Ngừng tim là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và điều cần làm khi ngừng tim

Thu Hiền

09-11-2023

goole news
16

Tim là bộ phận quan trọng nhằm duy trì sự sống của con người. Ngừng tim có thể xảy ra bất cứ khi nào và có nguy cơ cao dẫn đến tử vong nếu không có biện pháp xử lý kịp thời. Bài viết dưới đây, Bệnh viện đa khoa Phương Đông sẽ cung cấp các thông tin về ngừng tim – một hiện tượng cần cấp cứu kịp thời. 

Ngừng tim là gì?

Ngừng tim (ngừng tuần hoàn) là một hiện tượng mất đột ngột các chức năng hoạt động của tim, khiến tim bất ngờ ngừng đập. Tình trạng này xảy ra do rối loạn hoạt động điện của tim. Khi tim ngừng đập dẫn đến ngừng thở, mất tri giác, mạch không bắt được và huyết áp không đo được.

Ngừng tim gây nguy hiểm cho người bệnhNgừng tim gây nguy hiểm cho người bệnh

Điều quan trọng khi tim ngừng đập là cần nỗ lực hồi sức cấp cứu ngay lập tức. Bởi  tim ngừng đập sẽ dẫn đến đột tử chỉ trong vài phút, do tim không thể bơm máu và cung cấp oxy cho các bộ phận khác trong cơ thể, đặc biệt là não. Hiện tượng ngừng tim có thể xảy ra đột ngột, ngay cả trên một quả tim hoàn toàn khỏe mạnh hoặc trong các tai nạn như sốc phản vệ, đuối nước, điện giật…

Nguyên nhân gây ngừng tim

Đây là là hiện tượng không phải hiếm gặp, nhưng nguyên nhân gây ra thì không phải ai cũng biết. Cùng tìm hiểu các nguyên nhân khiến tim ngừng đập đột ngột dưới đây:

Bệnh cơ tim

Ngừng tim do bệnh cơ tim là tình trạng cơ tim trở nên dày hoặc to ra bất thường. Khi cơ tim không được cung cấp đủ lượng máu trong thời gian dài sẽ khiến nó ngừng bơm máu. Người nào có lượng máu bơm ra khỏi tim với mỗi nhịp tim nhỏ hơn 30% được cho là có nguy cơ cao gặp hiện tượng này.

Bệnh suy tim

Suy tim khiến tim không thể đáp ứng đủ nhu cầu về chất dinh dưỡng và oxy cho các cơ quan, mô trong cơ thể. Việc giảm lượng máu bơm vào tim, dẫn đến không đủ để lưu thông máu trở lại tim từ phổi và các cơ quan khác. Đây cũng được cho là một trong những nguyên nhân dẫn đến tim ngừng đập.

Bệnh động mạch vành

Cơ tim được cung cấp máu thông qua hệ thống động mạch vành. Khi một hoặc nhiều nhánh của động mạch vành bị hẹp, tắc do mảng xơ vữa động mạch hoặc do các nguyên nhân khác. Lúc này, sẽ dẫn đến tình trạng mạch vành không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu oxy của cơ tim, dẫn đến ngừng tim.

Hội chứng Brugada

Đây là một hội chứng gây rối loạn nhịp tim hiếm gặp, ảnh hưởng đến hệ thống điện tim. Triệu chứng của hội chứng này là nhịp tim không đều và thường phát hiện khi điện tâm đồ. Nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến hiện tượng ngừng tim.

Hội chứng Marfan

Hội chứng này ảnh hưởng đến các mô liên kết được tìm thấy trên khắp cơ thể như tim, mạch máu, hệ thống xương, mắt… Khi các mô liên kết trở nên yếu và mất tính đàn hồi, khiến van tim yếu, phì đại động mạch chủ, tràn khí màng phổi, dị tật xương, tăng nhãn áp… khiến người bệnh có nguy cơ bị tim ngừng đập.

Các loại thuốc điều trị bệnh tim

Sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh tim làm tăng nguy cơ tim loạn nhịp, dẫn đến ngừng tim đột ngột. Thêm vào đó, có một số loại thuốc gây ra sự thay đổi về lượng Magie và Kali trong máu, có thể đe dọa đến tính mạng.

Tim ngừng đập có thể do sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh timTim ngừng đập có thể do sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh tim

Bất thường ở mạch máu

Có những người trẻ tuổi xuất hiện sự bất thường về mạch máu ở động mạch và động mạnh chủ. Có thể trong khi hoạt động thể dục thể thao cường độ cao, Adrenaline được giải phóng và gây ra tình trạng tim ngừng đập khi xuất hiện các bất thường đó.

Một số nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân phổ biến trên thì hiện tượng tim ngừng đập có thể do một số tác nhân dưới đây:

  • Điện giật.
  • Uống thuốc quá liều, ngộ độc ma tuý, thức ăn như cá lóc, cóc…
  • Mất lượng máu lớn do bị xuất huyết nặng (sốc giảm thể tích).
  • Sụt giảm nghiêm trọng nồng độ oxy do bị thiếu oxy.

Những dấu hiệu cho thấy tim ngừng đập

Trong hầu hết các trường hợp bị ngừng tim, cách duy nhất là cần can thiệp từ y tế. Tuy nhiên, để người thân chủ động cấp cứu ngay nhằm tránh tử vong, người bệnh cần nắm bắt được các dấu hiệu sau:

Đau ngực

Dấu hiệu kinh điển này sẽ có ở tất cả các trường hợp bị ngừng tim. Người bệnh sẽ có cảm giác ngực bị thắt lại, như có gì đó rất nặng đè lên ngực nhưng lại không thể chống cự được. Hiện tượng này xảy ra do không đủ lượng oxy lưu thông trong máu và đi đến cơ tim. 

Cơn đau không chỉ diễn ra tại ngực, mà nó còn lan đến cánh tay phải của người bệnh. Lúc này, càng cố vận động, tình trạng càng trở nên tồi tệ hơn. Cơn đau ngực có thể kéo dài khoảng vài phút hoặc mức độ giảm dần, rồi sẽ trở lại sau vài giờ hoặc những ngày tiếp theo.

Đau lan toả

Những người gặp phải tình trạng ngừng tim còn cảm thấy đau một cách khó hiểu ở những khu vực khác như hàm, răng, cổ, lưng, vai, cổ họng, dạ dày… Do đó, tuyệt đối không chủ quan khi xuất hiện những cơn đau đột ngột trên cơ thể mà không rõ nguyên nhân.

Khó thở

Khó thở khi chỉ leo vài bậc cầu thang hay bắt đầu hoạt động gì đó mạnh một chút cũng là dấu hiệu báo động tim ngừng đập. Vì thế, nếu xuất hiện tình trạng này cần báo ngay với người thân để đề phòng tình huống xấu có thể xảy ra.

Đổ nhiều mồ hôi quá mức

Nếu cơ thể đổ mồ hôi nhiều hơn mức bình thường mà không phải gắng sức để làm việc gì đó thì cũng là dấu hiệu cho thấy tim đang bất ổn. Nguyên nhân là do tim khó bơm máu qua các động mạch bị tắt nghẽn, khiến cơ thể phải đổ nhiều mồ hôi để phản ứng lại với tình trạng ấy.

Không gắng sức mà đổ quá nhiều mồ hôi cần cẩn trọng với tim ngừng đậpKhông gắng sức mà đổ quá nhiều mồ hôi cần cẩn trọng với tim ngừng đập

Một vài triệu chứng khác

Nguy cơ ngừng tim cũng có thể xuất hiện khi có các cơn mệt mỏi kéo dài, cơ thể yếu ớt, buồn nôn, nôn nhiều, hoa mắt, chóng mặt, mê sảng… 

Một số người bệnh bị bệnh tim ở mức độ nặng, trước khi bị tim ngừng đập thì các triệu chứng lâm sàng của họ cũng trở nên xấu đi rất nhanh, thở thanh, nông và huyết áp động mạch giảm.

Ngừng tim nguy hiểm ra sao?

"Ngừng tim nguy hiểm ra sao" và "tim ngừng đập bao lâu thì chết" là những câu hỏi không ít người thắc mắc. Khi tim ngừng đập khiến não và các cơ quan trong cơ thể bị thiếu oxy để hoạt động, dẫn đến mất ý thức, hô hấp bất thường và ngừng thở. Nếu kéo dài trên 5 phút sẽ có nguy cơ não bị tổn thương, thậm chí người bệnh có thể mất đi hoàn toàn cơ hội sống.

Đối với y khoa, khi có người bị ngừng tim, chỉ trong vài phút nếu không cấp cứu ngừng tim ngừng thở có thể dẫn đến tử vong. Tuy nhiên, cũng trong khoảng thời gian ấy nếu được điều trị ngay và đúng cách vẫn có khả năng phục hồi sức khoẻ.

Gọi ngay hotline 19001806 của Bệnh viện Phương Đông nếu thấy có biểu hiện của ai đó bị ngừng tim, để được hỗ trợ kịp thời và đúng cách.

Ngừng tim có tiên lượng như thế nào?

Khả năng sống sót sau khi bị ngừng tim là không cao. Thế nhưng, nếu có những yếu tố thuận lợi đáp ứng khi xử lý thì tỷ lệ sống sót được thay đổi đáng kể. Các yếu tố đó bao gồm:

  • Nếu được cấp cứu ngừng tuần hoàn sớm và hiệu quả khi có dấu hiệu tim ngừng đập, bệnh nhân sẽ có cơ hội sống sót cao hơn.
  • Khi có người chứng kiến người bị tuần hoàn và cấp cứu kịp thời.
  • Ngừng tim tại bệnh viện, nhất là nơi bệnh nhân đang được điều trị. 
  • Người bệnh được thực hiện khử rung sớm.
  • Được chăm sóc sau hồi sức tốt như việc tiếp cận đặt ống thông tim và hỗ trợ tuần hoàn.
  • Hạ thân nhiệt theo đích và tránh việc thân nhiệt của bệnh nhân là người lớn tăng nhanh.

Hiện nay, những người bệnh có tiên lượng sống tốt khi có những yếu tố thuận lợi trên. Hơn nữa, nhiều trường hợp còn được phục hồi tuần hoàn tự nhiên và cứu sống được hệ thần kinh. Ngược lại, nếu không xuất hiện các yếu tố thuận lợi trên thì hiếm khi người bị ngừng tim thoát được án tử.

Người bị ngừng tim vẫn có tiên lượng sốt tốt nếu được cấp cứu kịp thờiNgười bị ngừng tim vẫn có tiên lượng sốt tốt nếu được cấp cứu kịp thời

Cần làm gì khi gặp trường hợp ngừng tim

Điều quan trọng khi gặp các trường hợp tim ngừng đập là phải hành động nhanh chóng. Bởi lưu lượng máu thường cần được phục hồi trong vòng 5 phút để người bệnh có thể giữ được tính mạng. 

Phần lớn các trường hợp không qua khỏi là vì những người cứu hộ không thực hiện được hô hấp nhân tạo. Hoặc không dùng máy khử rung tim tự động để hồi sức cho bệnh nhân, hoặc xe cấp cứu không đến kịp thời.

Khi gặp trường hợp ngừng tim, chúng ta cần tiến hành các bước xử lý sau:

Bước 1: Xác định độ nguy hiểm cho người cứu hộ

Trường hợp gặp người nào đó bất tỉnh, điều đầu tiên cần làm trước khi tiếp cận là đảm bảo không gây ra nguy hiểm cho người cứu hộ. Khi đã chắc chắn không có nguy hiểm, có thể tiếp cận người bệnh.

Bước 2: Kiểm tra xem có bất tỉnh không

Cần kiểm tra xem người bệnh còn tỉnh hay không.

Bước 3: Phát tín hiệu cần giúp đỡ

Khi xác định được người đó bất tỉnh, hãy phát tín hiệu cần được giúp đỡ cho những người xung quanh. Nhờ họ gọi điện cho xe cấp cứu và lấy máy khử rung tim (nếu có). Nếu chỉ có một mình, bạn cần tự mình liên hệ ngay với các xe cấp cứu.

Bước 4: Kiểm tra hô hấp

Tiến hành kiểm tra nhịp thở của người bị bất bỉnh, nếu không còn hơi thở hoặc nếu cảm thấy bất thường thì đây có thể là dấu hiệu của hiện tượng tim ngừng đập. Đừng để hơi thở đánh lừa cảm giác, nếu có nghi ngờ về việc này cần bắt đầu các thao tác hồi sức cấp cứu.

Tiến hành hồi sức cấp cứu cho người bị ngừng timTiến hành hồi sức cấp cứu cho người bị ngừng tim

Bước 5: Nếu người bệnh không thở, không phản ứng?

Để người bệnh trên bề mặt cứng, ép ngực với tốc độ 100 – 120 nhịp/phút. Mỗi lần ép ngực phải thật sâu và để khung xương sườn được thư giãn hoàn toàn.

Một số vấn đề cần lưu ý 

Nếu là người có nguy cơ cao với hiện tượng này, hãy cố gắng ghi nhớ những dấu hiệu để sớm phát hiện ra khi xuất hiện và kịp thời nhờ người đưa đến cơ sở y tế chuyên khoa để cấp cứu, điều trị đúng cách. Trong gia đình của người có nguy cơ cao nên có một người được đào tạo nghiêm túc về hô hấp nhân tạo, biết cách sơ cứu khẩn cấp khi người bệnh bị ngừng tim đột ngột.

Bên cạnh đó, những người có nguy cơ cao có hiện tượng ngừng tim cũng cần thay đổi lối sống để giảm nguy cơ bằng cách:

  • Duy trì một chế độ ăn uống khoa học, hợp lý.
  • Tuyệt đối không hút thuốc lá.
  • Tránh uống rượu bia và cách loại chất kích thích.
  • Tăng cường vận động thể chất phù hợp với thể trạng sức khoẻ.

Lời kết

Trên đây là những thông tin cần biết về ngừng tim. Tình trạng này có thể lấy đi sự sống của người bệnh ngay nếu không có hành động can thiệp cấp cứu kịp thời. Vì thế, nếu bản thân hay người thân nằm trong nhóm đối tượng có nguy cơ cao hoặc gặp các vấn đề về sức khỏe tim mạch.

Hãy liên hệ tới Bệnh viện Phương Đông qua số hotline miễn phí 19001806 để được tư vấn, thăm khám, chẩn đoán và phương pháp điều trị hiệu quả nhất.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
1,657

Bài viết hữu ích?

Đặt lịch khám bệnh

Lưu ý: Tổng đài sẽ liên hệ xác nhận thời gian khám chính xác tới quý khách sau khi quý khách đặt hẹn

19001806 Đặt lịch khám