Viêm đa sụn tái diễn có thể gây viêm, phá hủy sụn khớp mũi và tai
Bệnh còn có thể tác động lên các cơ quan khác như mắt, phế quản, van tim, thận, khớp, da và mạch máu. Bệnh nhân được xem xét sử dụng thuốc NSAID và steroid, song cần thăm khám để nhận chỉ định chuyên sâu.
Lupus loét lỗ mũi
Lupus là một dạng bệnh tự miễn với biểu hiện viêm, đau đặc trưng. Bệnh có thể khởi phát ở mọi cơ quan trên cơ thể, trong đó có các vết loét ở cánh mũi thường xuyên tái đi tái lại.
Nếu nhận thấy cơ thể mệt mỏi, đau nhức, sưng khớp, chân tay sưng tấy, sưng quanh mắt, đau ngực, đau đầu hoặc nhạy cảm với ánh sáng, bạn cần chủ động thăm khám y tế để được chẩn đoán và điều trị.
Viêm mạch máu
Viêm mạch máu khiến quá trình vận chuyển oxy, chất dinh dưỡng đến cánh mũi bị gián đoạn. Bệnh thường xuất hiện đồng thời ở nhiều vị trí như mũi, xoang, họng, phổi, thận.
Triệu chứng của bệnh có thể lan rộng sang tai, mắt, hệ hô hấp. Điển hình với tình trạng đau cơ, đau khớp, chán ăn, đau đầu, mệt mỏi, suy yếu, sụt cân hoặc sốt.
Chốc lở
Nhiều chuyên gia y tế cho biết, loét mũi có mối liên quan mật thiết với bệnh chốc lở - bệnh về da phổ biến ở trẻ nhỏ. Trong đó vi khuẩn liên cầu là tác nhân gây bệnh chính, gây các vết lở loét quanh mặt và miệng.

Chốc lở là bệnh lý về da phổ biến ở trẻ nhỏ
Chốc lở không được kiểm soát có thể diễn tiến sâu vào bên trong mũi. Các tổn thương lâu dẫn chuyển biến thành mụn chứa dịch lỏng, gây dính khó chịu cho người bệnh.
Khô mũi
Loét mũi có thể xuất phát từ tình trạng niêm mạc mũi quá khô do thời tiết hoặc thường xuyên sử dụng điều hòa làm mát. Về lâu dài tình trạng này khiến niêm mạc mũi bị nứt, lở loét và chảy máu.
Nhiễm herpes
Virus herpes được xác định là một trong những nguyên nhân khiến lỗ mũi đóng vảy hoặc viêm loét. Loại virus này dễ dàng xâm nhập vào cơ thể qua không khí, bạn có thể nhận biết ban đầu dựa trên nốt mụn đỏ.
Ung thư
Ung thư là nguyên nhân nguy hiểm nhất gây loét mũi nhưng tương đối hiếm gặp. Một số triệu chứng cảnh báo kèm theo mà bạn cần thận trọng như:
- Nghẹt mũi kéo dài, diễn biến liên tục.
- Chảy dịch mũi thường xuyên.
- Nhiễm khuẩn xoang không thuyên giảm, tái đi tái lại.
- Các vị trí như đầu, xoang, mặt, mắt, tai thường xuyên bị đau nhức.
- Sưng mặt.
- Chảy nước mắt sống.
- Nhìn mờ.
- Răng đau hoặc tê.

Niêm mạc mũi bị loét có thể cảnh báo bệnh lý ung thư
Cách chữa viêm loét mũi
Cách điều trị loét cánh mũi phụ thuộc phần lớn vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu do trầy xước, chấn thương có thể tự thuyên giảm sau vài ngày chăm sóc, giữ vệ sinh đều đặn.
Với các nguyên nhân khác, hướng xử lý cơ bản như sau:
- Nhiễm trùng do vi khuẩn, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh.
- Nhiễm vi khuẩn lao bệnh nhân cần tiếp nhận điều trị bằng thuốc đặc trị trong 6 - 9 tháng.
- Áp xe nhỏ là những vết mủ có thể tự gom lại, đào thải ra ngoài, bệnh nhân chủ yếu tiến hành chườm ấm đẩy nhanh tốc độ diễn ra.
- Áp xe lớn cần được can thiệp chuyên sâu tránh dẫn đến hoại tử mô, nhiễm khuẩn lan rộng. Bạn sẽ được hướng dẫn vệ sinh hoặc sử dụng thuốc kháng sinh.
- Mụn nhọt thường được hướng dẫn thăm khám với bác sĩ da liễu, điều trị tận gốc nguyên nhân và giảm ngừa các vấn đề liên quan đến thẩm mỹ.
- Ung thư cần được chẩn đoán chuyên sâu, xây dựng phác đồ cụ thể với hóa trị, xạ trị, phẫu thuật hoặc liệu pháp nhắm trúng đích.
- Viêm mạch máu thường được kiểm soát bằng phương pháp ức chế miễn dịch.
- Các bệnh tự miễn mạn tính như lupus không có thuốc đặc trị chuyên dụng thường được khắc phục với steroid hoặc thuốc ức chế miễn dịch.
- Viêm mũi dị ứng được xem xét kiểm soát bằng thuốc kháng histamin, corticosteroid hoặc liệu pháp miễn dịch.

Các cách điều trị viêm loét mũi theo nguyên nhân
Loét mũi là tình trạng bất thường bên trong cánh mũi, có thể do các chấn thương hoặc bệnh lý liên quan. Bệnh nhân cần chủ động thăm khám y tế với bác sĩ, tiếp nhận điều trị tránh kéo dài gây những hệ lụy nguy hiểm cho sức khỏe, giảm hiệu quả điều trị.