Nhiệt miệng là gì? Nguyên nhân dẫn đến nhiệt miệng
Theo quan niệm Đông Y, nhiệt miệng có thể là dấu hiệu cảnh báo rằng bạn đang nóng trong người. Do đó, việc bổ sung nước là điều cần thiết để chữa nhiệt miệng. Vây bị nhiệt miệng uống gì? Trước tiên, hãy cùng BVĐK Phương Đông tìm hiểu về nhiệt miệng và nguyên nhân dẫn đến nhiệt miệng.
Nhiệt miệng là tình trạng viêm nhiễm gây khó khăn trong quá trình hấp thụ thức, nếu tiếp tục tình trạng này bệnh nhân sẽ không có đủ chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể hoạt động hàng ngày.
Cho đến nay, khoa học vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân cụ thể gây nhiệt miệng, chỉ có thể xác định được những yếu tố gây nhiệt miệng như chế độ dinh dưỡng, sinh vật gây nhiễm trùng, độc tố từ thức ăn, thiếu hụt dinh dưỡng như axit folic hoặc ký sinh trùng.
Nhiệt miệng có thể do nóng trong gây ra
Các nguyên nhân làm tổn thương miệng gồm: tai nạn khi cắn vào má trong miệng, ăn thức ăn cứng, thiếu hụt lượng vitamin, kẽm, sát, dị ứng với một số vi khuẩn trong miệng, thay đổi hormone hay nội tiết tố.
Một số triệu chứng phổ biến gây nhiệt miệng như:
- Xuất hiện một hoặc nhiều vết đốm đỏ hoặc vết sưng phát triển thành vết lở, loét. Chúng thường ở những vị trí như mặt trong của má, môi, lưỡi, mặt trên của miệng, đáy nướu.
- Khu vực trung tâm vết loét có màu vàng hoặc màu trắng.
Ngoài những triệu chứng trên, một số trường hợp ít gặp, các biểu hiện nhiệt miệng còn đi kèm với sốt, khó chịu, nổi hạch bạch huyết sưng. Cơn đau thường biến mất sau khoảng 7-10 ngày. Có thể mất từ 1-3 tuần để vết loét có thể lành hoàn toàn. Nếu vết loét lớn có thể mất nhiều thời gian để chữa lành hơn.
Bị nhiệt miệng uống gì?
Đối với câu hỏi nhiệt miệng uống gì, đáp án chắc chắn không thể thiếu những thực phẩm dưới đây:
Bột sắn dây
Bột sắn dây nổi tiếng với tính hàn (mát) và công dụng giải độc, thanh nhiệt. Vì vậy, uống bột sắn dây là một cách hữu hiệu để điều trị nhiệt miệng. Không những giúp thanh lọc cơ thể từ bên trong, việc uống bột sắn dây còn làm dịu mát vết loét nhanh chóng. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng loại bột này có tính hàn nên bạn không nên uống nhiều hơn 1 ly mỗi ngày. Ngoài ra, pha bột sắn dây cần pha bằng nước nóng để làm chín bột, hạn chế nguy cơ bị tiêu chảy, chướng bụng.
Nước trà xanh hoặc trà đen
Không thể bỏ qua các loại trà có tác dụng làm dịu đau viêm, làm mát cơ thể do nhiệt miệng và giải độc phòng ngừa bệnh tái phát.
Trong lá trà xanh có chứa nhiều chất chống oxy hóa, dược chất có tác dụng đẩy nhanh tốc độ hồi phục vết thương. Do vậy, khi bị nhiệt miệng, hãy uống nước trà xanh cho đến khi không còn cảm giác xót, đau và viêm loét. Sau đó, có thể duy trì uống hàng ngày để làm mát cơ thể từ bên trong, ngăn ngừa nhiệt miệng tái phát cũng như đem lại nhiều lợi ích khác cho sức khỏe.
Trà xanh hay còn gọi là chè có chứa nhiều chất chống oxy hóa
Bên cạnh trà xanh thì bạn có thể sử dụng trà đen bổ sung chất tanin giúp giảm sưng viêm, giảm đau do nhiệt miệng. Để khắc phục, hãy đắp túi trà đen ướt lên trực tiếp vết nhiệt miệng trong 60 giây, thực hiện nhiều lần trong ngày để vết loét mau khỏi.
Trà hoa cúc mật ong
Bạn đang thắc mắc bị nhiệt miệng uống gì? Trà hoa cúc mật ong là một gợi ý dành cho bạn bởi sự kết hợp giữa hoa cúc và mật ong mang lại công dụng giúp giảm sưng đau và giảm viêm vết loét miệng hiệu quả. Nguyên nhân là vì mật ong thì có tính khử trùng tốt còn trà hoa cúc có đặc tính chống viêm. Hai công dụng này giúp tạo ra một thức uống thơm ngon hỗ trợ điều trị nhiệt miệng, hạn chế vi khuẩn xâm nhập vết loét và giúp vết lở miệng nhanh lành.
Trà hoa cúc mật ong giúp giảm sưng, giảm viêm
Nước rau má
Theo y học cổ truyền, rau má có tác dụng giải nhiệt, thải độc rất tốt cho cơ thể. Hoạt chất Triterpenoids đem lại tác dụng đẩy nhanh quá trình tự làm lành vết loét, ngăn ngừa nhiệt miệng. Không những thế, trong rau má chứa chất triterpenoids còn giúp làm lành vết lở loét nhanh chóng. Do đó, khi bị nhiệt miệng, bạn nên uống nước rau má mỗi ngày tối đa 6 tuần liên tục cảm giác xót, sưng đau sẽ biến mất.
Nước rau má thanh mát, thải độc rất tốt cho cơ thể
Nước cam
Người bị nhiệt miệng uống gì? Khi bị nhiệt miệng uống nước cam ướp lạnh có thể giúp bạn làm giảm sưng viêm vết loét. Trong nước cam có chứa các chất dinh dưỡng như vitamin B, folate hỗ trợ hình thành tế bào và thúc đẩy quá trình làm lành nhanh chóng, hạn chế tổn thương niêm mạc. Nếu bạn lo ngại việc uống nước cam có thể gây xót rát vết thương, hãy dùng ống hút khi uống.
Nước cam chứa nhiều vitamin C giúp hồi phục sức khỏe nhanh chóng
Nước ép cà chua
Cũng như nước cam, nước ép cà chua chứa nhiều vitamin C giúp sát trùng, kháng khuẩn vết lở miệng. Không những thế, cà chua còn có thể giúp bạn giải độc, làm mát cơ thể. Do đó, với câu hỏi nhiệt miệng uống gì, ban đọc đừng quên nước ép cà chua nhé.
Nước uống cà chua thanh mát, đẹp da
Rau diếp cá
Cũng như rau má, rau diếp cá cũng có tính hàn giúp thanh nhiệt, giải độc cơ thể. Không những thế, rau diếp cá khi có đặc tính kháng khuẩn rất tốt, hỗ trợ quá trình điều trị nhiệt miệng.
Rau diếp cá có thể ăn sống hoặc ép uống giải nhiệt
Nước nhân trần
Nhân trần hay còn gọi là chè nội, hoắc hương núi hay chè cát. Đây là một loại thảo dược có vị đắng và tính hàn. Với công dụng giải độc, thanh nhiệt cơ thể, kháng khuẩn, kháng viêm, nhân trần còn có thể dùng để chữa viêm loét miệng. Để làm được một ly nước nhân trần, bạn có thể mua hoặc đem nhân trần đi tán bột, sau đó hòa tan vào nước lọc cùng với mật ong. Tuy nhiên, không nên uống quá nhiều nước nhân trần vì loại thảo dược này có tác dụng lợi tiểu, có thể làm đào thải các chất dinh dưỡng ra ngoài gây mệt mỏi và mất nước.
Nước nhân trần chiết xuất từ thảo dược
Bị nhiệt miệng kiêng gì nhanh khỏi?
Bên cạnh những câu trả lời cho nhiệt miệng uống gì, bạn cũng nên tránh các thực phẩm sau bởi chùn có thể làm tăng cảm giác đau xót, khiến bạn cảm thấy khó chịu hơn.
Thực phẩm chứa nhiều acid
Đây là nhóm thực phẩm cần tránh đầu tiên do acid sẽ khiến vết viêm loét miệng do nhiệt miệng lâu lành hơn, thậm chí xuất hiện nhiều hơn. Do vậy, hãy tránh xa món ăn hay loại quả nhiều acid như mận xanh, chanh, dứa,…
Khi bị nhiệt miệng nên tránh xa các loại quả chứa nhiều acid
Thay vào đó, người bị nhiệt có thể ăn những loại trái cây như cam, quýt, bưởi,... để bổ sung Vitamin C tốt cho sức khỏe và ngăn ngừa bệnh tái phát.
Thực phẩm cay nóng
Thực phẩm cần tránh khi bị nhiệt miệng không thể bỏ qua đó là thực phẩm cay nóng, nhiệt độ cao hoặc vị cay từ ớt sẽ gây kích ứng nhiệt miệng nặng hơn và khiến bạn bị đau xót nhiều hơn. Bên cạnh đó, chế biến thực phẩm cần tránh dùng nhiều gia vị kể cả vị cay hay mặn để vết nhiệt miệng nhanh lành hơn.
Thực phẩm cay nóng gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe
Các loại nước ngọt, cà phê
Trong cà phê chứa acid salicylic gây kích ứng mô tổn thương trong miệng, từ đó gây nhiệt miệng hoặc làm nặng hơn vết loét nặng hơn. Do vậy, khi bị nhiệt miệng hãy tạm thời dừng sử dụng cà phê hoặc cai hoàn toàn. Ngoài cà phê, người bệnh cũng nên tránh xa acid phosphoric hay các loại nước ngọt chứa siro là nguyên nhân gây lở loét, viêm nhiễm trong miệng.
Cà phê, nước ngọt gây kích ứng mô tổn thương trong miệng
Ngoài nhiệt miệng uống gì, chế độ ăn rất cần thiết. Để tránh nhiệt miệng bạn cần chăm sóc răng miệng đúng cách, thường xuyên súc miệng nước muối sát khuẩn và có thói quen ăn chậm, nhai kỹ. Để được tư vấn chi tiết hơn, bạn đọc có thể liên hệ với BVĐK Phương Đông qua hotline 1900 1806.