[Giải đáp thắc mắc] Mắt trẻ sơ sinh bị vàng có nguy hiểm không?

Nhật Mai

25-11-2022

goole news
16

Mắt trẻ sơ sinh bị vàng là một hiện tượng thường gặp không chỉ ở những trẻ sinh non mà còn trẻ sinh đủ tháng cũng gặp vấn đề này. Vậy trẻ sơ sinh bị vàng mắt có sao không, khi thấy trẻ sơ sinh bị vàng mắt mẹ phải làm gì?

Nhận biết trẻ sơ sinh bị vàng mắt 

Mắt trẻ sơ sinh bị vàng là triệu chứng dễ phát hiện, đặc biệt trong hai tuần đầu sau sinh. Khi nhìn vào lòng trắng của mắt hay còn gọi là kết mạc, cha mẹ sẽ thấy có màu vàng khác thường. Hiện tượng này ở trẻ rất dễ phát hiện bằng mắt thường trong điều kiện đủ ánh sáng. Tuy nhiên, đối với trẻ có da màu đỏ hồng hoặc ngăm đen, việc phát hiện sẽ khó khăn hơn bình thường. Ngoài vàng mắt, da trẻ sơ sinh cũng có thể bị vàng ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, nước tiểu và phân cũng đậm màu hơn bình thường.

Trẻ sơ sinh bị vàng mắt là nỗi lo lắng của nhiều cha mẹ

Trẻ sơ sinh bị vàng mắt là nỗi lo lắng của nhiều cha mẹ

Nguyên nhân gây ra hiện tượng mắt trẻ sơ sinh bị vàng

Hiện tượng vàng mắt ở trẻ sơ sinh do có nồng độ bilirubin cao hơn mức bình thường. Đây là sắc tố màu vàng được tạo ra trong quá trình phá vỡ hồng cầu. Đối với người trưởng thành và trẻ em ở độ tuổi tập đi trở lên, nồng độ bilirubin sẽ được gan xử lý và đào thải qua đường ruột.

Tuy nhiên, đối với trẻ sơ sinh các cơ quan bên trong cơ thể đang trong giai đoạn phát triển, vì vậy cơ thể trẻ sơ sinh chưa thể đào thải bilirubin, bilirubin bị ứ đọng trong gan và mật, gây ra hiện tượng vàng da, mắt. Trẻ sơ sinh có nguy cơ mắc phải hiện tượng mắt bị vàng do ứ mật khi:

  • Trẻ sinh non sinh trước 37 tuần.
  • Trẻ sơ sinh không nhận được đủ lượng sữa cần thiết từ mẹ hoặc nguồn sữa khác.
  • Nhóm máu của trẻ sơ sinh không tương thích với nhóm máu của mẹ, khi đó kháng thể tích tụ trong cơ thể trẻ sẽ phá hủy các tế bào hồng cầu, làm gia tăng bilirubin đột ngột.

Ngoài ra, một số nguyên nhân khác cũng có nguy cơ gây ra hiện tượng vàng mắt, vàng da bao gồm:

  • Trẻ bị nhiễm trùng máu.
  • Trẻ mắc bệnh về gan, mật (lây từ mẹ).
  • Trẻ bị thiếu enzyme.
  • Trẻ bị xuất huyết trong hoặc bầm tím lúc mới sinh.

Trẻ sơ sinh bị vàng mắt có nguy hiểm không?

Thông thường, tình trạng này sẽ có dấu hiệu thuyên giảm và tự khỏi nếu trẻ tăng cân đều, được bú mẹ hoặc bú sữa công thức đầy đủ. Tuy nhiên, không phải tất cả trẻ sơ sinh đều có dấu hiệu tích cực như vậy.

Nếu mắt trẻ bị vàng sau 2 tuần chưa có dấu hiệu khỏi, mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được chỉ định xét nghiệm nước tiểu, sinh hóa máu nhằm kiểm tra nồng độ bilirubin và các rối loạn khác trong cơ thể nếu có.

Một số dấu hiệu trẻ sơ sinh bị vàng mắt do bệnh lý như:

  • Mắt và da có màu vàng sậm hơn.
  • Tình trạng vàng da không khỏi sau 2 tuần sinh và sinh đủ tháng sau 1 tuần.
  • Lòng bàn tay, lòng bàn chân trẻ bị vàng.
  • Trẻ bỏ bú, uể oải, lừ đừ, quấy khóc thậm chí là co giật.

Khi trẻ có hiện tượng vàng mắt, vàng da cha mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ sớm để điều trị tránh các biến chứng nguy hiểm

Khi trẻ có hiện tượng vàng mắt, vàng da cha mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ sớm để điều trị tránh các biến chứng nguy hiểm

Khi phát hiện trẻ có những dấu hiệu trên, mẹ hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời. Trong trường hợp phát hiện muộn, không được điều trị kịp thời, trẻ có thể mắc phải các biến chứng như vàng da nhân não, viêm não cấp.

Làm thế nào để chữa vàng mắt cho trẻ sơ sinh?

Phần lớn trường hợp vàng mắt ở trẻ sơ sinh là hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể và không cần điều trị. Mặc dù vậy, trẻ vẫn cần được theo dõi kỹ và thường xuyên để kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường. Nếu phát hiện trẻ bị mức độ vàng da, vàng mắt trở nên nghiêm trọng hơn như trẻ bỏ bú thì cần liên hệ ngay với bác sĩ. Một số phương pháp chữa vàng mắt, da hiện nay thường được áp dụng:

  • Chiếu đèn: Giúp thay đổi bilirubin thành dạng dễ bị gan phân hủy.
  • Tắm nắng: Hỗ trợ điều trị trẻ bị vàng mắt, vàng da ở mức độ nhẹ.
  • Bổ sung nước, dưỡng chất: Cung cấp đủ nước và chất dinh dưỡng giúp tăng tốc độ chuyển hóa và đào thải bilirubin.

Chiếu đèn là một trong những biện pháp điều trị vàng mắt, vàng da ở trẻ

Chiếu đèn là một trong những biện pháp điều trị vàng mắt, vàng da ở trẻ

Mắt trẻ sơ sinh bị vàng có thể gây nguy hiểm và gây ra biến chứng tổn thương não. Do đó, nếu nhận thấy trẻ bị vàng da, mắt lâu ngày không khỏi hoặc có các triệu chứng khác bất thường, cha mẹ hãy liên hệ ngay tới số hotline 19001806 của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, để được tư vấn thăm khám và điều trị kịp thời cho trẻ nhé!

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
10,246

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

BS.CKII

PHI NGA

TRƯỞNG KHOA NHI

BS.CKII

PHI NGA

TRƯỞNG KHOA NHI
19001806 Đặt lịch khám