Nâng mũi là một kỹ thuật phẫu thuật thẩm mỹ tinh tế, nhằm điều chỉnh cấu trúc mũi, từ đó tạo nên một dáng mũi hài hòa, cân đối với khuôn mặt. Bằng cách sử dụng các kỹ thuật hiện đại và vật liệu sinh học, bác sĩ sẽ giúp bạn có được chiếc mũi như ý.
Nâng mũi là một kỹ thuật phẫu thuật thẩm mỹ tinh tế, nhằm điều chỉnh cấu trúc mũi, từ đó tạo nên một dáng mũi hài hòa, cân đối với khuôn mặt. Bằng cách sử dụng các kỹ thuật hiện đại và vật liệu sinh học, bác sĩ sẽ giúp bạn có được chiếc mũi như ý.
Nâng mũi là can thiệp ngoại khoa nhằm thay đổi hình dáng của mũi, có thể can thiệp vào cấu trúc mũi hoặc không để điều chỉnh chiều cao, độ rộng của sống mũi, thu gọn cánh mũi, chỉnh sửa đầu mũi,... Kết quả của cuộc phẫu thuật là tạo hình chiếc mũi đẹp tự nhiên, hài hoà hơn với các đường nét trên khuôn mặt của bạn.
Với mục đích trên, dễ thấy, chỉ cần khách hàng có nhu cầu cải thiện bộ phận này đều có thể thực hiện phẫu thuật. Đặc biệt cơ địa của người Việt Nam là dáng mũi thấp, đầu mũi to khiến không ít người không hài lòng với ngoại hình của mình. Theo thống kê, nhóm đối tượng sau có mong muốn sửa mũi khá cao:
Đại phẫu giúp cải thiện sống mũi gồ về hình dáng cao thẳng
Như đã nhắc đến ở trên, có nhiều cách thức thực hiện tiểu phẫu này, cụ thể như sau:
Đây là cách nâng mũi thường được áp dụng nhất. Tuy nhiên nó chỉ phù hợp với những người có mũi khiếm khuyết nhẹ, chỉ cần nâng cao sống mũi. Bác sĩ sẽ sử dụng sụn nhân tạo hoặc sụn tự thân (sụn tai, sụn sườn) để nâng cao sống mũi. Hoặc sụn kết hợp từ hai chất liệu này.
Điểm cộng của cách giải phẫu này là bác sĩ chỉ rạch đường hầm dưới da và cốt mạc dương mũi rồi đặt khung sụn vào là xong. Vì thế, bệnh nhân không mất quá nhiều thời gian nghỉ dưỡng, ít xâm lấn nên giảm tối đa nguy cơ biến chứng. Tuy nhiên, nếu khách hàng có kỳ vọng thay đổi dáng mũi hoàn toàn hay những ca có biến chứng mũi nặng hay rất tẹt thì có thể nâng mũi bằng sụn chưa phải sự lựa chọn phù hợp.
Một mảnh sụn sẽ được đặt vào bên trong giúp cải thiện dáng mũi
Khác với cách tạo hình cổ điển trên, cơ chế nâng mũi này khá hiện đại mới được áp dụng hơn 10 năm gần đây. Nó có độ phức tạp cao hơn, thích hợp cho những trường hợp mũi có nhiều khuyết điểm. Bác sĩ sẽ điều chỉnh toàn bộ cấu trúc mũi. Thông thường, đầu mũi sẽ được can thiệp để bộc lộ trước, sau đó tiếp cận vách mũi và sụn cánh mũi. Sụn sẽ được đặt vào khung sụn mới, cuối cùng mới thực hiện nâng sống mũi và các thủ thuật khác.
Nếu bạn muốn khắc phục triệt để các nhược điểm của chiếc mũi, đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi để điều trị các vấn đề sức khỏe do mũi gây ra thì nên tham khảo giải pháp này. Nhưng lưu ý rằng, nguy cơ biến dạng của phương pháp này khá cao, thời gian thực hiện dài và chi phí khá cao.
Để thay đổi cả cả cánh mũi, dáng mũi, bạn sẽ cần can thiệp chỉnh sửa cấu trúc mũi
Những năm gần đây, thị trường xuất hiện một cách thức mới là nâng mũi không phẫu thuật. Các bác sĩ sẽ sử dụng các chất làm đầy như filter, HA, collagen,... hoặc chỉ sinh học để cải thiện dáng mũi và không cần rạch da hay cắt mổ.
Dễ thấy, nó đem lại hiệu quả thẩm mỹ ngay lập tức, không cần nghỉ dưỡng và đợi vết thương lành khoảng 3 - 6 tháng như phẫu thuật. Thời gian thực hiện rất nhanh chóng, khách hàng chỉ mất 15 - 20 phút chờ đợi để thay đổi diện mạo.
Tất nhiên, cách này cũng có điểm trừ như hiệu quả không duy trì được lâu dài, bạn có thể phải tiêm chất làm đầy định kỳ để duy trì ngoại hình hoàn hảo nhất. Đồng thời, nếu không lựa chọn được Trung tâm thẩm mỹ uy tín thì bạn có thể gặp những rủi ro sức khoẻ sau khi tiêm chất làm đầy không rõ nguồn gốc như chảy máu, nhiễm trùng, hoại tử,....
Bơm filter khiến dáng mũi được cải thiện rất nhanh
Quy trình phẫu thuật nâng mũi cơ bản sẽ diễn ra gồm các bước cơ bản như sau:
Các bác sĩ của Trung tâm Thẩm mỹ Phương Đông trong 1 ca phẫu thuật
Bạn sẽ lưu lại Bệnh viện để theo dõi khoảng vài giờ sau phẫu thuật. Sau đó, bác sĩ sẽ lưu ý những điểm quan trọng cho bệnh nhân như cách vệ sinh, sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng, những điều không nên làm,....
Đặc biệt, bạn phải duy trì đeo nẹp mũi đúng 1 tuần sau phẫu thuật theo đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, hạn chế va chạm khiến dáng mũi bị xô lệch và tăng nguy cơ nhiễm trùng vết mổ. Tình trạng sưng, bầm tím xung quanh mũi sẽ mất khoảng 2 -3 ngày để thuyên giảm
Chi phí cho cuộc phẫu thuật này rơi vào khoảng 15.000.000 - 70.000.000 đồng/ ca, phụ thuộc vào các thủ thuật bạn sử dụng, trình độ bác sĩ và chất lượng của cơ sở vật chất nơi bạn thực hiện.
Lưu ý: Mức giá chỉ mang tính chất tham khảo
Mặc dù kết quả nâng mũi không thể kéo dài vĩnh viễn nhưng tuổi thọ của nâng mũi cũng kéo dài trung bình khoảng 20 - 30 năm. Khó có thể kỳ vọng “chiếc mũi mới” này sẽ tồn tại mãi mãi vì:
Để bản thân có thể đồng hành lâu dài cùng chiếc mũi của mình hơn, bạn nên:
Những chiếc sụn silicon nâng mũi có “thời hạn sử dụng” nhất định
Việc nâng mũi đã trở thành một ca phẫu thuật thẩm mỹ phổ biến để cải thiện vẻ đẹp gương mặt. Tuy nhiên, như bất kỳ ca phẫu thuật nào khác, nâng mũi cũng tiềm ẩn một số rủi ro và biến chứng. Dưới đây là những rủi ro sức khỏe có thể xảy ra:
Bên cạnh đó, một số kết quả không mong muốn sau khi thực hiện có thể kể đến như:
Dù hy hữu những bạn vẫn có thể bị lệch mũi sau khi phẫu thuật
Khác với các phẫu thuật tạo hình khác, những tác hại của phẫu thuật nâng mũi xuất hiện nhiều hơn khi về già:
Dưới đây là một số những điều bạn nên ghi nhớ sau khi thực hiện cuộc phẫu thuật tạo hình cho chiếc mũi của mình:
Việc chăm sóc sau phẫu thuật rất quan trọng
Nếu bạn đang tìm hiểu địa chỉ nâng mũi uy tín tại Hà Nội, gợi ý bạn đến Trung tâm Thẩm mỹ Phương Đông để nhận các ưu đãi thiết thực sau:
Có thể nói, nâng mũi là một ca phẫu thuật thẩm mỹ nhằm thay đổi hình dáng của mũi, giúp cho mũi trở nên hài hòa hơn với khuôn mặt, tăng thêm sự tự tin cho người sở hữu. Bằng cách can thiệp vào cấu trúc của mũi, bác sĩ sẽ điều chỉnh chiều cao, độ rộng, đầu mũi, cánh mũi để tạo nên một chiếc mũi đẹp tự nhiên.
BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG
Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.