Móc họng nôn khi bị ngộ độc thực phẩm có nên hay không?

Phương Loan

16-12-2024

goole news
16

Móc họng nôn xử lý tình trạng ngộ độc là quan niệm sai, không đúng chuẩn trong y tế. Hành động này dẫn đến các hệ luỵ khôn lường, thao tác sai cách còn có thể gây tổn thương niêm mạc, ảnh hưởng hệ hô hấp hoặc dẫn đến tử vong.

Triệu chứng ngộ độc

Ngộ độc thực phẩm hay trúng thực là tình trạng người bệnh ăn phải đồ ăn, thức uống nhiễm khuẩn, ôi thiu,... Bệnh lý cấp tính này thường ảnh hưởng đến sức khỏe vài ngày, cần được điều trị phòng ngừa hệ lụy nghiêm trọng.

Biểu hiện ngộ độc thường xuất hiện sớm, sau khoảng 5 - 10 phút ăn uống hoặc muộn nhất sau vài giờ. Bệnh nhân thường bị buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy, đi ngoài lẫn máu, sưng nề, mẩn ngứa, bị sốt hoặc không.

Những triệu chứng ngộ độc thực phẩm cần biết giúp xử lý kịp thời

Những triệu chứng ngộ độc thực phẩm cần biết giúp xử lý kịp thời

Nếu nhận thấy các triệu chứng nêu trên, bạn cần nhanh chóng xử lý phòng nguy cơ tiến triển nặng. Đặc biệt với trẻ nhỏ dễ bị mất nước, suy nhược cơ thể; người cao tuổi có thể bị hạ huyết áp đột ngột.

Có nên móc họng nôn khi bị ngộ độc thực phẩm không?

Móc họng nôn khi trúng thực có thể loại bỏ một phần lượng thức ăn nhiễm độc ra khỏi dạ dày. Tuy nhiên đây là hành động nguy hiểm, phần trăm hiệu quả chưa được chứng minh hoàn toàn.

Tác hại của móc họng nôn thức ăn

Móc họng nôn là một loạt thao tác sử dụng 1 - 2 ngón tay đưa vào cổ họng, kích thích phản ứng nôn ọe của cơ thể. Hành động này dễ thực hiện tại nhà, tương đối đơn giản nhưng được giới chuyên môn cảnh báo không nên tự ý thực hiện do tiềm ẩn nhiều nguy cơ.

Nhiều người ngộ độc lầm tưởng móc họng ói có thể làm rỗng hoàn toàn dạ dày. Trên thực tế áp dụng cách móc họng để nôn gây ra các vấn đề nguy hiểm như:

  • Mất cân bằng nước và chất điện giải.
  • Móc họng nôn sai cách có thể khiến thức ăn lạc vào đường hô hấp.
  • Tổn thương niêm mạc cổ họng khi chất độc di chuyển ngược lên, gây thương, bỏng do hóa chất.
  • Chất độc trong thức ăn kết hợp với axit dịch vị dạ dày làm tổn thương nướu, răng trong khoang miệng.

Người bị trúng thực không nên móc họng để ói qua đường miệng

Người bị trúng thực không nên móc họng để ói qua đường miệng

Người trúng độc cũng như gia đình cần tìm hiểu kỹ lưỡng cách móc họng nôn thức ăn. Để an toàn, bạn nên tham khảo ý kiến hoặc nhận sự hướng dẫn của bác sĩ, giảm tối đa biến chứng.

Cách móc họng nôn thức ăn khi bị ngộ độc

Bệnh nhân ngộ độc thực phẩm thường rơi vào tình trạng mệt lả, khó đưa ra hành động đúng đắn nên gia đình cần hỗ trợ. Bao gồm:

  • Bệnh nhân cần lập tức ngừng ăn, di chuyển đến bệnh viện để kiểm tra và điều trị.
  • Người bệnh xuất hiện triệu chứng tiêu chảy, ưu tiên sử dụng oresol hoặc nước muối pha loãng, chống mất nước.
  • Bệnh nhân có biểu hiện co giật, rối loạn ý thức, tuyệt đối không móc họng ói, làm trầm trọng thêm tình trạng ngộ độc. Gia đình cần nhanh chóng di chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất, tối ưu thời gian cấp cứu.

Những việc cần làm khi có biểu hiện bị ngộ độc đồ ăn, nước uống

Những việc cần làm khi có biểu hiện bị ngộ độc đồ ăn, nước uống

Gây nôn ngộ độc đồ ăn bằng thuốc

Ngoài cách móc họng nôn, người bệnh trúng độc có thể kích thích nôn ọe bằng thuốc. Ipecac thường được chỉ định với bệnh nhân ngộ độc cấp, gây nôn nhằm loại bỏ tối đa các độc tố ra ngoài cơ thể.

Trước đây Ipecac thuộc nhóm thuốc không kê đơn, có thể mua và dự trữ trong nhà. Tuy nhiên với việc phát hiện các biến chứng, giờ đây loại thuốc này chỉ được sử dụng tại bệnh viện, kèm theo chỉ định của bác sĩ.

Gây nôn bằng Ipecac cần có chỉ định y tế chuyên môn từ bác sĩ

Gây nôn bằng Ipecac cần có chỉ định y tế chuyên môn từ bác sĩ

Một số trường hợp được chống chỉ định sử dụng Ipecac:

  • Bệnh nhân đang trong tình trạng bất tỉnh, co giật hoặc buồn ngủ, tuyệt đối không sử dụng thuốc.
  • Nếu bệnh nhân nuốt phải các sản phẩm về dầu mỏ, chất bào mòn mạnh, strychnine, tuyệt đối không gây nôn bằng Ipecac.

Sử dụng Ipecac trong những trường hợp nêu trên có thể khiến tình trạng ngộ độc nghiêm trọng hơn. Bệnh nhân bị tổn thương niêm mạc họng, co giật, viêm phổi do chất độc di chuyển vào đường hô hấp, tiên lượng xấu có thể gây tử vong.

Lưu ý xử trí tình trạng ngộ độc

Để ngộ độc thực phẩm không diễn tiến nghiêm trọng, người bệnh và gia đình cần lưu ý:

  • Không tự ý móc họng nôn khi chưa có hướng dẫn của đội ngũ y tế chuyên môn. Nếu tình trạng nghiêm trọng, cần liên hệ hoặc di chuyển đến bệnh viện cấp cứu.
  • Không dùng thuốc hoặc đồ vật vào miệng bệnh nhân.
  • Khi cấp cứu nên mang theo mẫu phẩm nghi ngờ gaga ngộ độc, hỗ trợ bác sĩ xác định nguyên nhân, tìm giải pháp điều trị kịp thời.
  • Gia đình cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết cho bác sĩ như chiều cao, tuổi tác, cân nặng, tiền sử dùng thuốc, triệu chứng ngộ độc,...

Xem thêm: Hướng dẫn sơ cứu, xử trí khi ngộ độc thực phẩm

Lưu ý khi xử trí bệnh nhân ăn, uống phải đồ nhiễm khuẩn hoặc nhiễm độc

Lưu ý khi xử trí bệnh nhân ăn, uống phải đồ nhiễm khuẩn hoặc nhiễm độc

Móc họng nôn không phải giải pháp lý tưởng cho người bệnh ngộ độc thực phẩm, thiếu tính an toàn và hiệu quả. Bệnh nhân bị trúng thực nên bổ sung nước, nghỉ ngơi, dừng ăn và di chuyển đến bệnh viện nên triệu chứng trở nên nghiêm trọng.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

384

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

BS.CKII

NGUYỄN THỊ THU YẾN

Trưởng Liên Chuyên khoa Mắt - TMH - RHM

BS.CKII

NGUYỄN THỊ THU YẾN

Trưởng Liên Chuyên khoa Mắt - TMH - RHM
19001806 Đặt lịch khám