Khó thở khi mang thai tháng thứ 8 nguyên nhân do đâu? Cách khắc phục

Đỗ Linh Chi

19-11-2020

goole news
16

Khó thở khi mang thai tháng thứ 8 hay những tháng cuối thai kỳ là tình trạng nhiều mẹ bầu gặp phải. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là gì, mẹ bầu cần làm gì để khắc phục chứng khó thở ở những tháng cuối thai kỳ?

Ngay từ lúc biết mình có em bé, cơ thể người phụ nữ đã có nhiều thay đổi và gây nên các hiện tượng đau lưng, mệt mỏi, khó thở. Nếu ở tam cá nguyệt đầu tiên, mẹ bầu phải chịu đựng những cơn ốm nghén, “nôn thốc nôn tháo” làm cả cơ thể mệt mỏi thì sang đến tam cá nguyệt cuối cùng, đặc biệt từ tháng thứ 8 trở đi, nhiều mẹ bầu bị khó thở, hiện tượng này xuất hiện càng nhiều hơn ở các giai đoạn trước đó của thai kỳ. Vậy nguyên nhân của tình trạng khó thở này là gì, mẹ bầu cần làm gì để khắc phục, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 

Bầu tháng 8 khó thở có nguy hiểm không?

Theo các chuyên gia Sản khoa Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, hiện tượng khó thở khi mang thai tháng thứ 8 trở đi là hiện tượng bình thường, không nguy hiểm. Lý giải về hiện tượng này, các bác sĩ cho biết do sự chèn ép quá mức của tử cung lên các cơ quan nội tạng khác, đặc biệt là 2 lá phổi, làm diện tích của khoang phổi bị hẹp hơn, hạn chế khả năng giãn nở của lá phổi. 

Thông thường tình trạng khó thở khi mang thai tháng thứ 8 hầu hết là do sinh lý và không nguy hiểm.

Thông thường tình trạng khó thở khi mang thai tháng thứ 8 hầu hết là do sinh lý và không nguy hiểm

Tuy nhiên, nếu có bầu khó thở ở tam cá nguyệt thứ 3 do các nguyên nhân bệnh lý như mẹ bị viêm phổi, hen suyễn hay mắc bệnh cơ tim khiến hắt hơi, ho nhiều, mệt mỏi, khó thở, tim đập nhanh thì lại là vấn đề nghiêm trọng. Bên cạnh đó, nếu bầu tháng cuối khó thở kèm theo biểu hiện tim đập nhanh, đau ngực, buồn nôn, chóng mặt, môi tím tái… thì mẹ cần liên hệ ngay với bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám, tìm ra nguyên nhân và được xử lý kịp thời, tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cũng như em bé trong bụng. 

Khó thở khi mang thai tháng thứ 8 nguyên nhân do đâu?

Như đã đề cập ở phần đầu tiên, tức ngực khó thở khi mang thai vào tháng thứ 8 là một trong những tình trạng phổ biến do sự chèn ép của tử cung lên 2 lá phổi. Tuy nhiên, càng về những tuần cuối của thai kỳ, khi thai nhi quay đầu và di chuyển xuống dưới tử cung, xương chậu để chuẩn bị cho “cuộc vượt cạn” của mẹ thì diện tích của khoang phổi sẽ được giãn dần ra, lúc này mẹ sẽ thấy dễ thở hơn. Vì thế, bầu tháng cuối khó thở là tình trạng không cần quá , thai nhi vẫn có đủ oxy để hô hấp và phát triển. Để mẹ hiểu rõ hơn về tình trạng bầu bí khó thở, các chuyên gia Sản khoa Phương Đông đã liệt kê 4 nguyên nhân chính gây ra triệu chứng trên, cụ thể gồm: 

Do sự thay đổi hormone

Đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng khó thở khi mang thai trong đó có tình trạng khó thở ở tháng thứ 8. Việc hormone progesterone tăng cao trong suốt thai kỳ có thể gây ra tình trạng khó thở. Mặc dù đây là hiện tượng khó thở sinh lý và không gây nguy hiểm cho sức khỏe nhưng nó cũng khiến mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi, khó ngủ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.  

Khó thở do sự chèn ép của tử cung

Một trong những lý do dẫn đến tình trạng khó thở khi mang thai tháng thứ 8 là do kích thước của tử cung ngày càng tăng. Đến tam cá nguyệt cuối cùng, tử cung của thai phụ đã giãn nở hết cỡ để đáp ứng với sự phát triển vượt bậc của em bé, vì thế dồn ép hết không gian của các cơ quan nội tạng khác, đặc biệt là 2 lá phổi khiến khả năng giãn nở của lá phổi bị thu hẹp đi rất nhiều. Đồng thời, việc tử cung tăng kích thước sẽ gây chèn ép cơ hoành gây nên tình trạng khó thở. 

Tuy nhiên, khi mang thai cơ thể kích thích sản xuất hormone progesterone sẽ giúp không khí ở lại trong phổi lâu hơn để cung cấp đủ oxy cho mẹ và bé. Vì thế, mẹ không cần quá lo lắng thai bị thiếu oxy để hít thở. 

Thiếu máu khiến mẹ bầu khó thở khi mang thai tháng thứ 8

Thiếu máu cũng khiến mẹ khó thở khi mang thai tháng thứ 8

Thiếu máu cũng khiến mẹ khó thở khi mang thai tháng thứ 8

Thiếu máu cũng là 1 lý do khá phổ biến gây khó thở khi mang thai. Lý do là trong suốt thai kỳ đặc biệt là tháng thứ 8 và những tháng cuối nhu cầu về lượng máu tăng lên. Do đó nếu không được bổ sung đầy đủ sắt mẹ có thể gặp phải tình trạng thiếu máu. Cùng với tình trạng khó thở, khi bị thiếu máu mẹ còn gặp phải dấu hiệu như hoa mắt chóng mặt, da xanh xao. Để khắc phục tình trạng này mẹ cần bổ sung đầy đủ sắt bằng cách tăng cường thực phẩm giàu sắt trong chế độ ăn. Ngoài ra mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được bổ sung sắt qua đường uống.

Các nguyên nhân bệnh lý khác

Ngoài các nguyên nhân trên thì còn 1 số nguyên nhân bệnh lý khác có thể gây tình trạng khó thở khi mang thai ở tháng thứ 8 như:

  • Bệnh hen suyễn: Nếu bị hen suyễn khi mang thai thì các triệu chứng khó thở sẽ trở nên trầm trọng hơn. 
  • Thuyên tắc phổi:Đây là tình trạng có huyết khối trong động mạch phổi không chỉ gây khó thở mà còn đe dọa đến sức khỏe của bà mẹ mang thai.
  • Bệnh cơ tim chu sản: Đây là 1 bệnh lý có thể gặp khi mang thai và có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ bầu. Dấu hiệu nhận biết đó là ngoài khó thở mẹ bầu sẽ gặp phải các vấn đề khác như hạ huyết áp, tim đập nhanh, mắt cá chân bị sưng, phù nề chân... 

Cách khắc phục khó thở khi mang thai tháng thứ 8?

Ở giai đoạn cuối cùng trong thai kỳ, đặc biệt từ tuần thai thứ 32 - 35 thì thai nhi phát triển to hơn, người mẹ sẽ nặng nề hơn và mẹ có thể chuyển dạ bất cứ lúc nào. Vì vậy, để khắc phục tình trạng bà bầu khó thở 3 tháng cuối, mẹ có thể áp dụng những phương pháp sau đây: 

Mẹ bầu nên nghỉ ngơi nhiều hơn khắc phục tình trạng khó thở

Mẹ bầu nên nghỉ ngơi, thư giãn nhiều hơn khắc phục tình trạng khó thở

  • Dành thời gian nghỉ ngơi, tránh các công việc nặng nhọc: Để tránh tình trạng khó thở mẹ bầu nên nghỉ ngơi nhiều hơn tránh mang vác nặng hoặc làm việc quá sức. 
  • Thay đổi tư thế: Nếu mẹ bầu khó thở khi nằm thì nên sử dụng gối để nâng đỡ bụng và cơ thể, mẹ cũng nên nằm nghiêng sang trái để giúp tử cung không chèn ép lên động mạch, cải thiện tình trạng khó thở. Khi ngồi mẹ bầu nên ngồi ghế tựa có thể ngả ra sau thoải mái để tránh việc cơ hoành bị chèn ép, giúp khoang phổi có nhiều không gian hơn để giãn nở nạp oxy vào
  • Duy trì các hoạt động nhẹ nhàng: Khi mang thai mẹ cần tránh vận động mạnh quá sức tuy nhiên vấn cần duy trì các hoạt động vận động nhẹ. Mẹ có thể đi bộ nhẹ nhàng, tập các bài tập yoga cho bà bầu để cải thiện tình trạng khó thở. 
  • Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ: Thiếu máu là nguyên nhân hàng đầu gây ra khó thở vì vậy mẹ cần chú ý bổ sung đầy đủ sắt qua chế độ ăn uống. Hãy xây dựng thực đơn ăn uống đa dạng, ăn nhiều các thực phẩm giàu sắt như thịt bò, thịt nạc, các loại rau xanh đậm, trứng gà, bí đỏ…  Nếu không ăn được nhiều mẹ có thể chia nhỏ các bữa ăn trong ngày để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng.

Khó thở khi mang thai những tháng cuối gần như mẹ bầu nào cũng sẽ trải qua. Hãy chú ý khám thai theo đúng định kỳ để sớm nhận biết được những dấu hiệu bất thường và có cách xử lý phù hợp nhất để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé yêu trong bụng. Hy vọng qua bài viết trên hy vọng đã giúp các mẹ bầu hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây nên tình trạng khó thở khi mang thai. Nếu nhận thấy bà bầu mệt mỏi khó thở kèm dấu hiệu bất thường hãy liên hệ đến Bệnh viện Đa khoa Phương Đông theo hotline 19001806 để được đội ngũ chuyên gia Sản khoa tư vấn và hỗ trợ.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
11,743

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám