Bệnh Lupus ban đỏ và sự nguy hiểm của bệnh là gì?

Hoàng Hải

19-10-2022

goole news
16

Hệ miễn dịch giúp bảo vệ cơ thể và chống lại sự xâm nhập của các tác nhân lạ. Khi bạn mắc Lupus ban đỏ thì hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ mất khả năng phân biệt các tế bào lạ - quen và chống lại cơ thể. Đây là một căn bệnh nguy hiểm, nếu bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời, nó có thể sẽ sinh ra nhiều biến chứng gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của người mắc phải.

Bệnh Lupus ban đỏ là gì?

Lupus ban đỏ hay còn gọi là Lupus ban đỏ hệ thống là một căn bệnh tự miễn mạn tính. Cơ thể tự sản xuất ra các kháng thể tấn công vào các mô của các cơ quan. 

Tình trạng bệnh phụ thuộc vào cơ quan bị tấn công, nên bệnh sẽ có những biểu hiện khác nhau.

Nếu bạn bị nhẹ, bệnh chỉ biểu hiện ở ngoài da, Lupus ban đỏ ở tay, mặt,... Còn nếu bạn bị nặng, nhiều cơ quan sẽ bị tác động cùng một lúc. Như tim, thận, khớp, não, mạch máu,...

Ngoài ra, bệnh này còn gây ra hiện tượng Raynaud (tình trạng các mạch máu bị co lại khiến các ngón tay, ngón chân, mũi và tai bị đau và tím tái). Bệnh này thường có hai giai đoạn là nặng và nhẹ đan xen nhau. Ở một vài người thường nhầm lẫn Lupus ban đỏ và hồng ban nút.

Bệnh này gồm nhiều thể khác nhau:

  • Lupus ban đỏ hệ thống (SLE): là loại phổ biến nhất và ảnh hưởng đến nhiều bộ phận của cơ thể.
  • Lupus ban đỏ dạng đĩa (DLE): gây ra bệnh phát ban mãn tính.
  • Lupus do thuốc: Lupus cũng có thể xuất hiện do sự tương tác thuốc.
  • Lupus ban đỏ ở da bán cấp: có thể gây loét da trên các bộ phận của cơ thể khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
  • Lupus sơ sinh: đây là một thể hiếm của Lupus làm ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh.

bệnh lupus ban đỏ là bệnh tự miễn nguy hiểm

Bệnh lupus ban đỏ hệ thống là bệnh tự miễn nguy hiểm

Bệnh Lupus ban đỏ nguyên nhân là gì?

Đến thời điểm hiện tại, các nhà chuyên gia vẫn không tìm ra được nguyên do chính xác của sự bất thường về hệ miễn dịch trong bệnh này. Tuy nhiên, một số giả thuyết tạm chấp nhận về lý do gây ra bệnh này là hệ quả của sự tương tác giữa các yếu tố.

Một số nhà nghiên cứu cho rằng bệnh Lupus này có mối liên kết về mặt di truyền học. Bệnh có thể di truyền theo gia đình. Nhưng nó lại không có bất kỳ một gen riêng lẻ nào được xác định là nguyên nhân gây bệnh. Bên cạnh đó, nhiều gen có thể ảnh hưởng đến nguy cơ phát triển bệnh. Khi nó có những yếu tố môi trường tác động. Một số yếu tố phổ biến có thể gây lên bệnh:

  • Yếu tố di truyền: Người có tiền sử người trong gia đình (anh chị em ruột) bị mắc bệnh Lupus này; thì họ sẽ có nguy cơ mắc phải cao gấp 20 lần so với những người bình thường khác.
  • Yếu tố kích hoạt từ môi trường: Các loại thuốc (ví dụ như một số thuốc kháng sinh hay thuốc chống trầm cảm); phơi nắng; trầm cảm nặng; viêm nhiễm.

tia UV ảnh hưởng tới bệnh lupus ban đỏ

Trời nắng gắt với tia UV sẽ làm tình trạng bệnh thêm nặng hơn

  • Hoocmon sinh dục (như estrogen): Đây là yếu tố đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành bệnh. Một số nghiên cứu cho thấy trong thời trưởng thành sau dậy thì. Tỷ lệ mắc bệnh này ở nữ giới cao gấp 10 lần ở nam.

Triệu chứng của bệnh lupus ban đỏ cần biết

Bệnh Lupus ban đỏ hệ thống bệnh học có diễn biến phức tạp, phát triển theo từng đợt. Đa số đợt sau thường bị nặng hơn đợt trước. Tình trạng này gây tổn thương hầu hết toàn bộ các cơ quan trong cơ thể. Như thận, tim mạch, tiêu hóa, hệ thần kinh, hô hấp, hệ tạo máu,... Nếu bệnh nhân bị nặng, họ có thể bị đe dọa đến mạng sống. Các triệu chứng thường gặp của tình trạng bệnh này bao gồm:

  • Nổi ban hình cánh bướm: Vết ban đỏ hình cánh bướm kéo dài trên má và mũi là triệu chứng khá đặc trưng của căn bệnh này.

lupus ban đỏ hình cánh bướm trên mặt

Vết ban đỏ hình cánh bướm kéo dài trên má và mũi là triệu chứng khá đặc trưng của căn bệnh

  • Nổi ban đỏ do ánh nắng mặt trời: Khi bạn tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và các nguồn cực tím khác có thể làm trầm trọng vết ban hình cánh bướm của người bệnh. Ngoài ra, bệnh cũng sẽ gây loét các phần khác của cơ thể. Nhất là các vùng tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, nó dẫn tới khớp bị đau và mệt mỏi. Đa số những người da trắng dễ bị ảnh hưởng nhất.

  • Loét miệng và mũi: Loét miệng cũng là một biểu hiện phổ biến nhất của bệnh Lupus này. Nhưng loét miệng thường không đau là điểm đặc trưng của bệnh. Vì nó không hình thành ở hai bên miệng hoặc nướu mà các vết loét này thường xuất hiện ở vòm miệng.

  • Phát ban dạng đĩa: Đây là một triệu chứng khá phổ biến trong bệnh Lupus này. Các mảng da đỏ có hình đĩa xuất hiện và lan rộng dần, nó thường nổi trên da đầu, mặt, cổ sau đó để lại sẹo.

lupus ban đỏ dạng đĩa

Lupus phát ban đỏ dạng đĩa  thường nổi trên da đầu, mặt, cổ sau đó để lại sẹo

  • Viêm màng tim hay phổi: Viêm màng ngoài tim hay viêm màng phổi là một biểu hiện của Lupus. Bệnh này có thể gây đau ngực đột ngột và khó thở.

  • Sưng khớp: Khớp bị đỏ, nóng, mềm và sưng lên có thể là dấu hiệu của bệnh Lupus.

  • Thiếu máu: Căn bệnh này có thể gây thiếu máu tán huyết và dẫn đến tình trạng thiếu máu. Lúc này bệnh nhân sẽ bị chóng mặt, mệt mỏi, xanh xao và da niêm xanh xao.

  • Co giật hoặc loạn thần: Ngoài ra, Lupus còn gây ra nhiều vấn đề ở não bộ và hệ thần kinh. Nó bao gồm các dấu hiệu không đặc hiệu như đau đầu, lo âu, rối loạn thị lực. Hai triệu chứng dễ thấy như co giật; loạn thần như ảo tưởng, ảo giác; rối loạn lo âu và sa sút trí tuệ.

Bệnh Lupus ban đỏ có nguy hiểm không?

Đây là một căn bệnh nguy hiểm. Nhất là bệnh Lupus ban đỏ giai đoạn cuối có thể gây tác động trên nhiều mô của cơ thể. Như tim, thận, phổi, các khớp, da, các tế bào máu và não. Sau đây là những biến chứng thường thấy của bệnh này:

Máu và mạch máu: Bệnh nhân mắc bệnh này thường bị thiếu máu. Làm tăng nguy cơ đông máu, tắc mạch máu, chảy máu và viêm thành mạch.

tắc mạch máu là biến chứng nguy hiểm cảu lupus ban đỏ

Tắc mạch máu là một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh

Phổi: Mắc bệnh này có thể dễ bị viêm phổi, viêm màng phổi và dẫn đến tràn dịch màng phổi; tăng áp lực động mạch phổi, xuất huyết phổi, thuyên tắc phổi và gây đau đớn khi thở.

Tim: Tình trạng bệnh có thể gây tổn thương van 2 lá, van 3 lá, xơ hóa màng ngoài tim, viêm màng ngoài tim và viêm cơ tim dẫn tới các cơn đau tim.

Thận: Biến chứng của bệnh ở thận và gây tổn thương nghiêm trọng cho các mô trong thận và dẫn đến suy thận. Đây chính là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu của những người mắc bệnh Lupus ban đỏ biến chứng thận. Các dấu hiệu tổn thương ở thận là buồn nôn và nôn, phù chân, đau ngực, ngứa da toàn thân,...

Não và hệ thần kinh trung ương: Bệnh Lupus còn gây chóng mặt, đau đầu, ảo giác, thay đổi hành vi và thậm chí là động kinh và đột quỵ. Vì vậy, nhiều người bệnh hay gặp vấn đề về trí nhớ và khó diễn đạt suy nghĩ của mình.

Ngoài ra, đối với phụ nữ mang thai, bệnh này làm tăng nguy cơ sảy thai; thai chết lưu hoặc sinh non. Mẹ bầu có tiền sử bệnh thận cũng có nguy cơ cao bị tiền sản giật. Hơn thế nữa, nếu thai phụ sử dụng corticosteroids để điều trị thì sẽ bị đái tháo đường, tăng huyết áp và biến chứng thận.

Bé sơ sinh khi ra đời mà người mẹ có mắc Lupus, thì bé sẽ có biểu hiện của bệnh này có ban đỏ dạng đĩa; bị gan lách to hay rối loạn nhịp tim. Vì vậy, bệnh lupus ban đỏ ở trẻ em xuất hiện có thể do mẹ đã có tiền sử bệnh lúc mang thai. Điều này nói lên rằng bệnh này có thể di truyền trước nghi vấn lupus ban đỏ có di truyền không của một số người.

Cách chẩn đoán bệnh Lupus ban đỏ hệ thống

Các bác sĩ thường khám lâm sàng để chẩn đoán tình trạng bệnh dựa trên xem xét tiền sử, bệnh sử và làm các xét nghiệm:

  • Xét nghiệm nước tiểu.
  • Kháng thể kháng nhân (ANA) hoặc anti-dsDNA.
  • Đo tốc độ lắng hồng cầu (ESR).
  • Xét nghiệm công thức máu (CBS).

xét nghiệm ERS để chuẩn đoán bệnh lupus ban đỏ

Xét nghiệm đo độ lắng hồng cầu ESR để chẩn đoán bệnh tự miễn Lupus

Các cách hỗ trợ điều trị Lupus ban đỏ hiệu quả

Trên thực tế, việc điều trị bệnh khỏi  hoàn toàn là điều không thể. Bởi vì nguyên nhân của bệnh vẫn chưa được xác định rõ ràng. Nhưng bệnh có thể được kiểm soát và khống chế sự lan rộng tới các cơ quan khác nếu được điều trị sớm, đúng cách. Các bác sĩ sẽ ức chế, kiểm soát bệnh bằng các loại thuốc sau:

  • Corticosteroid: Các thuốc có hoạt chất này có tác dụng chống viêm, ức chế giới hạn vùng tổn thương trên da. Tuy nhiên thuốc này có tác dụng phụ liên quan tới tổn thương nội tạng như: viêm loét dạ dày, loãng xương, ức chế tuyến thượng thận,... Vì vậy thuốc chỉ kê với trường hợp nặng và theo dõi sát sao của bác sĩ.
  • Hydroxychloroquine, Chloroquine là thuốc chống sốt rét có tác dụng với việc trị tổn thương da và các khớp.
  • Đối với bệnh nhân nặng nhưng không đáp ứng được với Corticosteroid sẽ được chỉ định dùng Cyclophosphamide, Cyclosporine,... Những thuốc này gây ức chế miễn dịch nhưng có rất nhiều tác dụng phụ nguy hiểm.
  • Aspirin, Ibuprofen là các thuốc chống viêm (không chứa Steroid) được dùng để chống viêm, giảm đau cho các cơ, khớp bị tổn thương. Thuốc này cũng có tác dụng phụ gây nên viêm loét dạ dày và cần được uống khi ăn no và theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Việc sử dụng thuốc không có tác dụng đặc trị nên bệnh nhân cần phối hợp việc dùng thuốc cùng với luyện tập vận động. Tạo lối sống lành mạnh về ăn uống và nghỉ ngơi. Điều đó giúp việc điều trị được hiệu quả.

Ngoài ra, các bác sĩ cũng sẽ hỗ trợ điều trị các sẹo teo bằng tia Plasma để việc thẩm mỹ trên da được tốt hơn, giúp người bệnh tự tin hơn.

Phương pháp phòng tránh bệnh Lupus ban đỏ

Một số phương pháp hỗ trợ có thể giảm mức độ bệnh cũng như phòng tránh bệnh này:

  • Xây dựng chế độ ăn hợp lý, khoa học: Trong quá trình điều trị bệnh, người bệnh cần phải lưu ý và quan tâm đến chế độ dinh dưỡng bữa ăn hàng ngày.
  • Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin, nhất là vitamin D: Bạn có thể ăn nhiều thực phẩm từ dầu cá, trứng, bơ, sữa,..., vitamin D. Những thực phẩm này cũng có một vai trò quan trọng trong việc làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp.
  • Hạn chế ăn những thức ăn chứa nhiều cholesterol làm tăng nguy cơ các bệnh về tim mạch như các món ăn chiên xào, dầu mỡ.
  • Ăn nhiều thực phẩm có nhiều chất canxi: ví dụ như phô mai, củ cải,...
  • Luyện tập thể dục thể thao: Bạn có thể lập ra một kế hoạch phù hợp cho bản thân dựa vào thể trạng sức khỏe của mình. Như đi xe đạp, đi bơi, đi bộ, tập gym,...
  • Tránh ánh nắng mặt trời: Tia UV cực tím mặt trời có thể làm tình trạng phát ban đỏ trở nên nặng hơn. Da dễ bị mẩn đỏ và tróc vảy. Vì vậy, nếu bạn bắt buộc phải ra ngoài trời nắng gắt; bạn hãy đội nón, mũ, đeo kính; mặc áo chống nắng; bôi kem chống nắng để hạn chế tác động của tia cực tím.

bôi kem chống nắng

Bôi kem chống nắng khi ra ngoài trời để hạn chế tia UV làm nổi ban Lupus

  • Điều trị bằng thuốc: Nếu triệu chứng của da bị nhẹ. Bạn có thể sử dụng các thuốc đặc trị chống viêm, giảm đau và bôi ngoài da. Tùy thuộc vào giai đoạn và mức độ của bệnh thì sử dụng các loại thuốc đặc trị toàn thân. Gồm thuốc kháng viêm, thuốc dị ứng, thuốc giảm đau và thuốc ức chế miễn dịch.

Những câu hỏi liên quan đến lupus ban đỏ

Khi bị mắc bệnh Lupus ban đỏ có chết không?

Một số biến chứng nguy hiểm như đã liệt kê ở trên: phổi, tim, hệ thần kinh, thận,... làm tăng nguy cơ tử vong ở bệnh nhân. Hiện nay, bệnh này vẫn chưa có một phương pháp nào có thể điều trị khỏi hoàn toàn.

Người mắc lupus ban đỏ sống được bao lâu?

Việc trả lời chính xác cho câu hỏi này là không thể. Vì trên thực tế có  những người sống chung với căn bệnh này một cách rất bình thường. Nhưng cũng có những người chỉ sống được vài tháng, vài năm. Điều này là do bệnh không có thuốc đặc trị để khỏi hoàn toàn mà chỉ có thể điều trị dần những tổn thương và gây ức chế giảm việc lan sâu vào các cơ quan.

Lupus ban đỏ có lây không?

Bệnh này không phải là một bệnh truyền nhiễm như các bệnh da liễu khác. Khi tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp với người bệnh cũng rất an toàn và không ảnh hưởng gì. Vì đây là bệnh tự miễn của cơ thể chúng không có chứa virus hay vi khuẩn gây bệnh. Theo một vài nghiên cứu bệnh chỉ có yếu tố di truyền là nguyên nhân gây bệnh.

Hiện nay, việc điều trị bệnh này còn gặp nhiều khó khăn do chưa phương pháp chữa trị hoàn toàn và thuốc đặc trị. Cho nên nếu bạn có những dấu hiệu bệnh thì bạn cần đến bệnh viện ngay để được khám, chẩn đoán và điều trị sớm nhất. Bạn cũng cần nắm rõ bệnh Lupus ban đỏ là bệnh gì để xử lý cũng như hạn chế những biến chứng nguy hiểm về sau.

Bệnh viện đa khoa Phương Đông với hệ thống cơ sở, trang thiết bị y tế tân tiến, hiện đại cùng đội ngũ y khoa, bác sĩ đầu ngành nhiều năm kinh nghiệm sẽ hỗ trợ người bệnh trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
3,276

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám