Nhau bong non: dấu hiệu nhận biết và phản ứng đúng cách

Doan Nguyen

25-04-2023

goole news
16

Nhau bong non là một biến chứng sản khoa nguy hiểm, thường xảy ra ở thai phụ vào những tháng cuối của thai kỳ. Hiện tượng này xảy ra đột ngột, tiến triển rất nhanh, nếu không được xử lý cấp cứu kịp thời sẽ có thẻ gây nguy hiểm đến tính mạng của cả mẹ và bé.

Phụ nữ mang thai bị bong nhau non nguy hiểm như thế nào?
Phụ nữ mang thai bị bong nhau non nguy hiểm như thế nào?

Thế nào là nhau mong non?

Hiện tượng nhau bong non là tình trạng cấp cứu thuộc sản khoa, là tình trạng bánh nhau bong sớm một phần hay bong hoàn toàn trước khi thai nhi được sinh ra ngoài. Khi nhau thay bị bong ra khỏi thành tử cung của người mẹ có nghĩa là các dinh dưỡng và máu nuôi thai nhi cũng bị ngắt đi. Lúc này việc cấp thiết là nhanh chóng đưa thai ra ngoài. 

Tỷ lệ người gặp hiện tượng nhau bong non trong thai kỳ thường chiếm khoảng từ 0,6-1%, tức là rất ít gặp song lại khá nguy hiểm, có thể là nguyên nhân của 10-15% trường hợp tử vong con trong những tháng sắp sinh của thai kỳ. 

Nhau bong non thường gặp ở các tháng cuối của thai kỳ
Nhau bong non thường gặp ở các tháng cuối của thai kỳ

Các nguyên nhân chính có thể gây ra hiện tượng nhau bong non

Hiện nay nguyên nhân dẫn tới hiện tượng nhau bong non chưa được biết chính xác. Bất cứ tác động nào gây vỡ mạch máu bánh nhau đang bám vào thành tử cung đều có thể dẫn tới tình trạng bệnh nhau bong non. Khi các mạch máu bị đứt gãy tạo nên huyết khối giữa các bánh nhau và thành tử cung, tạo ra nhiều tổn thương ở tử cung. Khi máu tụ lớn dần lên thì nhau thai bị tách khỏi thành tử cung. Thực tế cho thấy các khối máu tụ có thể nặng tới 1500 gram. Khi các tổn thương trở nặng thì có thể gây nguy hại cho các bộ phận khác của người mẹ như vòi trứng, buồng trứng, thận, gan, tụy,…

  • Nguyên nhân do các bệnh lý, chấn thương từ bên ngoài cơ thể người mẹ như tai nạn, ngã, bị tác động lực lên bụng, sơ suất trong quá trình sinh hoạt hằng ngày
  • Nhau bong non do sự phát triển bất thường của các bánh nhau từng giai đoạn thai kỳ
  • Do người mẹ tiếp xúc nhiều với các hóa chất độc hại trong thời kỳ mang thai
  • Do nước ối vỡ sớm
  • Thai phụ bị tiền sản giật gián tiếp gây bong nhau non cao hơn bình thường
  • Nguyên nhân do đã sử dụng một số thủ thuật xâm lấn như: chọc ối, lấy máu cuống rốn, thủ thuật ngoại khoa xoay thai ngược…
  • Người mẹ có tiền sử bị nhau bong non ở những lần mang thai trước đó có nguy cơ gặp phải tai biến này lần nữa lên tới 10%.

Chọc ối có thể dẫn tới nhau bong non ở phụ sản
Chọc ối có thể dẫn tới nhau bong non ở phụ sản

Nhận biết các triệu chứng khi nhau bong non

Triệu chứng khi phụ sản nhau bong non thường là rất đau đớn ở vùng bụng, cơn đau bụng đột ngột và dữ dội, ổ bụng căng cứng, ra máu âm đạo loãng, có màu sẫm. Phụ sản dễ cảm thấy choáng váng, kiểm tra thấy tim thai bất thường. 

Các biểu hiện cụ thể có thể quan sát từ cơ thể người mẹ như:

  • Phụ sản có da dẻ xanh xao, niêm mạc nhợt nhạt, tay chân lạnh toát, mạch đập nhanh bất thường, huyết áp lên xuống thất thường. Phụ sản thường bị rơi vào trạng thái hoang mang, hốt hoảng, lo lắng do mất máu quá nhiều.
  • Phụ sản kêu đau bụng nhiều, cơn đau đột ngột. Có thể lúc đầu bệnh nhân chỉ đau ở tử cung song sau đó đau lan ra khắp bụng, chính là do các cơn co thắt tử cung gây ra.
  • Bị chảy máu âm đạo kèm máu cục, máu loãng và sẫm màu
  • Tử cung của phụ sản bị co cứng liên tục và đáy tử cung cao dần lên. Kiểm tra thấy trương lực cơ bản của tử cung tăng.
  • Phụ sản có dấu hiệu tiền sản giật như cơ thể bị phù, tăng huyết áp
  • Tim thai thay đổi bất thường theo mức độ nghiêm trọng của người mẹ 

Tình trạng nhau bong non được chia ra làm các mức độ:

+ Nhau bong non thể ẩn thì người mẹ không có triệu chứng gì bất thường. Bác sĩ thường phát hiện ra sau khi phụ sản sinh con.

+ Nhau bong non thể nhẹ: phụ sản có thể đau bụng ít, ra ít máu âm đạo, tim thai bình thường

+ Nhau bong non thể trung bình:Phụ sản cảm nhận mạch đập nhanh, huyết áp hạ xuống nhưng chưa có biểu hiện choáng, đau bụng nhiều hơn, có chảy máu âm đạo, xuất hiện cục máu đông…

+ Nhau bong non thể nặng hay thể phong huyết tử cung bánh nhau. Phụ sản bị choáng do mất máu nhiều, đau bụng liên tục, bụng rất cứng, dấu hiệu tiền sản giật, tim thai mất, rối loạn đông máu nghiêm trọng…

Đối tượng nào có nguy cơ bị nhau bong non

  • Phụ sản có tiền sử bị nhau bong non ở các lần mang thai trước đó
  • Phụ sản từng có tiền sử tiền sản giật, tăng giảm huyết áp thai kỳ
  • Phụ nữ mang thai từ 35 tuổi trở lên có nguy cơ bị bong nhau thai cao hơn. Phần lớn các trường hợp nhau bong non là ở phụ nữ trên 40 tuổi.
  • Phụ sản không bổ sung đủ axit folic khi mang thai
  • Phụ nữ có thói quen sử dụng các chất gây nghiện, hút thuốc, chất kích thích trước và trong khi mang
  • Phụ sản làm các công việc có rủi ro cao bị tác động lực mạnh lên bụng
  • Phụ sản có sản bệnh lý liên quan tới đông máu
  • Phụ sản mang thai đôi hoặc đa thai

Phụ nữ lớn tuổi mang thai có thể tăng nguy cơ nhau bong non ở các tháng cuối
Phụ nữ lớn tuổi mang thai có thể tăng nguy cơ nhau bong non ở các tháng cuối

Các biến chứng của nhau bong non khi mang thai

Nhau thai là bộ phận quan trọng kết nối dinh dưỡng từ mẹ truyền sang con để đảm bảo thai nhi được nuôi dưỡng đầy đủ tới khi chào đời. Khi nhau bong non thì thai nhi có thể bị thiếu hụt trầm trọng oxy và các chất dinh dưỡng, cần có biện pháp phản ứng kịp thời không sẽ rất nguy hiểm cho cả mẹ và con, đặc biệt là các biến chứng sau đó.

Biến chứng có thể gặp ở thai nhi bao gồm:

Sinh non: trẻ bị sinh thiếu tháng có thể sẽ yếu ớt hơn các trẻ sinh thường hay gặp nhiều vấn đề sức khỏe ngay sau khi sinh 

Thai chết lưu hay thai nhi tử vong trong bụng mẹ 

Biến chứng ở thai phụ khi bị bong nhau non:

Bị choáng hay sốc do mất máu nhiều. Tình trạng này xảy ra rất nhanh, máu có thể ứ lại tại tử cung hoặc chảy ra ngoài âm đạo nên nếu không cấp cứu kịp thời có thể đe dọa tính mạng sản phụ.

Bị rối loạn đông máu, khó cầm máu, băng huyết, gây mất nhiều máu và nguy hiểm đến tính mạng.

Phụ sản có thể bị cắt tử cung để bảo toàn tính mạng trước các biến chứng diễn tiến qua nhanh

Người mẹ còn có thể đối mặt với nhiều biến chứng khác như: tăng huyết áp, suy gan, suy thận cấp, suy tuyến phần thượng thận… Chính vì thế, việc theo dõi chặt chẽ phụ sản trong thời kỳ mang thai vô cùng quan trọng để lường trước các khả năng xấu và phòng ngừa. 

Cách thức chẩn đoán hiện tượng nhau bong non

Thông thường, triệu chứng nhau bong non sẽ được chẩn đoán thông qua kiểm tra và thực hiện xét nghiệm cận lâm sàng, trong đó phổ biến nhất là biện pháp siêu âm. Tùy vào mức độ nghiêm trọng mà bác sĩ sẽ chỉ định thai phụ nhập viện hay chăm sóc tại nhà.

Một số câu hỏi cần được làm rõ như: Phụ sản có bị ra máu âm đạo hay không? Gặp hiện tượng này từ khi nào? Có bị đau bụng không? Miêu tả chi tiết cảm giác các cơn đau? Các cơn co thắt tử cung…

Bác sĩ tiến hành đo nhịp tim và chuyển động của thai nhi, siêu âm xác định vị trí chảy máu, thực hiện xét nghiệm máu và nước tiểu.

+ Các chỉ số cần kiểm tra khi xét nghiệm máu và nước tiểu:  Kiểm tra công thức máu: hồng cầu, tiểu cầu, hematocrit giảm; khả năng đông máu cầm máu…

Các phương pháp điều trị và cấp cứu khi nhau bong non

Phụ thuộc vào thời điểm phát hiện nhau bong non và mức độ tiến triển của bệnh mà bác sĩ sẽ cấp cứu phụ sản hay chỉ định điều trị hợp lý.

Nếu nhau bong non đang ở thể ẩn, thường chỉ phát hiện sau khi sinh con nên không thể phát hiện điều trị sớm. 

Khi nhau bong non ở thể nhẹ: phụ sản thường được chỉ định điều trị với thuốc giảm đau,  bấm ối sớm, thúc đẩy quá trình sinh thường ngả âm đạo. Khi gặp trở ngại khi sinh thường thì yêu cầu chỉ định mổ lấy thai cấp cứu. Trong lúc mổ lấy thai, bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng tổng quan và đưa ra quyết định bảo tồn hay cắt bỏ tử cung của phụ sản.

Khi nhau bong non ở thể trung bình: bệnh nhân được yêu cầu đặt truyền tĩnh mạch để hồi sức và sử dụng thuốc giảm đau giảm căng cơ. Tiếp đó là kết hợp điều trị chống rối loạn đông máu bằng thuốc như transamin, fibrinogen…

Khi nhau bong non ở thể nặng: thai phụ cần thở oxy, xác định đường truyền tĩnh mạch và sử dụng các thuốc hồi sức ngay khi bệnh nhân nhập viện. Các thuốc giảm đau và giảm go được bác sĩ ưu tiên chỉ định bổ sung sớm, điều trị rối loạn đông máu, chỉ định mổ lấy thai cấp cứu. Thường thì nếu rơi vào thể nặng thì phụ sản phải cắt tử cung một phần kết hợp hồi sức trong quá trình phẫu thuật.

Tùy vào tình trạng thực tế mà bác sĩ sẽ ra quyết định cấp cứu phù hợp, đảm bảo tối đa khả năng an toàn cho cả mẹ và con, đồng thời bảo vệ người mẹ an toàn khỏe mạnh sau khi sinh.

Biện pháp đề phòng nhau bong nhon cho thai phụ sắp sinh

Các bác sĩ chuyên khoa chia sẻ hiện tại chưa có biện pháp hữu hiệu nào có thể ngăn ngừa nhau bong non tuyệt đối, song có thể giảm thiểu các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải tình trạng này:

Phụ sản không hút thuốc lá hay ở trong môi trường có khói thuốc lá, hạn chế uống rượu bia, sử dụng cocain chất kích thích từ trước và trong suốt quá trình mang thai.

Chú ý an toàn khi di chuyển trên đường, đi xe, đặc biệt cẩn thận trong 3 tháng cuối thai kỳ. Nếu không may gặp tai nạn, té ngã hay có lực tác động mạnh vào vùng bụng thì cần tới ngay cơ sở ý tế kiểm tra sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.

Nếu phụ sản có tiền sử tăng huyết áp mãn tính hay các bệnh nền thì hãy thông báo với bác sĩ sản khoa trong các lần thăm khám để được hướng tự dẫn chăm sóc ở nhà.

Nếu phụ sản có tiền sử nhau bong non và có kế hoạch mang thai tiếp thì hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để nhận lời khuyên và lên kế hoạch chuẩn bị thai kỳ thật tốt. 

Phụ sản nên nghỉ ngơi và hạn chế làm việc nặng vào 3 tháng cuối trước sinh

Phụ sản nên nghỉ ngơi và hạn chế làm việc nặng vào 3 tháng cuối trước sinh

Một số câu hỏi thường gặp về hiện tượng nhau bong non

Người từng bị nhau bong non có bị tái lại ở lần sinh nở sau không?

Phụ sản đã từng bị bong nhau non khi mang thai thì ở các lần mang thai sau, nguy cơ bị tái lại tình trạng này tăng lên từ 15-20%. Vậy nên câu trả lời là vẫn có thể bị tái lại. Các chị em đang có kế hoạch tiếp tục mang thai hãy lưu ý và chủ động xin ý kiến tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa, hạn chế các rủi ro có thể xảy ra.

Việc quan hệ tình dục khi mang thai có gây bong nhau không?

Quan hệ tình dục ít khi gây nhau bong non song nếu quá trình vận động quá mức gây tác động lực quá mạnh gây tổn thương mạch máu bánh nhau thì rất nguy hiểm. Tuy nhiên đặc biệt cần tránh cho phụ sản bị té ngã hay chấn thương ở vùng bụng.

Người ta vẫn nói phụ nữ sinh nở vô cùng nguy hiểm, có thể đánh đổi cả tuổi thọ, sức khỏe thậm chí là tính mạng để cho các sinh linh bé bỏng ra đời an toàn. Vậy nên không chỉ phụ sản và cả những người thân hãy quan tâm và cùng theo dõi đồng hành trong suốt quá trình thai kỳ.

Bệnh viện đa khoa Phương Đông quy tụ đội ngũ chuyên gia sản nhi đầu ngành, giỏi chuyên môn và giàu kinh nghiệm cùng hệ thống máy móc hiện đại sẽ khiến các phụ sản an tâm khi đến thăm khám và điều trị, cùng đón con yêu chào đời an toàn và khỏe mạnh.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

2,551

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

Mẹ bầu bị dọa sảy thai cần làm gì?

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, phôi chưa bám chắc chắn vào niêm mạc tử cung và rất dễ bị đẩy ra ngoài. Do đó, nguy cơ dọa sảy thai trong giai đoạn này rất...

18-08-2020
19001806 Đặt lịch khám