Ngộ độc rượu: Dấu hiệu cảnh báo và biện pháp xử trí

Nguyễn Thị Vân Anh

07-06-2022

goole news
16

Rượu là một dạng ethanol (rượu ethyl) có trong đồ uống có cồn, nước súc miệng, chiết xuất nấu ăn, một số loại thuốc và các sản phẩm khác. Ngộ độc rượu có thể gây ra tình trạng giảm, mất khả năng điều khiển hành vi, gây hôn mê, suy hô hấp và thậm chí tử vong.

Ngộ độc rượu là gì?

Rượu là chất gây ức chế hệ thần kinh trung ương (CNS), khiến đình trệ, rối loạn các hoạt động của hệ thần kinh trung ương. Không như các thực phẩm khác, chúng ta mất nhiều giờ để có thể hấp thụ và tiêu hóa thì rượu chỉ mất trong khoảng thời gian ngắn, nguy cơ ngộ độc càng cao.

Ngộ độc rượu có thể gây ra tình trạng giảm, mất khả năng điều khiển hành vi, gây hôn mê, suy hô hấp và thậm chí là tử vong. Vì vậy, phòng ngừa, giảm thiểu biến chứng nguy hiểm, mỗi chúng ta cần trang bị kiến thức về triệu chứng, phương pháp xử lý ngộ độc rượu.

Ngộ độc rượu có thể gây biến chứng nguy hiểm tới tính mạng Ngộ độc rượu có thể gây biến chứng nguy hiểm tới tính mạng

Triệu chứng khi ngộ độc rượu

Theo bác sĩ chuyên khoa, các triệu chứng có thể gặp như sau:

  • Nhìn mờ, không rõ hình ảnh, nhìn một thành hai.
  • Nhiệt độ cơ thể trở lạnh, hạ thấp.
  • Gây chướng bụng, đau bụng và buồn nôn.
  • Tê bì tay,chân hoặc một bên mặt.
  • Da trở lên tím tái, nhợt nhạt.
  • Thở yếu, nhịp thở không đều (khoảng cách hơn 10 giây giữa các nhịp thở).
  • Bất tỉnh.
  • Co giật, gọi hỏi không biết.
  • Lưỡi bị níu dẫn đến nói mê, nói ngọng không rõ nói gì.

Rượu khiến người uống giảm khả năng kiểm soát, gây hưng phấn, có những hành vi rối loạn làm nguy hiểm cho bản thân và người khác, gây ra triệu chứng mệt mỏi, cơ thể suy nhược, nếu không chữa trị kịp thời sẽ dẫn tới những mối nguy hại không thể lường trước.

Ngộ độc rượu khiến cơ thể suy nhược, mệt mỏiNgộ độc rượu khiến cơ thể suy nhược, mệt mỏi

Mối nguy hại từ ngộ độc rượu

Bác sĩ chuyên khoa tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông cho biết methanol là cồn công nghiệp có độc tính cao, khi dung nạp vào cơ thể được chuyển hóa thành formaldehyde và formic acid, làm tổn thương đa cơ quan như não bộ, dây thần kinh thị giác, gan, thận... Người ngộ độc rượu (methanol) có các triệu chứng chóng mặt, ý thức lơ mơ, mù, hôn mê sâu, suy đa tạng (suy thận, suy gan…)… nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới tử vong. Dựa vào nồng độ cồn (rượu) trong máu, ta sẽ xác định mức độ ngộ độc và mối nguy hại của chúng:

  • Nồng độ từ 10 - 20mg trong 100ml máu: Thay đổi hành vi không rõ ràng, giao tiếp thiếu suy nghĩ.
  • Nồng độ từ 80 - 100mg rượu trong 100ml máu: Ngộ độc rượu nhẹ và không có đủ khả năng lái xe, dễ gây tai nạn giao thông đối với chính bản thân và người tham gia giao thông.
  • Ở nồng độ từ 100mg đến 200mg trong 100ml máu: Rối loạn động tác, giảm khả năng quyết định, rối loạn định hướng trầm trọng gây thất điều.
  • Với 150mg nồng độ cồn trong 100ml máu: Người uống buồn nôn, nôn thốc nôn tháo, khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược.
  • Nồng độ từ 200 - 300mg/100ml máu: Bệnh nhân líu lưỡi, trí nhớ ngược chiều.
  • Khi nồng độ cồn máu đạt đến 400mg/100ml trong máu: Bệnh nhân sẽ khó thở, ức chế hô hấp và gây tử vong.
  • Đối với trường hợp trong máu trên 500mg/100ml: Gây tử vong hầu hết bệnh nhân.

Những yếu tố khiến tăng nguy cơ ngộ độc, bao gồm:

  • Chiều cao, cân nặng.
  • Yếu tố sức khỏe.
  • Mức độ chịu đực của cơ thể.

Tùy thuộc vào nồng độ cồn trong máu sẽ có mối nguy hại khác nhauTùy thuộc vào nồng độ cồn trong máu sẽ có mối nguy hại khác nhau

Phương pháp xử lý

Tùy từng thể trạng, chúng ta sẽ có các phương pháp xử lý khi ngộ độc khác nhau.

Đối với trường hợp nhẹ

Trường hợp nhẹ, có khả năng chữa trị tại nhà, hãy tham khảo mẹo xử lý nhanh gọn của chuyên gia dưới đây.

Uống nhiều nước, giữ ấm cơ thể

Đối với trường hợp nhẹ từ 10 - 150mg trong máu, bạn có thể xử lý sơ cứu bằng cách đặt người bệnh lên giường, giữ ấm tối đa.Không kê gối cao đầu, để đầu người ngộ độc thấp giúp dễ dàng nôn hết rượu ra, cho bệnh nhân uống nhiều nước ấm để giảm thiểu tình trạng mất nước.

Sử dụng nước gừng ấm, nước chè xanh pha loãng hoặc sữa nóng để giúp người bệnh giải rượu ở mức độ nhẹ. Đặc biệt, không nên để người bệnh tiếp xúc với nhiệt độ lạnh hoặc đi tắm ngay vì sẽ gây hạ thân nhiệt, hạ đường huyết, tụt huyết áp, đột quỵ,...

Ăn thức ăn nhẹ, dễ tiêu hóa

Sau khi triệu chứng khuyên giảm, người bệnh loại bỏ được rượu ra khỏi cơ thể. Bạn nên quan sát và có thể cho người bệnh ăn cháo loãng khoảng 1-2 giờ ăn nhẹ một lần.

Cháo loãng giúp người bệnh giữ ấm cơ thể, khuyên giảm triệu chứngCháo loãng giúp người bệnh giữ ấm cơ thể, khuyên giảm triệu chứng

Không sử dụng thuốc chống nôn, thực phẩm chức năng

Khi cơ thể đã bị ngộ độc, việc dùng thuốc sẽ không khiến tình trạng giảm mà ngược lại làm cho bệnh nhân dễ nhiễm trùng máu. Đây là vấn đề đã được nhiều chuyên gia cảnh báo.

Đối với trường hợp trở nặng

Ngộ độc nói chung và ngộ độc rượu nói riêng, đều gây ảnh hưởng tới sức khỏe của con người. Vậy nên, khi thấy triệu chứng ngộ độc rượu ở người bệnh hãy nhanh chóng đưa tới cơ sở, bệnh viện y tế gần nhất để được đội ngũ y bác sĩ xử trí kịp thời, ngăn chặn các biến chứng xấu có thể xảy ra. Khi di chuyển tới cơ sở y tế, bạn nên đặt người bệnh nằm nghiêng giúp dễ thở và tạo cảm giác dễ chịu cho người bệnh.

Dịch vụ chăm sóc tận tình từ y bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Phương ĐôngDịch vụ chăm sóc tận tình từ y bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

Biện pháp phòng ngừa nguy cơ

Để phòng ngừa ngộ độc một cách hiệu quả, việc chủ động thực hiện công tác phòng tránh dưới đây sẽ giúp bạn giảm nguy cơ ngộ độc rượu và cơ thể khỏe mạnh:

  • Không uống rượu nồng độ từ 30 độ trở lên vượt quá 30ml/ngày.
  • Không ngâm rượu với các loại động vật, thực vật không rõ độc tính.
  • Không sử dụng rượu bán tràn trên thị trường không có nguồn gốc, không đủ tiêu chuẩn chất lượng.
  • Khi đang điều trị bệnh, tuyệt đối không uống rượu đặc biệt đối với các bệnh lý về gan.
  • Không cố gắng uống rượu, khi cơ thể không tiếp nhận chúng.

Biện pháp phòng ngừa nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe từ rượuBiện pháp phòng ngừa nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe từ rượu

Hi vọng thông tin bài viết về ngộ độc rượu, triệu chứng và biện pháp phòng ngừa từ Bệnh viện Đa Khoa Phương Đông sẽ giúp bạn có góc nhìn tổng quát hơn. Qua đó, bạn có thể bỏ túi cách xử lý và phòng tránh nhằm bảo vệ sức khỏe tốt nhất cho bản thân.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
1,369

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

TTƯT.ThS.BS Nội trú

NGUYỄN THỊ TƯỜNG VÂN

Trưởng Khoa Nội - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

TTƯT.ThS.BS Nội trú

NGUYỄN THỊ TƯỜNG VÂN

Trưởng Khoa Nội - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông
19001806 Đặt lịch khám