Lún dương vật hay vùi dương vật là một dị tật bẩm sinh, hiện tượng này có thể biểu hiện ngay từ sau khi sinh và có khả năng sẽ kéo dài trong tương lai. Căn bệnh này hầu hết đều gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nhưng cũng có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào của nam giới. Bên cạnh đó, có nhiều trường hợp được phát hiện khá muộn vì nhầm lẫn với triệu chứng của hẹp bao quy đầu và thiếu sự quan tâm của bố mẹ. Bệnh này không quá nguy hiểm nhưng lại gây tác động lớn đến tâm sinh lý và sinh hoạt khi bé lớn lên. Vì vậy, bố mẹ hãy chú ý theo dõi và phát hiện tình trạng sớm nhất để được điều trị kịp thời.
Lún dương vật là bệnh gì?
Lún dương vật, còn được gọi là vùi dương vật, là một dị dạng bẩm sinh ở cơ quan sinh dục ngoài ở các bé nam. Về cấu tạo, dương vật sẽ được bao bọc bởi một bao da quy đầu. Thông thường, da bao quy đầu sẽ ôm trọn dương vật và trùm lên cả bìu, nhưng ở một số trường hợp, khi bé sinh ra với bao quy đầu không ôm đều dương vật. Hiện tượng này được gọi là lún dương vật hoặc vùi dương vật. Căn bệnh này có thể được chữa khỏi hoàn toàn hoặc tự hồi phục dần theo thời gian phụ thuộc vào tình trạng dương vật bị lún.
Lún dương vật thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Nguyên nhân gây ra hiện tượng lún dương vật ở trẻ
Da và lớp mỡ bao quanh dương vật đã gặp phải một số vấn đề trong quá trình bào thai đang phát triển và dẫn đến hiện tượng vùi dương vật ngay khi trẻ vừa sinh ra. Từ đó, có thể xuất hiện các vấn đề sau:
- Bao quy đầu dính vào dương vật.
- Dây chằng của dương vật lỏng lẻo.
- Mô mỡ bao phủ ở vùng mu đã vùi dương vật.
Nguyên do phổ biến nhất là do sự dư thừa mỡ ở xương mu của trẻ. Đồng thời da ở phần giữa bìu và dương vật không đủ và làm cho dương vật ở bé sơ sinh và trẻ nhỏ bị lún, hoặc bởi tình trạng nhiễm trùng, viêm nhiễm, mỡ tích lũy, hay dương vật bị chấn thương. Ngoài ra, còn có một số lý do khác như viêm tuyến mồ hôi mủ, béo phì, bệnh Lichen sclerosus.
Hình ảnh bệnh lún dương vật ở trẻ em
Biểu hiện của lún dương vật
Trẻ sơ sinh sau khi đến khoảng 2 tuổi thì là thời điểm dễ dàng phát hiện bệnh lún dương vật ở trẻ nhất. Sau khi sinh, bố mẹ hãy chú ý một số biểu hiện đặc trưng sau để có thể phát hiện tình trạng bệnh sớm nhất ở trẻ:
- Gặp khó khăn trong việc đi vệ sinh.
- Dương vật của bé quá nhỏ hoặc thậm chí không nhìn thấy dương vật.
- Bao quy đầu phồng lên và giãn ra sau khi trẻ đi tiểu, xuất hiện hiện tượng rỉ tiểu không ngừng.
- Bé không thể điều chỉnh dòng chảy nước tiểu.
Lún dương vật thường dễ gây hiểu nhầm với bệnh lý hẹp bao quy đầu, dẫn đến sự sai lầm trong điều trị. Bởi vì bệnh vùi dương vật ở trẻ nếu chỉ điều trị bằng phương pháp nong bao quy đầu thì sẽ không có hiệu quả. Vì vậy, việc phân biệt đúng các triệu chứng của vùi dương vật đóng vai trò vô cùng quan trọng để chữa trị đúng cách. Ngoài ra, bố mẹ cũng cần phải phân biệt các tình trạng dương vật bị lún, hẹp da bao quy đầu, dương vật nhỏ, hình dạng của dương vật bất thường,...
Bệnh vùi dương vật dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác
Chẩn đoán lún dương vật
Bác sĩ sẽ chẩn đoán lún dương vật bằng cách khám sức khỏe và kiểm tra trực quan. Lưu ý rằng khi chẩn đoán cần phải phân biệt bệnh với các hiện tượng bất thường khác ở dương vật như dương vật nhỏ, hẹp da bao quy đầu,...
Để nhận biết trẻ có phải bị lún dương vật hay không, thì cha mẹ ấn ngón tay ở gốc dương vật để kéo bao quy đầu và da dương vật về phía xương mu nhằm xác định thân dương vật. Khi buông tay ra, thân dương vật lại chìm xuống dưới lại dưới ngấn da ở trước xương mu. Sau khi quan sát hình thể, nếu dương vật chỉ trồi lên nhúm da hoặc chỉ một phần rất ít khoảng dưới 1 cm thì hãy đưa bé đi khám ngay.
Điều trị lún dương vật ở trẻ em như thế nào?
Nguyên tắc điều trị
Điều trị bệnh vùi dương vật nhằm tạo lại dáng vẻ bình thường cho dương vật của trẻ.
Điều trị trước khi phẫu thuật
Trong thời gian chờ thực hiện phẫu thuật, bác sĩ có thể sẽ nong bao quy đầu nhằm giải quyết hiện tượng bí tiểu và khó tiểu.
Thực hiện phẫu thuật điều trị (Phẫu thuật tạo hình dương vật)
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra căn bệnh lún dương vật mà có các phương án điều trị như sau:
- Đối với những trẻ béo, lớp mỡ ở mu dày: thực hiện cho bé chế độ ăn đúng, rèn luyện thể thao (ở các trẻ lớn hơn), hướng dẫn trẻ tự nong lộn dần bao quy đầu. Sau đó, có thể phẫu thuật cắt bớt lớp mỡ ở trên mu và quanh dương vật ở tuổi dậy thì.
- Đối với nguyên nhân tụt thân dương vật bởi dải xơ kéo: hướng dẫn bé nong lộn dần nhằm làm rộng bao quy đầu. Tiếp theo, thực hiện phẫu thuật để giải phóng, làm dài dương vật lúc trẻ đang khoảng 1 hoặc 2 tuổi. Trường hợp nếu có đi kèm với bệnh tinh hoàn chưa lan tới bìu thì sẽ mổ và chữa luôn cùng lúc. Nếu dương vật bé quá nhỏ thì sẽ điều trị bằng thuốc kích thích làm to dương vật trước khi mổ. Các bé đã 8 tháng, bố mẹ nên đưa bé đi khám chuyên khoa nhi để được chẩn đoán và có phương án điều trị phù hợp.
Các trường hợp trẻ được chỉ định phẫu thuật để khắc phục tình trạng lún dương vật:
- Thực hiện giải phẫu sớm nếu phát hiện tình trạng viêm bao quy đầu mạn tính và bí tiểu.
- Bị vùi dương vật thực sự mới được yêu cầu làm phẫu thuật.
Kết luận
Bài viết này đã cung cấp những thông tin cơ bản và một số thắc mắc thường gặp về tình trạng lún dương vật hay vùi dương vật ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cho các bậc phụ huynh. Chính vì vậy, việc phân biệt các triệu chứng của bệnh với các bệnh lý khác... là rất quan trọng, nếu được phát hiện sớm và điều trị bệnh kịp thời thì không chỉ làm giảm sự khó chịu mà còn tránh được các biến chứng.
Bệnh viện Đa khoa Phương Đông là một trong những bệnh viện hàng đầu trong nước. Quy trình được tiến hành khép kín, hệ thống quản lý chất lượng vô cùng nghiêm ngặt với các trang thiết bị và công nghệ hiện đại. Bạn có thể xem xét chọn lựa và hãy gọi tổng đài 1900 1806 hoặc để lại thông tin đăng ký lịch khám tại .