Mách mẹ cách xử lý hiệu quả khi trẻ 8 tháng bị táo bón

Thiên Hương

24-11-2022

goole news
16

Trẻ 8 tháng tuổi nếu đi đại tiện phân khô cứng, vón cục, són phân thì rất có thể trẻ đã bị táo bón. Vậy trẻ 8 tháng bị táo bón phải làm sao, xử lý thế nào, ăn gì? Các bố các mẹ hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông để cải thiện tình trạng này nhé!

Táo bón là gì?

Táo bón là một trong những bệnh lý thường gặp, đặc biệt là ở trẻ em. Đây là dấu hiệu đường tiêu hóa không khỏe mạnh, bị rối loạn dẫn đến hiện tượng phân đi không đều, khô cứng, lúc đại tiện hậu môn sẽ có cảm giác đau tức. Hiện tượng tắc ruột sẽ xảy ra khi trẻ bị táo bón cấp tính. Thậm chí, sẽ phải tiến hành phẫu thuật khi tình trạng này ngày một nặng hơn và không được xử lý một cách kịp thời. 

Từ xưa đến nay, ông cha ta có rất nhiều định nghĩa về táo bón song thông thường ở người lớn là việc không đi đại tiện quá 3 ngày, còn ở trẻ em không thể đi đại tiện 3 lần/tuần thì được cho là táo bón.

Trẻ sẽ khó chịu, quấy khóc không yên khi bị táo bón. 

Nguyên nhân dẫn đến trẻ 8 tháng bị táo bón

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bón ở trẻ. Có thể do yếu tố bên trong như trẻ bị ốm sốt, các bệnh lý về đường ruột, trực tràng, đại tràng,… có thể bởi yếu tố bên ngoài như bé chưa quen ăn dặm, chế độ ăn thiếu chất xơ,… hoặc cũng có thể do cả 2 yếu tố gây ra. Dưới đây là một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này mà phụ huynh cần biết: 

Thiếu chất xơ trong chế độ ăn

Thiếu chất xơ được cho là nguyên nhân đầu tiên dẫn đến hiện tượng trẻ 8 tháng bị táo bón. Có thể bạn đã biết, để giữ nước, làm mềm xốp phân và giúp quá trình tiêu hóa trơn tru hơn đó là chức năng chính của chất xơ đối với con người.

Do vậy, bố mẹ khi thấy phân trẻ vón cục như phân dê, khô cứng khó để đào thải ra bên ngoài tức chế độ ăn uống của trẻ thiếu chất xơ. Tình trạng này cần được cải thiện, nếu không chẳng những hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng mà trẻ cũng phát triển chậm hơn bạn bè đồng trang lứa. 

Bé chưa quen ăn dặm

Đối với những bé 8 tháng tuổi thay đổi từ việc bú mẹ sang ăn dặm, dạng đồ ăn của bé lúc này không còn là dạng lỏng nữa mà sẽ trở nên đậm đặc dần lên. Điều này khiến hệ tiêu hóa của bé chưa kịp làm quen. Từ đó, rối loạn tiêu hóa sẽ “ghé thăm” bé gây ra tình trạng trẻ 8 tháng bị táo bón.

Do sử dụng sữa công thức

Nếu bé nhà bạn sử dụng sữa công thức 100% mà không bú mẹ thì rất có thể đây chính là lý do làm bé bị táo bón. Vì thành phần dinh dưỡng khá cao có trong sữa công thức dễ làm bé bị nóng dẫn đến khó tiêu.

Ngoài ra, bố mẹ mới đổi sữa cho bé thấy bé bị táo bón hơn khi uống loại sữa trước đây, thì rất có thể thành phần dinh dưỡng trong loại sữa mới này không hề phù hợp với cơ thể của bé. Đừng vì tiếc của mà cho bé sử dụng hết hộp kẻo ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ của bé, bé sẽ phát ban ngứa ngáy, nổi mẩn khó chịu, sau này dễ suy dinh dưỡng.

Thành phần dinh dưỡng trong sữa công thức không phù hợp với cơ thể trẻ có thể là lý do khiến trẻ 8 tháng bị táo bón. 

Đi vệ sinh không đúng giờ

Trong giai đoạn phát triển này của bé, có rất nhiều thứ khiến bé tò mò, muốn tìm hiểu về thế giới xung quanh. Do mải chơi mà trẻ có thể quên mất rằng mình phải đi vệ sinh. Nếu không chú ý nhắc nhở bé, bố mẹ đừng hỏi vì sao trẻ 8 tháng bị táo bón. 

Vận động của trẻ kém hoặc trẻ lười vận động

Bố mẹ có biết, để cải thiện nhu động của ruột, giảm tình trạng rối loạn tiêu hóa, hạn chế táo bón ở trẻ thì việc duy trì hoạt động của trẻ là vô cùng quan trọng hay không. Bởi theo một số nghiên cứu, trẻ ít vận động hay trẻ lười vận động thường bị táo bón hơn trẻ hay vận động.

Cơ thể trẻ bị ảnh hưởng của thuốc

Bé sử dụng thuốc kháng sinh cũng được cho là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng táo bón. Bởi thuốc kháng sinh giúp ngăn chặn vi khuẩn gây bệnh bên trong cơ thể nhưng đồng thời lại tiêu diệt hết các loại vi khuẩn có trong đường ruột. Từ đó, đường ruột bị mất cân bằng hệ vi sinh, hệ quả là trẻ 8 tháng bị táo bón.

Trẻ gặp vấn đề sức khỏe, tiêu hóa

Khi trẻ bị ốm sốt thường dễ bị táo bón hơn. Do cơ thể bị mất nước khi nhiệt độ tăng cao. Lúc này, lượng nước trong cơ thể cũng như đường ruột sẽ bị giảm bớt khiến phân của bé khô cứng. Cùng lúc này, hệ tiêu hóa bị suy giảm, việc đào thải chất thải ra ngoài không hề dễ dàng như lúc cơ thể trẻ khỏe mạnh.

Dấu hiệu của một số bệnh

Một số bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa cũng khiến trẻ bị táo bón như đại tràng phình to, tổn thương bẩm sinh trên đại tràng,…

Bố mẹ cần lưu ý một số bệnh lý liên quan đến đường ruột, trực tràng, đại tràng,... cũng có thể làm bé bị táo bón. 

Dấu hiệu nhận biết trẻ 8 tháng bị táo bón

Đây không phải là một dạng bệnh lý nguy hiểm song thường xuyên xảy ra sẽ làm bé không những cảm thấy khó chịu, ăn uống giảm sút, sinh hoạt hàng ngày bị ảnh hưởng mà cả thể chất lẫn tinh thần cũng khó có thể phát triển tốt. Chưa kể đến hệ quả, suy dinh dưỡng, hậu môn bị tổn thương, sa trực tràng, mắc bệnh trĩ. 

Vậy nên nhận biết sớm trẻ 8 tháng bị táo bón sẽ giúp bố mẹ, bác sĩ có sự can thiệp kịp thời tránh hệ lụy đáng tiếc xảy ra. Sau đây là 4 dấu hiệu điển hình cho thấy trẻ đã mắc táo bón nhất định bố mẹ không nên chủ quan:

Trẻ quấy khóc khi ăn, không muốn ăn

Nếu trẻ có dấu hiệu này cho thấy sức khỏe của trẻ có vấn đề, trong số đó cũng có táo bón. Lúc này, bé khó chịu khi ăn, ăn khó tiêu, phần bụng căng chướng,…

Chướng bụng, khó tiêu

Ngày nào cũng đi đại tiện trẻ sẽ cảm thấy vô cùng thoải mái, vui chơi nô đùa thỏa thích, ngược lại mấy ngày mới đi một lần, trẻ sẽ khó chịu, phần bụng chướng căng cứng, lười vận động, lúc chơi không hề hứng thú. Đây cũng được cho là dấu hiệu đặc trưng của trẻ 8 tháng bị táo bón mẹ cần chú ý.

Số lần đi ngoài của bé giảm dần

Bình thường số lần đi đại tiện của bé sẽ là từ 5 đến 7 lần/tuần. Khi mắc táo bón, số lần này sẽ giảm xuống còn 3 lần/tuần, thậm chí ít hơn là 1 lần/tuần. Cộng thêm dấu hiệu, mỗi lần ngồi đại tiện của bé lâu hơn bình thường, phân thải ra ngoài cứng hơn, to hơn, có lẫn máu, chất nhầy,… thì mẹ cần tìm hướng giải quyết cách sớm càng tốt.

Đại tiện khó khăn hơn

Khi đi đại tiện, mẹ thấy bé phải rặn nhiều hơn bình thường, trong quá trình rặn phân được thải ra gây rách hậu môn làm bé đau đớn, sợ hãi gào khóc. Việc này xảy ra khi đường ruột ứ đọng phân quá nhiều, phần nước trong phân sẽ được cơ thể hấp thụ ngược trở lại làm chất thải sẽ trở nên khô cứng, vón cục như phân dê.

Bé có một trong những dấu hiệu trên rất có thể bé đã bị táo bón. 

Trẻ 8 tháng bị táo bón cần phải làm gì?

Bé nhà bạn chẳng may mắc phải tình trạng này thì cũng đừng nên sốt ruột, điều bố mẹ cần làm là hãy bình tĩnh để tìm ra nguyên nhân rồi lựa chọn một số phương pháp dưới đây để cải thiện tình trạng trẻ 8 tháng bị táo bón:

  • Trong thực đơn hàng ngày của bé, bố mẹ hãy bổ sung thêm các loại rau xanh, củ quả, trái cây,… để tăng cường chất xơ, “cứu cánh” ngay tình trạng táo bón cho bé.
  • Xem xét, cân nhắc thật kỹ lưỡng các thành phần trong sữa công thức trước khi mua sữa công thức cho bé.
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, tránh các loại thực phẩm khô cứng, dầu mỡ,… khiến tình trạng táo bón lặp đi lặp lại.
  • Hàng ngày bố mẹ hãy luyện cho trẻ thói quen đi vệ sinh đúng giờ giúp phản xạ đi đại tiện được thường xuyên hơn.
  • Bố mẹ thường xuyên xoa bụng cho bé theo hình tròn nhằm cải thiện chứng táo bón hiệu quả.
  • Có thể cho bé sử dụng thêm men vi sinh có chứa 2 thành phần là Prebiotics và Probiotics. Chúng là các vi khuẩn có lợi cho đường ruột giúp cân bằng hệ vi sinh và cải thiện hiệu quả chứng táo bón ở bé.

Nên ăn gì khi trẻ 8 tháng bị táo bón? 

Với những bé ở giai đoạn này bị táo bón, bố mẹ cần chuẩn bị thức ăn phù hợp cho bé, đặc biệt là các món ăn mềm giúp tình trạng táo bón được cải thiện như:

  • Các loại rau lá xanh như cải bó xôi, súp lơ xanh,…
  • Các loại trái cây, quả mọng như chuối, bưởi, táo, nho, dâu tây, việt quất, kiwi, quả sung,…
  • Các loại hạt như hạt hạnh nhân, hạt óc chó, hạt chia, hạt hồ đào, hạt lanh,…
  • Các loại đậu như đậu lăng, đậu hà lan, đậu lăng,…
  • Sữa chua.

Ngoài ra, bố mẹ nên cho bé uống nhiều nước, chia nhỏ các bữa ăn trong ngày. Đối với trẻ bắt đầu ăn dặm, thay vì cho bé ăn bột gạo thì hãy cho bé ăn bột ngũ cốc để tạo điều kiện cho đường ruột cho trẻ hoạt động trơn tru hơn.  

Thực đơn cho trẻ 8 tháng bị táo bón bố mẹ cần bổ sung thêm rau củ quả giúp bé phát triển toàn diện và tránh táo bón.

Khi nào cần cho trẻ 8 tháng bị táo bón đi khám?

Nếu bố mẹ đã thực hiện những cách trên mà tình trạng trẻ 8 tháng bị táo bón không được cải thiện thì biện pháp tốt nhất lúc này là đưa con đến gặp bác sĩ khoa Nhi chuyên về tiêu hóa, để có hướng điều trị cụ thể cũng như không bỏ sót các bệnh lý khác. Bên cạnh đó, khi thấy trẻ có một số biểu hiện sau đây phụ huynh cũng cần đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám:

  • Trẻ bị đau bụng dữ dội
  • 24 giờ chưa thấy bé đi đại tiện
  • Nôn ói, bụng chướng căng cứng.
  • Chậm lớn, khó tăng cân.
  • Có máu khi đi đại tiện.
  • Thần kinh phát triển chậm
  • Hậu môn có dấu hiệu bất thường
  • Thấy táo bón bệnh lý có dấu hiệu nghi ngờ.

Như vậy, táo bón là tình trạng thường gặp ở trẻ dưới 1 tuổi, bố mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, bé nhà bạn bị táo bón lặp lại nhiều lần thì bố mẹ cần phải đưa con đến cơ sở y tế hoặc bệnh viện gần nhất, để các bác sĩ chuyên môn thăm khám và tìm hướng điều trị kịp thời.

Nếu bố mẹ cần được tư vấn trẻ 8 tháng bị táo bón hay bất cứ bệnh lý nào có thể đến Bệnh viện Đa khoa Phương Đông. Với đội ngũ chuyên viên, y bác sĩ có trình độ chuyên môn hàng đầu hiện nay cùng cơ sở vật chất y tế hiện đại. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của bố mẹ một cách rõ ràng nhất.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 

8,590

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

Bác sĩ CKII

PHI NGA

TRƯỞNG KHOA NHI

Bác sĩ CKII

PHI NGA

TRƯỞNG KHOA NHI
19001806 Đặt lịch khám