Bệnh lupus ban đỏ ở trẻ em là một loại bệnh tự miễn mãn tính. Bệnh này ở trẻ sơ sinh là một bệnh tương đối hiếm gặp. Nó xuất hiện ngay sau khi đứa bé chào đời và cần sự điều trị tích cực từ người nhà, bệnh viện, thì bệnh sẽ không gây ra nhiều chuyển biến xấu. Vậy bệnh này là gì? Cách điều trị ra sao?
Lupus ban đỏ ở trẻ em là gì?
Lupus ban đỏ hệ thống là một loại bệnh được đặc trưng bởi tình trạng viêm và tổn thương ở những cơ quan nội tạng, khớp và da. Những cơ quan thường sẽ bị tác động nhiều nhất đó chính là tim, thận, phổi và não.
Bên cạnh đó, ảnh hưởng của loại bệnh lupus ban đỏ này đến người lớn và trẻ nhỏ đều có những sự khác biệt rõ rệt. Mức độ nghiêm trọng của bệnh lupus ban đỏ ở trẻ em trải dài từ nhẹ đến nặng, thậm chí là có thể gây ra tử vong.
Bệnh lupus ban đỏ phổ biến nhất là ở những bé có độ tuổi trong khoảng từ 15 tuổi trở lên. Trẻ em bị lupus ban đỏ sẽ có các khoảng thời gian gọi là bùng phát và thuyên giảm (có thể là một phần hoặc hoàn toàn) các triệu chứng, dấu hiệu liên quan. Nhiều trẻ em bị bệnh lupus ban đỏ cũng có xảy ra những vấn đề về thận. Các vấn đề về thận cũng như tính nghiêm trọng của nó có thể gây ra việc giảm khả năng sống của trẻ em bị bệnh Lupus ban đỏ.
Trong một số các trường hợp đặc biệt, tình trạng tổn thương chức năng thận nghiêm trọng ở trẻ em bị bệnh lupus ban đỏ sẽ có thể dẫn đến bệnh suy thận. Lúc này các bác sĩ cần phải tiến hành phẫu thuật ghép thận hoặc là lọc máu để có thể duy trì sự sống cho trẻ.
Tình trạng Lupus ban đỏ ở trẻ em khi bị mắc bệnh
Nguyên nhân dẫn đến Lupus ban đỏ ở trẻ em là gì?
Bệnh này là một dạng của rối loạn tự miễn dịch. Trong số các rối loạn này, hệ thống miễn dịch trong cơ thể trẻ sẽ tấn công những tế bào và các mô khỏe mạnh. Có nhiều yếu tố đã được các nhà khoa học chứng minh rằng chúng có khả năng gây ra bệnh lupus ban đỏ trẻ em, chúng thường bao gồm:
- Di truyền từ người thân trong gia đình sang con.
- Tác động của môi trường xung quanh.
- Giới tính (tỷ lệ nữ giới bị bệnh nhiều hơn nam).
Yếu tố di truyền khiến trẻ mắc bệnh Lupus ban đỏ từ người thân ruột thịt
Triệu chứng của Lupus ban đỏ ở trẻ em là gì?
Các triệu chứng của bệnh lupus ban đỏ ở trẻ nhỏ thường thuộc dạng mạn tính, nhưng chúng có khả năng trở nên ngày một nghiêm trọng hơn trong một số những giai đoạn nhất định trong cuộc đời đứa trẻ. Tình trạng sức khỏe mà lupus ban đỏ hệ thống ở trẻ em gây ra sau này ảnh hưởng đến từng bé theo từng cách thức khác nhau. Dưới đây là những dấu hiệu lupus ban đỏ ở trẻ em phổ biến nhất:
- Sốt cao, loét miệng, rụng tóc.
- Các tổn thương liên quan đến thận.
- Da nhạy cảm với ánh mặt trời.
- Trẻ thiếu năng lượng, giảm sự thèm ăn.
- Sưng hạch bạch huyết.
- Cứng, đau và sưng ở khớp.
- Rối loạn chức năng thần kinh hoặc não.
- Dịch lỏng xuất hiện xung quanh vùng phổi, tim hoặc các cơ quan nội tạng khác.
- Số lượng hồng cầu thấp, thiếu máu.
- Phát ban dạng đĩa. đây là dạng phát ban nổi lên ở các vị trí như đầu, cánh tay, lưng, ngực.
- Phát ban Malar (một loại dạng phát ban có hình dạng như là một con bướm và chúng thường xuất hiện trên các vị trí như sống mũi và má).
Triệu chứng nổi ban đỏ Malar của bệnh lupus ban đỏ ở trẻ
Cách điều trị Lupus ban đỏ ở trẻ em
Hiện nay, y học vẫn chưa có cách nào để có thể chữa khỏi bệnh lupus ban đỏ ở trẻ nhỏ hoàn toàn. Nhưng việc điều trị đúng cách có thể làm giảm đi một số triệu chứng của rối loạn và bác sĩ sẽ dựa trên những điều sau để điều trị
- Mức độ của tình trạng bệnh lupus ban đỏ trẻ em.
- Các cơ quan nội tạng cụ thể đã và đang bị ảnh hưởng.
- Tuổi của trẻ, sức khỏe tổng quát của trẻ và tiền sử bệnh.
Cách mà trẻ phản ứng với các loại thuốc chữa trị và cũng như là những liệu pháp trị bệnh.
Nếu các triệu chứng của bệnh lupus ban đỏ ở trẻ nhỏ chỉ ở mức nhẹ, thì việc điều trị có thể là không cần thiết. Bé có thể sẽ được chỉ định để sử dụng các loại thuốc kháng viêm không steroid (hay NSAIDs) để làm dịu đi những cơn đau khớp. Ngoài ra thì có một vài biện pháp khác bao gồm:
- Điều trị các vấn đề liên quan đến nhiễm trùng ngay lập tức.
- Corticosteroid nhằm kiểm soát tình trạng viêm.
- Thuốc hydroxychloroquine để giảm các triệu chứng nói chung.
- Thuốc ức chế miễn dịch để có thể ức chế hệ thống tự miễn dịch trong cơ thể trẻ em bị lupus ban đỏ
- Các kháng thể đơn dòng, cụ thể như là belimumab và rituximab, nó có thể được phép sử dụng cho một số trẻ em bị lupus ban đỏ. Điều đó tùy thuộc vào những mức độ của bệnh và cũng như là kết quả của các xét nghiệm máu nhất định đã được thực hiện trước đó.
Dùng một số thuốc để ức chế làm giảm tình trạng bệnh theo chỉ định bác sĩ
Các biện pháp phòng tránh Lupus Ban đỏ ở trẻ em
Để có thể kiểm soát tốt vấn đề về bệnh lupus ban đỏ hệ thống ở trẻ em, ngoài việc sử dụng đầy đủ thuốc ra, thì trẻ bị bệnh còn phải thay đổi lại một số những thói quen sinh hoạt hàng ngày. Sau đây là một số phương pháp hiệu quả có thể áp dụng để kiểm soát triệu chứng và phòng chống cũng như hạn chế sự tái phát:
- Cho trẻ em bị lupus ban đỏ sử dụng các loại kem dưỡng ẩm dịu nhẹ và ít gây kích ứng cho da để góp phần hỗ trợ hệ miễn dịch của da.
- Tránh việc cho trẻ đi ra ngoài, hoạt động ngoài trời khi trời nắng gắt (cụ thể là trong khung giờ từ 10 giờ sáng đến 16 giờ chiều). Nên bôi kem chống nắng, đội mũ, trang bị đầy đủ áo dài tay cùng với quần dài khi ra ngoài. Bởi vì ánh nắng mặt trời có thể khiến bệnh tình chuyển biến nặng hơn.
Mặc áo chống nắng đồ bảo hộ cho bé khi ra ngoài trời nắng
- Nếu trẻ em bị Lupus ban đỏ gặp phải các tình trạng nặng buộc cần phải được điều trị bằng thuốc, phụ huynh hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ uy tín. Vì một số loại thuốc có khả năng làm tăng sự nhạy cảm của da bé và dễ khởi phát bệnh hơn nếu như trẻ em bị bệnh tiếp xúc với các yếu tố bất lợi.
Chăm sóc trẻ em mắc bệnh Lupus ban đỏ
Trẻ em bị lupus ban đỏ rất cần được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám và theo dõi thường xuyên. Điều đó để có thể đảm bảo rằng bệnh này được kiểm soát và các loại thuốc cho trẻ sử dụng không gây ra các tác dụng phụ khác. Tùy thuộc vào những cơ quan nội tạng mà bệnh lupus ban đỏ trẻ em gây ảnh hưởng, bé có thể cần sự chăm sóc từ những vị bác sĩ có chuyên môn riêng biệt. Phụ huynh hãy ghi nhớ một số vấn đề sau:
- Đưa bé bị Lupus ban đỏ đi khám đúng lịch hẹn, thực hiện chính xác theo lời khuyên của bác sĩ.
- Tìm hiểu về những triệu chứng cảnh báo sớm hay là những dấu hiệu Lupus ban đỏ ở trẻ em về một cơn bùng phát bệnh sắp tới. Đặt lịch hẹn để khám nhi ngay khi bé nhà mình có các triệu chứng này.
- Nói chuyện, bàn bạc với nhân viên và giáo viên trong nhà trường để họ có thể thông cảm và cũng như là quan tâm giúp đỡ việc điều trị cho trẻ hơn.
Trên đây là một số kiến thức bổ ích về bệnh lupus ban đỏ ở trẻ em. Bệnh lây không lây nhiễm từ người sang người nhưng có thể di truyền giữa các người thân trong gia đình. Điều quan trọng bệnh có biến chứng nặng và không có thuốc đặc trị do chưa có nguyên nhân rõ ràng khởi phát bệnh nếu không kịp thời phát hiện sớm. Bệnh viện Đa khoa Phương Đông khuyên bạn nên có chế độ sinh hoạt và ăn uống lành mạnh để phòng tránh được nhiều loại bệnh nguy hiểm.