Đau răng khôn luôn là nỗi ám ảnh của rất nhiều người. Bởi cơn đau này vô cùng nhức nhối và khó chịu, ảnh hưởng đáng kể đến việc ăn uống và cả giấc ngủ mỗi ngày của bạn. Vậy mọc răng khôn bị đau phải làm sao? Bài viết này sẽ có những lời khuyên hữu nhất cho bạn.
Tại sao mọc răng khôn lại bị đau?
Răng khôn chính là răng số 8, nó là chiếc răng mọc sau cùng trên cung hàm nằm ngay bên cạnh răng số 7. Do mọc muộn nhất nên nó thể bị thiếu chỗ để mọc có thể mọc một cách bình thường, dẫn đến hiện tượng mọc lệch, mọc ngầm. Những trường hợp mọc răng khôn này này được gọi chung là mọc kẹt.
Một số hệ lụy khi mọc răng khôn không thuận lợi
Khi răng bị mọc kẹt sẽ ảnh hưởng đến chân răng lân cận, gây nên hiện tượng đau và viêm nhiễm. Bởi thức ăn rất dễ bị dắt vào kẽ răng, rất khó để vệ sạch sẽ, qua đó tạo cơ hội cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển và làm tổn hại đến răng miệng.
Như vậy, do hầu hết các trường hợp mọc răng khôn đều bị lệch nên cơn đau khi mọc răng này là không thể tránh khỏi. Lúc này, bạn cần nắm được cách khắc phục cơn đau sao cho an toàn và hiệu quả.
Mọc răng khôn bị đau phải làm sao?
Mọc răng khôn bị đau là tình trạng mà hầu hết những người trưởng thành đều phải đối mặt. Những cơn đau có thể kéo dài âm ỉ hoặc khởi phát dữ dội khiến chúng ta vô cùng khó chịu, ảnh hưởng đáng kể tới chất lượng cuộc sống, nhất là việc ăn và ngủ.
Vậy khi đau răng khôn phải làm sao? Theo lời khuyên của nhiều người, dù đau nhẹ hay đau nặng thì bạn cũng nên tới phòng khám nha khoa để kiểm tra ít nhất một lần. Mục đích là để kiểm tra xem răng khôn có đang mọc đúng vị trí hay không. Trường hợp răng mọc bị kẹt hay có hiện tượng sâu thì việc loại bỏ sớm nó là cần thiết.
Trường hợp răng khôn mọc thẳng và không gặp vấn đề gì nghiêm trọng thì bạn có thể áp dụng một số phương pháp giảm đau tại nhà như sau:
Dùng gel gây tê
Gel gây tê miệng nếu sử dụng đúng cách sẽ giúp bạn giảm đáng kể cảm giác đau đớn khi mọc răng khôn. Loại gel này có chứa benzocaine có tác dụng gây tê và giảm đau tại chỗ. Bạn có thể dễ dàng mua gel gây tê tại các hiệu thuốc mà không cần bác sĩ kê đơn.
Gel gây tê giảm đau khi mọc răng khôn
Gel gây tê được sử dụng để giảm đau răng khôn bằng cách thoa trực tiếp lên vùng nướu bị tổn thương tại vị trí răng mọc xuyên suốt trong ngày. Điều quan trọng nhất và bạn nên đọc kỹ các chỉ dẫn và lưu ý khi dùng thuốc được ghi trên bao bì và đừng quên kiểm tra xem mình có bị dị ứng với thành phần thuốc hay không.
Chườm đá lạnh
Chườm đá lạnh cũng chính là một phương pháp gây tê, giảm đau răng, sưng lợi vô cùng an toàn, hiệu quả tại nhà. Để thực hiện cách này, bạn hãy lấy một túi nước đá hoặc túi chườm lạnh đặt lên chỗ má bị đau trong 10 đến 15 phút.
Mỗi ngày, bạn có thể liên tục chườm đá nhiều lần cho tới khi cơn đau răng thuyên giảm. Tuy nhiên khoảng cách giữa mỗi lần chườm cần đảm bảo ít nhất là 15 phút để tránh gây bỏng lạnh cho má.
Súc miệng bằng nước muối
Một nghiên cứu được thực hiện từ năm 2010 đã cho thấy, việc súc miệng bằng nước muối có tác dụng kháng vi khuẩn rất tốt. Bởi vậy, khi đang gặp phải các vấn đề về răng miệng, bạn có thể sử dụng loại dung dịch này để sát khuẩn, kể cả khi mọc răng khôn bị đau. Bơi đôi khi cơn đau này cũng hình thành do có sự tích tụ của vi khuẩn gây hại ở kẽ răng và nướu.
Để làm nước muối, bạn hãy pha lượng muối vừa đủ vào cốc nước đun sôi để nguội và khuấy đều. Khi muối tan hết, bạn có thể dùng dung dịch này súc miệng vào mỗi buổi sáng khi ngủ dậy.
Nhai hành tây
Trong hành tây có chứa hàm lượng lớn chất kháng viêm cùng các thành phần kháng khuẩn. Như vậy, bạn hoàn toàn có thể dùng thực phẩm này để giảm tình trạng đau sưng khi mọc răng khôn.
Hành tây có tác dụng giảm đau, kháng viêm hiệu quả
Các áp dụng hành tây để giảm đau răng khôn như sau:
- Chuẩn bị vài lát hành tây rửa sạch.
- Nhai kỹ hành tây ở vị trí răng khôn bị đau.
- Khi cơn đau thuyên giảm thì nhả bỏ xác hành.
- Ngày cố gắng thực hiện cách trên 1, 2 lần để cơn đau răng khôn nhanh chóng thuyên giảm.
Mọc răng khôn bị đau uống Ibuprofen
Dùng thuốc Ibuprofen nên là lựa chọn cuối cùng khi mà bạn đã áp dụng các cách giảm đau trên mà không mang lại hiệu quả. Thuốc này thuộc nhóm thuốc chống viêm không chứa steroid không cần có sự kê đơn của bác sĩ. Khi sử dụng đúng liều lượng và đúng cách, nó có giúp bạn kiểm soát cơn đau răng một cách hiệu quả đồng thời hạn chế tình trạng viêm nhiễm tại vùng nướu bị chịu tổn thương do sự phát triển của răng khôn.
Một số lưu ý khi bị đau răng khôn
Để giảm nguy cơ đau răng khôn hoặc các biến chứng gây tổn hại đến sức khỏe răng miệng thì bạn cần lưu ý một số vấn đề quan trọng sau:
- Đảm bảo răng miệng luôn sạch sẽ: Đánh răng 2 lần mỗi ngày, sử dụng chỉ nha khoa và dung dịch súc miệng trong suốt quá trình mọc răng để ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn có hại.
- Uống nhiều nước: Việc này giúp loại bỏ các thức ăn cũng như vi khuẩn dắt trong răng và nướu ra ngoài.
- Kiêng đường: Thức ăn nhiều đường nếu bị mắc kẹt ở nướu trong quá trình răng khôn mọc vậy nên nó sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây sâu răng.
Mọc răng khôn bị đau là tình trạng mà nhiều người gặp phải và gây nhiều bất lợi. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể dễ dàng phòng tránh cũng như hạn chế tần suất xuất hiện và cường độ của cơn đau này bằng những biện pháp vừa nêu trên.