Nguyên nhân khiến trẻ bị chảy máu cam và cách điều trị

Nguyễn Thu Hà

05-08-2021

goole news
16

Chảy máu cam hay còn gọi là chảy máu mũi ở trẻ em là tình trạng bệnh lý thuộc vùng tai-mũi-họng khá phổ biến ở trẻ em. Khi thấy máu đỏ tươi đột ngột chảy ra từ hốc mũi trẻ, phần lớn các cha mẹ đều rất hoảng sợ, bối rối, lúng túng không biết xử trí sao cho đúng cách để đảm bảo an toàn cho trẻ. Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân, cách xử trí khi trẻ bị chảy máu cam và phương pháp phòng ngừa chảy máu cam ở trẻ. các bậc phụ huynh đừng bỏ qua những nội dung hữu ích được chia sẻ trong bài viết dưới đây. 

Nguyên nhân khiến trẻ chảy máu cam

Khoang trong mũi chứa nhiều mạch máu nhỏ, khi khu vực này bị kích thích hay bị khô do thời tiết sẽ dẫn tới hiện tượng các mạch máu nhỏ ở mũi bị vỡ, gây chảy máu. Đây là tình trạng bình thường, có thể gặp ở mọi đối tượng nhưng xảy ra phổ biến ở trẻ từ 2 - 3 tuổi. Thậm chí, trẻ có thể bị chảy máu mũi vài lần trong một tuần. 

màng mạch ở vách ngăn mũi bị tổn thương là một trong những yếu tố gây chảy máu cam ở trẻ

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị chảy máu cam

Dù điều này không có gì phải lo lắng và sau một thời gian máu sẽ ngừng chảy nhưng trẻ hay bị chảy máu cam cũng khiến nhiều ông bố bà mẹ hoảng sợ. Chính vì thế tìm hiểu rõ lý do tại sao trẻ bị chảy máu cam sẽ giúp bạn phòng tránh cho con yêu hiệu quả hơn. 

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị chảy máu cam, có thể kể đến như:

  • Màng mạch ở vách ngăn mũi bị tổn thương. Đây là một trong những yếu tố phổ biến nhất gây ra chảy máu cam ở trẻ. Có thể do trẻ hiếu kỳ, tò mò chơi các đồ chơi nhỏ và vô tình cho vào mũi rồi quên nó đi khiến khoang mũi bị tác động dẫn tới chảy máu. 
  • Một lý do khác khiến trẻ bị chảy máu cam nhiều có thể là các khối u mũi lành tính và ác tính. Theo các chuyên gia hầu hết khối u mũi ở trẻ em là lành tính, tuy nhiên vẫn nên cho trẻ đi kiểm tra để được bác sĩ chẩn đoán chính xác. 
  • Độ ẩm trong không khí khô dẫn đến các màng nhầy của vách ngăn mũi mất tính đàn hồi và sức co giãn của nó nên chỉ cần trẻ hắt hơi hay chà xát mũi cũng đủ để gây chảy máu cam. 
  • Trẻ bị chảy máu cam trong mùa hè là do trẻ bị nóng trong người làm cho các mạch máu trong mũi bị vỡ, gây ngứa ngáy. Trẻ nhỏ thường có tật hay ngoáy mũi, vô tình làm vỡ mạch máu và chảy máu cam. 
  • Nguyên nhân khiến trẻ dễ bị chảy máu mũi nữa là do bệnh viêm mũi mãn tính. Đây là một bệnh truyền nhiễm gây ra sự mở rộng của các động mạch và tĩnh mạch dẫn đến sự bất thường của hệ thống mạch máu trong khoang mũi khiến trẻ bị chảy máu cam thường xuyên. 
  • Ngoài ra, sự thiếu hụt vitamin C, tình trạng viêm mạch máu hay các bệnh lý di truyền liên quan đến thay đổi trong cấu trúc của thành mạch máu… đều là những yếu tố bất thường làm tăng tính thấm thành mạch dẫn đến chảy máu cam ở trẻ nhỏ. 

Hiện tượng trẻ hay bị chảy máu cam có nguy hiểm không?

Cha mẹ không nên chủ quan khi trẻ bị chảy máu cam

Cha mẹ không nên chủ quan khi trẻ bị chảy máu cam

Trẻ bị chảy máu mũi là hiện tượng bình thường khi cơ thể của bé thiếu vitamin C hoặc bé quá nóng nhưng nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên thì các bậc phụ huynh nên nhanh chóng đưa bé đi khám vì đây có thể là dấu hiệu của bệnh nguy hiểm như rối loạn đông máu, bệnh bạch cầu hay khối u mũi lành hoặc u ác. 

Vì thế trẻ bị chảy máu cam có nguy hiểm không thì câu trả lời còn phụ thuộc vào tần suất bé gặp hiện tượng này và cha mẹ không nên chủ quan, lơ là với sức khỏe của con nhỏ. Nếu trẻ bị chảy máu cam thường xuyên thì cha mẹ nên đưa trẻ đi khám để kiểm tra sức khỏe và có hướng điều trị kịp thời. 

Cha mẹ nên làm gì khi trẻ bị chảy máu cam?

Khi trẻ bị chảy máu cam cần sơ cứ đúng theo các bước

Khi trẻ bị chảy máu cam cần được người lớn sơ cứu đúng 

Tâm lý chung của hầu hết các bậc phụ huynh khi thấy con mình gặp những vấn đề bất thường nào đó về sức khỏe là lo lắng, sốt ruột, mất bình tĩnh. Vậy khi trẻ bị chảy máu cam nên làm gì để cầm máu giúp trẻ? Lúc này, cha mẹ cần bình tĩnh thao tác theo các bước cơ bản sau đây để đảm bảo an toàn cho con nhỏ: 

  • Giữ bé ở tư thế đứng hoặc ngồi, nghiêng đầu của bé nhẹ về phía trước.
  • Lấy tay đè lên cánh mũi trẻ và giữ chặt trong vòng 10 phút để máu ngừng chảy. Nếu trẻ lớn, bố mẹ nên hướng dẫn để trẻ tự làm một mình. Lưu ý là không bóp phần xương sống mũi hay chỉ ấn một bên cánh mũi vì làm vậy không thể giúp cầm máu mà con khiến trẻ bị đau. Đồng thời cũng không được thả tay ra quá sớm vì có thể khiến máu chảy kéo dài hơn do cục máu đông chưa hình thành để ngăn cản máu chảy. 
  • Sau 10 phút thả tay ra và chờ đợi, giữ im lặng. Nếu máu vẫn tiếp tục chảy, lặp lại bước này. Nếu sau hơn 10 phút nữa máu không ngừng chảy thì cha mẹ cần liên hệ ngay với bác sĩ hoặc đến đưa bé đến phòng cấp cứu gần nhất. 
  • Sau bước sơ cứu, cha mẹ nên để trẻ nằm nghỉ ở trạng thái tĩnh một lúc. Nếu nhận thấy máu cam vẫn tiếp tục chảy và bị chảy xuống cổ họng thì đặt trẻ nằm nghiêng cho máu cam chảy ra ngoài. Tuyệt đối tránh để trẻ nuốt máu vì có thể gây ngộ độc, nôn mửa, đau bụng, khó chịu.  

Bé hay bị chảy máu cam phải làm sao để khắc phục?

cha mẹ cần cắt ngắn móng tay của trẻ thường xuyên để trẻ không ngoáy mũi, tránh gây xước mũi

Cha mẹ cần cắt ngắn móng tay của trẻ thường xuyên để trẻ không ngoáy mũi, tránh gây xước mũi

Để ngăn ngừa tình trạng trẻ bị chảy máu cam nhiều lần, cha mẹ cần chú ý những điều sau:

  • Cắt ngắn móng tay của trẻ thường xuyên để trẻ không ngoáy mũi, tránh gây xước mũi.
  • Vào mùa đông nên sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng để tránh không khí khô đồng thời sử dụng xịt nước muối loãng để giữ ẩm cho mũi bé. 
  • Vệ sinh mũi cho trẻ từ 1 - 2 lần/tuần bằng nước muối sinh lý để ngăn ngừa các bệnh về xoang. Tuy nhiên, không nên lạm dụng cách này vì có thể làm mất đi chất nhầy tự nhiên phủ ở niêm mạc mũi khiến trẻ càng dễ bị khô mũi, nhiễm khuẩn. 
  • Cho trẻ uống đủ nước để cân bằng độ ẩm của cơ thể với môi trường bên ngoài. 
  • Hạn chế dùng thuốc aspirin cho trẻ vì có thể làm loãng máu và gây ra tình trạng chảy máu cam. 
  • Không để trẻ hít phải khói thuốc lá, tránh tình trạng khô mũi. 
  • Nên để trẻ mở miệng khi hắt hơi.

Trẻ hay bị chảy máu cam nên ăn gì để phòng ngừa?

Trẻ bị chảy máu cam ăn gì để ngăn ngừa máu chảy và tăng cường sức khỏe là thắc mắc của không ít bậc phụ huynh khi có con nhỏ. Không chỉ ở trẻ em, người lớn cũng cần bổ sung những thực phẩm chứa các loại khoáng chất và vitamin sau để bảo vệ sức khỏe cơ thể sau lần chảy máu mũi: 

Thực phẩm giàu vitamin K rất tốt cho trẻ hay bị chảy máu cam

Các loại rau họ cải là Thực phẩm giàu vitamin K rất tốt cho trẻ hay bị chảy máu cam

Các loại rau họ cải giàu vitamin K rất tốt cho trẻ hay bị chảy máu cam

Vitamin K là một trong những thành phần cấu tạo nên mạch máu, có tác dụng ổn định quá trình đông máu. Do đó, trẻ bị chảy máu mũi cần được cung cấp đầy đủ vitamin K để đảm bảo máu đông bình thường. Trẻ có nguy cơ cao bị thiếu hụt vitamin K nếu mắc các bệnh về gan, mật, bệnh celiac hay chứng ợ nóng ở trẻ em. 

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, các loại rau xanh đều chứa lượng lớn vitamin K. Vì thế, cha mẹ có thể bổ sung vitamin K cho trẻ thông qua bữa ăn giàu các loại rau xanh như: măng tây, bông cải xanh, cải xoăn, cải bó xôi, bắp cải, húng quế… 

Trẻ hay bị chảy máu cam nên ăn gì: Thực phẩm chứa vitamin C

Thiếu hụt vitamin C không những khiến hệ miễn dịch của trẻ yếu mà còn là nguyên nhân phổ biến dẫn đến chảy máu cam. Vitamin C có chức năng phòng ngừa bệnh Scurvy ở trẻ - đây là bệnh gây chảy máu ở nhiều các cơ quan như mũi và chân răng. Không chỉ vậy, vitamin C còn giúp tăng cường sức bền mạch máu, hạn chế mạch máu bị vỡ khi có tác động mạnh. Do đó, nhóm thực phẩm giàu vitamin C đứng đầu trong danh sách thực phẩm “trẻ bị chảy máu cam cần bổ sung gì”. 

Trẻ nhỏ cần được bổ sung vitamin C hàng ngày với lượng khoảng 75 - 90mg. Nguồn cung cấp vitamin C từ thực phẩm tự nhiên cũng đáp ứng được nhu cầu này, đặc biệt là những loại hoa quả sau: cam, quýt, ổi, bưởi, trái cây mọng nước như việt quất, dâu tây… Tuy nhiên, cha mẹ có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để bổ sung vitamin C cho trẻ theo đường uống. 

Thực phẩm giàu Kali giúp bé hạn chế bị chảy máu mũi

Chuối là Thực phẩm giàu Kali giúp bé hạn chế bị chảy máu mũi

Chuối là loại quả giàu Kali giúp bé hạn chế bị chảy máu mũi
 
Trong cơ thể, Kali tham gia vào quá trình điều chỉnh lưu thông khí huyết do đó khi cơ thể trẻ nhỏ thiếu hụt Kali sẽ gây ra tình trạng trẻ bị mất nước, độ ẩm các mao mạch giảm dần và trở nên khô rát dẫn đến vỡ mạch máu nhỏ trong mũi. 

Vì thế trẻ bị chảy máu cam nên ăn thì đó chính là thực phẩm giàu Kali. Mẹ có thể bổ sung Kali cho bé mỗi ngày qua thông qua những thực phẩm giàu Kali như cá, nghêu, sữa chua, các loại rau xanh, chuối, quả bơ, cà chua, cà rốt…

Thực phẩm giàu sắt tốt cho cơ thể bé hay bị chảy máu cam

Trẻ bị thiếu sắt dẫn đến thiếu máu và nhiều rối loạn khác có liên quan, khiến cơ thể dễ bị chảy máu, đặc biệt là tình trạng thường xuyên chảy máu mũi. Vì thế, trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ hay bị chảy máu cam không thể thiếu thực phẩm bổ sung khoáng chất này như: các loại thịt đỏ (thịt bò, thịt nạc, thịt dê…), các loại hải sản (tôm, cua, ngao, sò huyết…), các loại hạt, các loại đậu và ngũ cốc nguyên hạt. 

Thực phẩm giàu vitamin A

trẻ bị chảy máu cam nhiều nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin A

Nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin A cho trẻ bị chảy máu cam thường xuyên

Muốn niêm mạc ở mũi, mắt, miệng và đường tiêu hóa của trẻ luôn được khỏe mạnh và giữ ẩm thì không thể bỏ qua vitamin A. Tình trạng viêm và khô trong mũi khiến bé dễ chảy máu cam hơn là do cơ thể trẻ thiếu vitamin A đó. Mẹ có thể bổ sung vitamin A cho cơ thể trẻ bằng cách cho bé ăn trứng gà, phô mai, cà chua, xoài, cà rốt, rau cải bó xôi… để giúp mũi bé luôn đủ ẩm mẹ nhé!

Thực phẩm giàu vitamin B9 và B12

Nếu có thể không được cung cấp đủ vitamin B9 và B12 sẽ khiến nồng độ homocysteine tăng cao trong máu, làm tổn thương mạch máu, từ đó gây phình mạch, dễ vỡ và dẫn đến hiện tượng chảy máu cam. Để ngăn ngừa tình trạng trẻ bị chảy máu cam thường xuyên, tốt nhất nên bổ sung vitamin B9 cho trẻ bằng các loại thực phẩm như ổi chín, rau mồng tơi, rau đay, ngũ cốc. Một số loại thực phẩm có chứa B12 như lòng đỏ trứng, thịt bò, sữa chua, sữa, cua, sò… mẹ hoàn toàn có thể bổ sung ngay trong chế độ ăn uống hàng ngày của bé. 

Một số món ăn ngon hỗ trợ điều trị chứng chảy máu cam ở bé

Nếu các bậc phụ huynh đang băn khoăn không biết trẻ bị chảy máu cam nên cho ăn gì thì tốt hãy tham khảo một số món ăn vừa ngon vừa bổ dưỡng ngay sau đây:

Chè đỗ đen, nước đỗ đen rang

Đây là một món ăn được cả người lớn và trẻ nhỏ đều yêu thích vào mùa hè. Đỗ đen là một loại ngũ cốc chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng. Không chỉ có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, ăn đỗ đen thường xuyên còn giúp bổ thận, bổ tim, ngăn ngừa các bệnh tim mạch, tiểu đường, ung thư và giúp cho tình trạng chảy máu cam ở trẻ được cải thiện đáng kể. 

Cách làm chè đỗ đen rất đơn giản. Mẹ cần chuẩn bị 100g đỗ đen và 30g đường phèn. Đỗ đen đem rửa sạch và cho vào nồi đun sôi lên với nước. Khi thấy đỗ đen mềm, chín cho đường phèn vào và khuấy đều. Đun thêm 5 phút rồi tắt bếp, để nguội rồi thưởng thức. Nên cho trẻ bị chảy máu cam nhiều ăn chè đỗ đen khoảng 5 ngày, mỗi ngày 1 bát để mang đến tác dụng tốt nhất. 

chè đỗ đen giúp hỗ trợ điều trị chứng chảy máu cam ở bé

Chè đỗ đen giúp hỗ trợ điều trị chứng chảy máu cam ở bé

Canh rau má tôm nõn

Ngoài chè đỗ đen, canh rau má tôm nõn cũng là một món ăn rất tốt cho trẻ hay bị chảy máu cam. Mẹ cần chuẩn bị 100g rau má, 20g tôm nõn và 50g cỏ nhỏ nồi. Rau má và cỏ nhỏ nồi đem rửa sạch, để ráo sau đó cắt nhỏ. Tôm nõn rửa sạch, giã nhỏ sau đó cho vào nồi đun sôi lên với nước. Khi nước đã sôi cho thêm rau má và cỏ nhỏ nồi vào, nêm gia vị và đun thêm 5 phút nữa rồi tắt bếp. Cha mẹ có thể cho bé ăn canh trong bữa ăn, kiên trì thực hiện 3 ngày liên tục sẽ thấy các triệu chứng được giảm bớt. 

Ngoài một số món ăn nêu trên, mẹ nên cho trẻ bị chảy máu cam uống thêm vitamin C theo chỉ định và liều lượng mà bác sĩ đã kê đơn. Đồng thời cần hạn chế cho trẻ ăn các loại thực phẩm cay nóng như tiêu, ớt, gừng… hay những loại hoa quả có tính nóng như xoài, vải, nhãn… và các đồ ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ, các loại nước ngọt có ga. 

Khi nào cần cho bé đi khám bác sĩ vì chứng chảy máu cam?

Chảy máu cam tuy là một phản ứng thường gặp ở trẻ để đáp ứng lại các kích thích từ môi trường sống nhưng cha mẹ không nên chủ quan khi: 

  • Con chảy máu cam liên tục, sau hơn 7 - 10 phút bóp mũi không thể cầm máu. Lúc này, cha mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đến phòng cấp cứu gần nhất để sơ cứu, ngăn chặn tình trạng mất máu ở trẻ. 
  • Trẻ bị chảy máu cam thường xuyên, nhiều lần lặp đi lặp lại không rõ nguyên nhân. 
  • Máu chảy ra từ miệng, trẻ nôn hoặc ho ra máu có màu nâu như bã cà phê.
  • Trẻ bị chảy máu cam kèm theo xuất hiện các vết bầm tím trên cơ thể hoặc xuất hiện máu ở khu vực khác như trong phân, nước tiểu…
  • Con trông nhợt nhạt, xanh xao, đổ mồ hôi hoặc là không phản ứng. Trong trường hợp này cần nhanh chóng đưa bé đến phòng cấp cứu. 

Cha mẹ nên cho trẻ bị chảy máu cam thăm khám tại Khoa Nhi tại Bệnh viện Phương Đông

Mẹ đưa bé đi khám tại khoa Nhi bệnh viện Đa khoa Phương Đông

Nhìn chung, hầu hết trường hợp trẻ bị chảy máu cam là lành tính, ít nguy hiểm, cha mẹ có thể áp dụng cách xử lý trẻ bị chảy máu cam ngay tại nhà để sơ cứu cho bé. Nhưng để đảm bảo an toàn thì cha mẹ cần theo dõi thêm và nếu thấy bất thường cần cho con nhập viện để được khám và điều trị kịp thời. 

Khoa Nhi tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông là địa chỉ tiếp nhận và thăm khám các bệnh lý mà trẻ sơ sinh cũng như trẻ nhỏ dễ mắc phải như: viêm tai giữa, sốt virus, sốt vi khuẩn, viêm phổi…. đặc biệt là chảy máu cam. Với trang thiết bị hiện đại, không gian vô trùng, giảm thiểu tối đa tác động cũng như nguy cơ lây lan bệnh. Cùng với đó là sự tận tâm từ các bác sĩ giàu kinh nghiệm chuyên môn với các bệnh nhi, giúp việc thăm khám không còn là nỗi trăn trở của các bậc cha mẹ. Nếu cần tư vấn, hỗ trợ thêm, quý phụ huynh hãy gọi qua hotline 19001806 để được giải đáp. 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

2,743

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

Cách xử lý khi trẻ bị chảy máu cam

Chảy máu mũi là tai biến thường gặp trong sinh hoạt hằng ngày. Đây không phải là một bệnh, mà là triệu chứng của nhiều bệnh, do nhiều nguyên nhân gây nên.

19001806 Đặt lịch khám