Nấm da đầu: Điều trị như nào mới hiệu quả?

Nguyễn Thu Hà

09-03-2022

goole news
16

Nấm da đầu là một bệnh nhiễm trùng da đầu do nấm mốc gọi là các chất dermatophytes. Bệnh thường xuất hiện với những mảng màu trắng, đóng vảy trên da đầu và gây ngứa.  Nấm da đầu có thể gây nên rất nhiều tác hại như nhiều gàu, ngứa và rụng tóc. Bệnh dễ nhầm lẫn do tổn thương trên da đầu có nhiều loại như chốc, vẩy nến, viêm da dầu... và có nhiều loại nấm gây bệnh. Nếu bị nhiễm trùng nghiêm trọng và viêm nặng có thể dẫn đến sẹo hoặc rụng tóc vĩnh viễn. Vậy triệu chứng gây bệnh là gì? Phương pháp điều trị bệnh nấm da đầu như nào mới hiệu quả?

Các loại nấm da đầu

Theo nhiều nghiên cứu, bệnh nấm da đầu là loại bệnh phổ biến. Tuy nhiên có 2 loại nấm thường gặp:

Do Trichophyton gây ra

Bệnh khởi phát bằng các nốt sần nhỏ, mọc rải rác trên da đầu. Nền tổn thương có các mảng vảy mỏng, tóc lành xen kẽ tóc bị cụt gần gốc (do tóc bị nhiễm nấm trở nên cứng và dễ gãy).

Mảng vảy da sau khi bong ra khỏi da đầu có thể tạo thành một mảng hói tạm thời. Bệnh này gây ngứa, người bệnh có thể mắc nấm da ở các vị trí khác (bẹn, mông, móng).

nấm da đầu là gì

Nấm da gây ngứa ngáy, khó chịu và gây mất thẩm mỹ

Do chủng nấm Pierdraiahortai và Trichosporon beigelii gây ra

Đây còn được gọi là bệnh tóc hột (trứng tóc). Người bệnh sẽ phát hiện mình mắc bệnh nấm da đầu bởi dọc theo thân tóc; từ 2-3 cm tính từ gốc tóc, có những hạt tròn (gần bằng hạt kê) mềm; màu đen hoặc nâu và có thể tuốt ra như trứng chấy. Bệnh này không gây rụng tóc vì sợi nấm chỉ phát triển ở thân tóc. Có thể gây khó chịu hoặc ngứa ít. Bệnh thường phát sinh do vệ sinh cá nhân kém.

Ai là người dễ mắc bệnh nấm da đầu?

Bệnh nấm da đầu chủ yếu thường gặp ở những đối tượng như sinh viên, bộ đội, người lao động sống tập trung ở khu xóm trọ… Bởi do tính chất lao động với cường độ cao; ra nhiều mồ hôi; điều kiện ăn ở, sinh hoạt cộng đồng cao nên rất dễ lây lan bệnh nấm da đầu cho nhau.

Nấm có thể tồn tại lâu dài, dai dẳng ở vật dụng bị nhiễm. Bệnh lây trực tiếp từ da, qua da. Nhưng cách thường gặp là gián tiếp qua việc dùng chung lược, mũ, gối…. với người bệnh.

Ngoài ra, bệnh nấm da đầu còn có thể xuất hiện từ một số loài động vật nhiều lông như chó, mèo. Bạn nên đến khám bác sĩ nếu nhận thấy có các triệu chứng của viêm da đầu. Vì các biện pháp chăm sóc tại nhà không thể điều trị hoàn toàn nấm da đầu được. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc cho bạn uống.

Để chẩn đoán bệnh, ngoài việc dựa vào các triệu chứng lâm sàng; bác sĩ sẽ cân nhắc tình trạng của người bệnh mà đưa ra chỉ định cần làm các xét nghiệm: soi tươi bệnh phẩm là mảng vảy da đầu hoặc chất bám trên tóc. Nuôi cấy trong môi trường đạm thạch để chẩn đoán xác định loại nấm và có phác đồ điều trị thích hợp.

nấm da đầu điều trị như nào

Khi bị nấm da đầu người bệnh nên hạn chế gãi

Điều trị bệnh nấm da đầu như nào để nhanh khỏi?

Ngày nay, để điều trị bệnh nấm da đầu; với tình trạng bệnh nhẹ, người bệnh nên gội đầu hàng ngày để loại bỏ tóc rụng. Dùng nước gội đầu pha Sulfide selenium hoặc dầu gội Nizoral đều đem lại hiệu quả trị nấm cao. 

Nếu bị nặng hơn, bác sĩ sẽ kê cho bạn những loại thuốc bôi và uống kết hợp để điều trị. Những lựa chọn điều trị bằng thuốc như thuốc chống nấm Griseofulvin, Terbinafine, ItraconazoleFluconazole. Tuy nhiên, các loại thuốc này đều gây tác dụng phụ cho trẻ nhỏ; nên thận trọng khi sử dụng. 

Ngoài ra, khi tắm, gội đầu, người bệnh chú ý không được gãi, cào mạnh gây xây xát da tại chỗ; tạo điều kiện cho bội nhiễm vi khuẩn. Nếu tình trạng chuyển biến nặng hơn. Có thể cắt hết tóc vùng da đầu bị nấm, bôi thuốc diệt nấm tại chỗ hàng ngày. Nếu tổn thương bội nhiễm vi khuẩn thì bôi thuốc sát khuẩn tại chỗ. Có thể dùng kháng sinh toàn thân kết hợp.

biện pháp phòng bệnh nấm da đầu

Dùng dầu gội đầu sạch hàng ngày, tránh cào gãi mạnh gây xây xước da đầu

Biện pháp phòng bệnh nấm da đầu

Các bác sĩ khoa Da liễu đã chỉ ra rằng, việc vệ sinh cá nhân sạch sẽ là điều kiện tiên quyết để phòng ngừa và điều trị tất cả các vi khuẩn nấm. Bạn nên gội đầu thường xuyên, đặc biệt là sau khi cắt tóc. 

Bên cạnh đó, bạn nên tránh tiếp xúc với vật nuôi hoặc bệnh nhân bị nhiễm nấm. Không nên sử dụng chung mũ, lược chải đầu, bàn chải đánh răng và các vật dụng cá nhân khác. Đối với trẻ em thì ngủ cạnh trẻ bị nấm da đầu tại nhà trẻ cũng có thể bị nhiễm nấm.

Những điều cần lưu ý để phòng tránh bệnh nấm da đầu

Vì nấm da đầu là bệnh dễ lây lan nên để hạn chế tình trạng này: khi thời tiết nắng nóng cần giữ vệ sinh sạch sẽ; đặc biệt những nơi như nhà trẻ, trường học, ký túc xá... Dùng dầu gội đầu sạch hằng ngày, không cào gãi mạnh làm xây xước da đầu, phải xả nước sạch nhiều lần khi gội đầu và luôn giữ cho tóc khô ráo, sạch sẽ. Đồng thời làm cho tóc khô ngay sau khi gội đầu và lúc đi ngoài mưa về.

Ngay khi cảm thấy có dấu hiệu của bệnh, bạn cần nhanh chóng đi khám và điều trị kịp thời. Nếu được phát hiện và điều trị sớm, đúng phương pháp, có chế độ gội đầu hợp lý, bệnh nấm da đầu có thể chữa khỏi. Nếu trên đầu có quá nhiều gàu kèm theo các dấu hiệu như ngứa, tóc bết và có mùi, xuất hiện mụn đỏ... nên đi khám da liễu ngay để giúp tìm ra nguyên nhân và cách điều trị phù hợp.

Lưu ý: Tuyệt đối không được cào và gãi mạnh da đầu để tránh gây tổn thương và khiến gàu, nấm lan rộng hơn. Không tự ý mua thuốc để uống và bôi khi chưa có chỉ định hay tư vấn của bác sĩ. Việc bổ sung dinh dưỡng, ăn uống đủ chất và luôn nâng cao sức đề kháng cho cơ thể cũng là một trong những cách phòng bệnh.

Trên đây là một số chia sẻ để về bệnh nấm da đầu. Bệnh viện Đa khoa Phương Đông với hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm trong khám điều trị bệnh, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm thăm khám và điều trị tại bệnh viện. Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, Quý Khách có thể liên hệ Hotline 19001806.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

7,482

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

19001806 Đặt lịch khám