Nhiễm trùng thận nguy hiểm như thế nào

Thu Hiền

23-01-2024

goole news
16

Nhiễm trùng thận là  một trong những bệnh nhiễm khuẩn ở thận rất hay gặp. Vi khuẩn E. coli là nguyên nhân gây bệnh, thường tồn tại sẵn trong ruột. Bệnh ảnh hưởng rất lớn đến chức năng lọc máu và bài tiết nước tiểu của thận. Nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng vô cùng nghiêm trọng. Bài viết sau đây của bệnh viện đa khoa Phương Đông sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về căn bệnh này.

Nhiễm trùng thận là gì 

Nhiễm trùng thận hay nói cách khác là viêm đài bể thận. Nguyên nhân của bệnh chủ yếu xuất phát từ sự nhiễm trùng đường tiểu dưới (bao gồm thận và bàng quang). Sau đó vi khuẩn sinh sôi, phát triển rồi đi ngược lên phía trên theo đường tiết niệu sẽ tạo thành nhiễm trùng ở thận. Nhiễm trùng ở thận sẽ dẫn đến nhiễm trùng máu nặng và có thể gây tử vong. 

Nhiễm trùng thận do virus gây raNhiễm trùng thận do virus gây ra

Nguyên nhân nhiễm trùng thận

Những nguyên nhân khác gây bệnh có thể là các vi khuẩn thâm nhập vào đường tiểu và bàng quang (nơi dẫn nước ra ngoài cơ thể của bạn) sẽ gây ra viêm nhiễm và từ đó nó sẽ phát triển lên bên trong thận và bàng quang. 

Các loài vi khuẩn là nguyên nhân gây bệnh là E. Coli, Enterobacter, Klebsiella. Những vi khuẩn này tồn tại nhiều trong nước tiểu, trong khi các vi khuẩn bám trên quần áo hoặc vi khuẩn sống trong nước có thể gây ra bệnh cảnh nhiễm khuẩn ở thận. 

Máu cũng có thể gây nên bệnh này do sự truyền vi khuẩn từ các chỗ viêm nhiễm bên trong cơ thể cho đến thận. Nguyên nhân gây bệnh này thường ít xảy ra, nhưng nếu xảy ra thì hậu quả vô cùng nghiêm trọng. 

Dấu hiệu nhiễm trùng thận 

Bệnh có thể khởi phát qua các triệu chứng của viêm đường tiểu dưới và bệnh sẽ trở nên ngày một nghiêm trọng hơn nữa nếu vi khuẩn ngược dòng đến đường tiểu trên. Các triệu chứng hay gặp của bệnh nhiễm khuẩn tại cơ quan thận bao gồm: 

  • Sốt trên 38 °C và có thể sốt cao 39 đến 40 °C
  • Rét run 
  • Buồn nôn và nôn
  • Đau vùng hông và vùng quanh hậu môn. 
  • Đi tiểu liên tục, có cảm giác muốn đi tiểu ngay và không thể nhịn đi tiểu được. 
  • Cảm giác nóng rát dọc theo đường tiểu khi đi tiểu. 
  • Có mủ hoặc có máu lẫn trong nước tiểu. 
  • Nước tiểu có mùi tanh khác thường. 

Biến chứng có thể có của nhiễm trùng thận 

Nhiễm trùng thận nếu không được điều trị kịp thời thì cũng có thể gây ra một số biến chứng như sau:

  • Áp xe thận: là hiện tượng ổ mủ xuất hiện quanh thận do nhiễm trùng các mô mềm quanh thận
  • Nhiễm khuẩn huyết: do vi khuẩn lan tràn vào máu, dẫn đến nhiễm khuẩn toàn thân nặng.
  • Hoại tử nhú thận: nhiễm trùng kéo dài sẽ gây hoại tử nhú thận, làm hỏng một phần hoặc thậm chí là toàn bộ chúng. Tiếp đó sẽ kéo theo tình trạng tắc nghẽn niệu quản hoặc niệu đạo, gây ứ mủ bể thận.
  • Suy thận cấp: đây là biến chứng nguy hiểm vì nó còn có thể kèm theo các biến chứng như tăng huyết áp, phù phổi cấp,..
  • Kháng kháng sinh: nếu dùng kháng sinh không đúng cách, đúng liều lượng thì rất dễ mắc phải biến chứng này
  • Viêm thận bể thận mạn và suy thận mạn: viêm thận bể thận cấp nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến viêm thận bể thận mạn và suy thận mạn, rất nguy hiểm. 

Một số biến chứng của bệnh nhiễm trùng thậnMột số biến chứng của bệnh nhiễm trùng thận

Cách trị nhiễm trùng thận 

  • Đối với các trường hợp bệnh phổ thông

Hướng điều trị ưu tiên của các bác sĩ với bệnh nhân bị bệnh nhiễm trùng cơ quan thận là cần sử dụng kháng sinh. Tuỳ thuộc vào mức độ nhiễm trùng của thận và tình hình sức khoẻ cụ thể của mỗi bệnh nhân và lượng vi khuẩn được tìm thấy trong nước tiểu mà các bác sĩ sẽ chỉ định liều lượng kháng sinh và thời gian thích hợp. 

Các triệu chứng và biểu hiện của bệnh nhiễm trùng thận sẽ thuyên giảm dần trong vòng 3 hoặc 5 ngày đầu điều trị như: bớt sốt, hết đau nhức vùng hông lưng, nước tiểu không có mủ hoặc máu cục. .. 

Tuy nhiên, bệnh nhân cần được cho dùng thuốc kháng sinh trong vòng một tuần hoặc lâu hơn tuỳ thuộc vào chủng vi khuẩn và mức độ nhiễm khuẩn. 

Nếu nhiễm trùng nghiêm trọng, bệnh nhân cần được nhập viện để bác sĩ theo dõi chặt chẽ và sát sao hơn nữa. Bệnh nhân sẽ được các bác sĩ tiến hành truyền dung dịch thuốc kháng sinh theo đường tĩnh mạch. 

  • Đối với các trưởng hợp tái phát lại

Nếu một người bị tái phát nhiều lần thì bệnh nhân ấy cần phải gặp những bác sĩ chuyên khoa sâu về thận và đường tiết niệu để xác định căn nguyên của bệnh và điều trị dứt điểm. 

  • Các trường hợp còn lại 

Trong các trường hợp nhiễm trùng ở thận do virus thì bệnh nhân sẽ tự khỏi, chỉ cần điều trị triệu chứng bằng truyền dịch, hạ sốt và giảm đau. Đối với những trường hợp nhiễm trùng ở thận do vi khuẩn thì bác sĩ sẽ chỉ định thuốc kháng virus. 

Các biện pháp phòng bệnh

Để phòng ngừa nhiễm trùng ở thận một cách triệt để, chúng ta nên áp dụng những biện pháp sau: 

  • Không nên sử dụng thuốc xịt khử mùi hoặc thuốc nhuộm tuỳ tiện ở cơ quan sinh dục. 
  • Không nên sử dụng bao cao su hoặc màng chắn không đảm bảo tính  vô khuẩn của sản phẩm. 
  • Uống nước đều mỗi ngày (từ 1,5 đến 2 lít nước). 
  • Đi tiểu mỗi khi có cảm giác mắc đi tiểu và sau khi quan hệ tình dục. 
  • Vệ sinh bộ phận sinh dục thường xuyên hàng ngày. 
  • Khi có sốt cao nên đi kiểm tra ngay để phòng biến chứng nhiễm trùng tiết niệu dẫn đến thận bị nhiễm trùng. 

Các biện pháp phòng chống bệnh viêm thận Các biện pháp phòng chống bệnh viêm thận 

Trên đây là những thông tin về bệnh nhiễm trùng thận mà bài viết muốn gửi đến bạn để có thể phòng tránh bệnh tốt nhất. Hy vọng các bạn sẽ nắm được cách phòng bệnh hiệu quả, cũng như nhận biết được các triệu chứng sớm để đi khám chữa bệnh kịp thời, hạn chế tối đa các biến chứng xấu ảnh hưởng đến sức khoẻ nhé! 

Nếu có các thắc mắc nào khác thì đừng ngần ngại để lại thông tin tại phần Đặt lịch khám hoặc bấm máy gọi tới Hotline 1900 1806 của Bệnh viện Phương Đông.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
1,786

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám