Nhiễm Echinococcus - Nguyên nhân và biện pháp chẩn đoán bệnh

Doan Nguyen

25-04-2023

goole news
16

Nhiễm Echinococcus là một loại bệnh thuộc kiểu nhiễm trùng do từ sán dây sống ký sinh từ nguồn gốc của giống Echinococcus. Từ một giống này gây ra rất nhiều loại bệnh sán dây khác nhau bao gồm như: E. granulosus, E. multilocularis và E. vogeli. Khi mắc căn bệnh này là lúc các cơ quan đã bị ảnh hưởng do nhiễm trùng. Vậy nhiễm Echinococcus có những phương pháp điều trị hiệu quả nào? Liệu căn bệnh có gây nguy hiểm đến tính mạng không?

Nhiễm Echinococcus căn bệnh lây nhiễm từ vật nuôi
Nhiễm Echinococcus căn bệnh lây nhiễm từ vật nuôi

Tổng quan thông tin về căn bệnh nhiễm Echinococcus ở người

Nhiễm Echinococcus là một căn bệnh khiến bệnh nhân bị nhiễm trùng (cụ thể là E. granulosus) mà nguyên nhân gây ra chủ yếu từ vật nuôi (điển hình là sán dây chó, nguồn lây từ lợn, cừu hoặc dê) và từ gia súc. Người bệnh bị nhiễm trùng ở mức độ nặng hay nhẹ còn phải phụ thuộc vào cơ quan nơi sán dây sinh sôi và phát triển mạnh mẽ. 

Sán dây có thể phát triển về kích thước chiều dài khoảng từ 2 đến 7mm. Bộ phận bị nhiễm trùng còn được gọi là u nang (viết tắt là CE). Chúng thường xuất hiện ở những khu vực như phổi và gan và các u não thì lại thường được thấy ở gần tim, xương hay não bộ. 

Nguyên nhân khiến bạn mắc phải bệnh Echinococcus là do E multilocularis từ những động vật như con chó, con mèo được nuôi ở trong nhà hay những động vật gặm nhấm bị nhiễm trùng gây sang người. Thông thường những sán dây này dài khoảng 1 - 4mm. Đến khi nhiễm trùng sẽ có tên gọi là echinococcosis ổ (AE). Khi nhiễm trùng phát triển rộng lớn sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe thậm chí là cả tính mạng do các khối u được hình thành trong gan đã tăng trưởng kích thước. Dẫn đến một số cơ quan khác cũng bị ảnh hưởng theo như phổi và não. 

Nguyên nhân dẫn đến bệnh nhiễm Echinococcus 

Nguyên nhân gây ra bệnh nhiễm trùng Echinococcus là do cơ thể người bệnh đã nhiễm ký sinh trùng từ nguồn giống Echinococcus. Khi nhiễm loại khuẩn này sẽ bị mắc một trong hai bệnh quan trọng khác nhau: bệnh nang sán Echinococcosis (hay còn được gọi là bệnh cystic Echinococcosis), và bệnh ở phế nang hay phổi (hay còn được gọi là Echinococcosis alveolar). 

Khi ký sinh trùng đã xâm nhập vào vật chủ là những động vật quen thuộc quanh ta bao gồm: chó, mèo, cừu hay dê. Chúng sẽ sống và phát triển trong ruột của động vật. Sau đó đẻ trứng vào phân của nó để duy trì nhân giống giống nòi. 

Khả năng còn người mắc nhiễm trùng của bệnh là do thức ăn bị nhiễm phân của động vật bị bệnh. Sau khi ăn thực phẩm bẩn đó cơ thể ủ bệnh kéo dài thời gian sau vài tháng. Đồng nghĩa với việc người bệnh chỉ phát hiện ra bệnh sau vài tháng đó bởi lúc này mới xuất hiện triệu chứng dấu hiệu của bệnh. 

Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp rất đặc biệt, đó là khi ký sinh trùng nhiễm vào trong cơ thể con người sẽ mất thời gian vài năm ủ bệnh rồi mới được phát hiện. 

Nhiễm Echinococcus xuất hiện triệu chứng nào?

Khi cơ thể nhiễm ký sinh trùng hay các nang sán xâm nhập vào cơ thể, cụ thể là tại các cơ quan khác nhau được ủ bệnh trong khoảng thời gian khá dài. Lúc này chúng tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau, một số loại nang sán Echinococcus hay gặp ở người như: nang một bọc, nang xương hoặc nang túi. 

Vị trí ủ bệnh là khác nhau và phần lớn hay được ủ bệnh tại các cơ quan bao gồm: hay bắt gặp nhất ở gan, sau đó là phổi, thận, xương, cơ, não bộ, vùng lách, tim, mắt. Trong thời gian ủ bệnh bệnh nhân không xuất hiện bất cứ triệu chứng nào. Nhất là khi các nang sán có kích thước rất nhỏ hoặc đã bị vô hiệu hóa lại càng không có triệu chứng. 

Nhưng đến khi sán dây phát triển có rất nhiều triệu chứng phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, các triệu chứng khi xuất hiện còn phải phụ thuộc vào cơ quan quân nơi sán ký sinh. Vì vậy, rất dễ chẩn đoán bệnh sang một bệnh lý khác. 

Dấu hiệu của bệnh nang sán là buồn nôn
Dấu hiệu của bệnh nang sán là buồn nôn

Nang sán ủ bệnh ở bộ phận gan

Cơ quan hay gặp phải tổn thương nhất là thùy. Cho đến khi kích thước của nang sán to tầm 10cm xuất hiện các triệu chứng sau: gan to dần ra, đau hạ sườn phải, buồn nôn và nôn. Đặc biệt khi nang sán bị vỡ vào đường mật xuất hiện các cơn đau mật, da trở nên vàng xanh xao, viêm đường mật trong thời gian dài gây ra tắc nghẽn mật, việc tụy. Các vị trí gần đường mật, cửa tĩnh mạch hoặc tĩnh mạch chủ cũng bị tổn thương theo dẫn đến: tắc nghẽn ứ mật, áp lực tĩnh mạch cửa tăng. 

Ngoài ra, một số trường hợp rất hiếm gặp, khi vỡ vào phúc mạc gây ra viêm nhiễm; khi nang sán vỡ vào phổi làm tràn dịch màng phổi. Nếu nang sán tạo thành ổ áp xe dẫn đến nhiễm khuẩn thứ phát xuất hiện các biểu hiện sốt, đau bụng hoặc rung gan dương tính.

Nang sán ủ bệnh tại bộ phận phổi

Bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng ho thậm chí là họ ra máu, đau ngực đến khó thở, cơ thể cảm thấy rất mệt mỏi, khó chịu và buồn nôn; người bệnh cố gắng gượng chịu lâu ngoài gây biến dạng lồng ngực. Khi nang sán vỡ vào phổi hay đường phế quản gây tràn dịch màng phổi/ màng khí làm suy hô hấp. Hiện tượng áp xe lô hội xảy ra khi nhiễm trùng thứ phát. 

Vị trí của nang sán khi ủ bệnh ở phổi phần lớn ở thùy dưới; tại phổi số lượng nang sán ít hơn và cũng rất hiếm gặp. Nhiều tình trạng người bệnh bị nang sán ở cả phổi và gan. 

Nang sán ủ bệnh tại bộ phận của một số cơ quan khác như tim, não, xương và mắt

Tại tim khiến cơ tim và màng tim bị tổn thương. Nang sán ủ bệnh tại thần kinh trung ương tác động vào dây thần kinh làm cho người bệnh bị co giật, động kinh, phần nội sọ tăng áp lực và tủy sống bị chèn ép. Nang sán ủ bệnh tại xương có thể gãy xương, kể cả xương cột sống và xương dài cũng bị ảnh hưởng theo. 

Nhất là khi nang sán vỡ ra bệnh nhân có các biểu hiện sốt, khắp cơ thể bị dị ứng mẩn đỏ, tình trạng này cần được can thiệp sớm. Nang sán khi chúng vôi hóa kéo dài thời gian đến 5 - 10 năm nhất là ở gan, khu vực phổi hoặc tại xương. Nhiễm Echinococcus diễn biến quả nhiều năm nên cũng rất khó để chẩn đoán. 

Còn nếu người bệnh mắc E. multilocularis có xuất hiện các triệu chứng cũng như dấu hiệu nhận biết sớm hơn: cơ thể cảm thấy rất mệt mỏi và khó chịu lâu ngày bị sút cân mà không biết nguyên nhân là do đâu, vùng gần đau, viêm nhiễm đường mật, tĩnh mạch cửa có xu hướng tăng áp lực, da càng ngày càng vàng đi. Những triệu chứng này rất giống với bệnh ung thư biểu mô tế bào gan (HCC) nên cần lưu ý. 

Ngoài ra bệnh nhân nhiễm Echinococcus còn có thể bị suy giảm hệ miễn dịch khi mắc các bệnh thông thường nhưng mức độ bệnh lại bị rất nặng, khi điều trị cần phải tăng liều lượng thuốc nhiều hơn so với lượng thuốc bình thường thì mới khỏi được. 

Nang sán ủ bệnh bệnh ở xương gây ra đau thắt lưng
Nang sán ủ bệnh bệnh ở xương gây ra đau thắt lưng

  • Xem thêm: Đau thắt lưng: Nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng và cách điều trị

Những đối tượng nào có nguy cơ nhiễm Echinococcus?

Sán dây nhỏ là một căn bệnh có thể xuất hiện ở bất cứ quốc gia, khắp cả thế giới, mọi đối tượng đều có nguy cơ mắc bệnh không ngoại trừ một ai. Vì do thường xuyên sinh sống và làm việc trong môi trường mất vệ sinh, chật chội, ẩm thấp hôi mốc đặc biệt là khu vực có số dân sinh sống đông đúc. Cùng với đồ ăn đồ uống chưa được nấu chín kỹ, ăn đồ ăn sống. Trong nhà ở hay nuôi các động vật chó, mèo là vật gây nhiễm bệnh. Hoặc cũng có thể là do sống chung với người đang bị nhiễm Echinococcus. 

Con đường lây nhiễm của bệnh nhiễm Echinococcus 

Khi trứng sán bám trên các thực phẩm cụ thể như rau sống hay trên các vật dụng trong nhà. Khi chơi các vật dụng đó hoặc ăn uống thực phẩm chứa trứng sán là điều kiện thuận lợi để chúng xâm nhập vào cơ thể con người. Khi vào trong cơ thể chúng phát triển thành ấu trùng tại ruột, sau đó theo dòng máu hoặc đường bạch huyết di chuyển đến các cơ quan bộ phận khác trong cơ thể. Từ đó tạo ra các nang sán gây bệnh và ủ bệnh tồn tại qua nhiều năm liền. 

Sán dây nhỏ sống ký sinh tại vật chủ trong ruột đến hút các chất dinh dưỡng, tại khu vực các đốt già chúng giải phóng ra phân và sản sinh ra rất nhiều trứng trên phân đó. Khi sán di chuyển đến vùng hậu môn khiến người bệnh cảm thấy ngứa ngáy khó chịu. Nếu trứng sán khi ở ngoài môi trường có thể tồn tại duy trì sự sống với thời gian mấy tháng. 

Con đường truyền nhiễm Echinococcus từ động vật sang người
Con đường truyền nhiễm Echinococcus từ động vật sang người

Biện pháp chẩn đoán người bị nhiễm Echinococcus 

Khi chẩn đoán cơ thể đang nhiễm Echinococcus dịch tễ hoặc một số bệnh như: u gan lành tính, u máu ở gan, ung thư biểu mô tế bào gan, áp xe phổi, áp xe gan… cần chú ý vì rất dễ nhầm lẫn giữa nhiễm Echinococcus và các bệnh này. Để xác định bệnh chính xác nên tiến hành xét nghiệm cận lâm sàng bao gồm:

  • Xét nghiệm máu khi xuất hiện các biến đổi bất thường như bạch cầu hoặc tiểu cầu giảm dần, hay bạch cầu ái toan có dấu hiệu tăng. 
  • Chức năng làm nhiệm vụ của gan bị suy giảm khiến men aminotransferase (AST, ALT) tăng cao. 
  • Phương pháp cắt lớp vi tính giúp nhận biết phát hiện kích thước của nang sán. Hoặc chụp cộng hưởng phát hiện ra tổn thương ở đường mật, cột sống hay mô mềm.
  • Chẩn đoán thông qua hình ảnh bằng siêu âm, chụp cộng hưởng hoặc cắt lớp vi tính. Người bệnh nhiễm Echinococcus bằng phương pháp siêu âm sẽ cho ra kết quả hình ảnh khi u nang tròn, nhẵn trên bề mặt. 

Chẩn đoán người bệnh nhiễm Echinococcus thông qua hình ảnh
Chẩn đoán người bệnh nhiễm Echinococcus thông qua hình ảnh

Phương pháp điều trị khi bị nhiễm Echinococcus 

Tiến hành phẫu thuật nếu nang sán có kích thước to gây chèn ép đếm các bộ phận khác. Hoặc nếu vẫn ở mức độ nhẹ chưa nguy hiểm người bệnh có thể điều trị bằng phương pháp uống thuốc điệu ký sinh trùng albendazole theo liều lượng chỉ định từ bác sĩ. Trong trường hợp bệnh nhân không thể sử dụng albendazole thì thấy sang dùng Mebendazole. Nên dùng loại thuốc nào là do căn cứ ở mức độ bệnh của bệnh nhân. 

Ngoài ra, bệnh nhân có thể kết hợp cả 2 phương pháp điều trị nội khoa và ngoại khoa. Trong quá trình sử dụng thuốc có thể bệnh nhân sẽ xuất hiện môi trường số tác dụng phụ từ thuốc gây ra. Vậy nên tất cả cần nghe theo lời khuyên cùng sự chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. 

Các biện pháp giúp phòng tránh nhiễm Echinococcus 

Có thể phòng tránh nhiễm Echinococcus thông qua các cách sau:

  • Khi tiếp xúc xử lý phân động vật cần có đồ bảo hộ không để đã tiếp xúc với phân. 
  • Tại các trang trị hay khu giết mổ luôn cần vệ sinh sạch sẽ và khử trùng thường xuyên.
  • Hạn chế sử dụng các thực phẩm đồ uống chưa chín như ăn rau sống.
  • Nơi ở cần được vệ sinh sạch sẽ thoáng mát tránh ẩm mốc có mùi hôi.
  • Khi nuôi động vật chó hay mèo trong nhà cần vệ sinh sạch sẽ không để chúng đụng đến các đồ vật trong nhà. Khi tiếp xúc với chúng xong cần rửa tay chân tránh vi khuẩn theo thức ăn đi vào cơ thể. 
  • Tẩy sán, giun định kỳ cho động vật thường xuyên. 

Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi tiếp xúc với động vật 
Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi tiếp xúc với động vật 

Một số câu hỏi về nhiễm Echinococcus thường gặp

  • Nhiễm Echinococcus có để lại biến chứng về sau không?

Nhiễm Echinococcus không để lại biến chứng về cuộc sống sau này nếu người bệnh đã điều trị dứt điểm. Vì vậy, khi mắc phải bệnh bạn cần tiến hành điều trị ngay tránh ảnh hưởng đến sức khỏe. 

  • Nhiễm Echinococcus có nguy hiểm đến tính mạng người bệnh không?

Người bệnh khi nhiễm Echinococcus có thể bị nguy hiểm đến tính mạng vì khi chúng ủ bệnh tại phổi, lâu ngày không được phát hiện và điều trị gây tức người và khó thở, dần dần dẫn đến suy hô hấp quá thể dẫn đến tử vong. 

Trên đây là các thông tin hữu ích về nhiễm Echinococcus ở bệnh nhân. Cùng các biện pháp giúp bạn phòng tránh nguy cơ bị nhiễm Echinococcus. Nếu phát hiện cơ thể bị bệnh sán cần đi khám điều trị kịp thời. 

Bệnh viện Đa khoa Phương Đông là đơn vị xét nghiệm chẩn đoán các bệnh về nhiễm trùng đưa ra kết quả chính xác. Tại đây đơn vị có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, cùng trang thiết bị ý tế hiện đại giúp hỗ trợ người bệnh điều trị đem lại kết quả sức khỏe tốt. 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
1,108

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám