Nhọt ống tai ngoài: Triệu chứng, điều trị và hướng phòng ngừa

Phương Loan

04-03-2025

goole news
16

Ống tai ngoài nằm ngay phía ngoài, ở giữa vành tai và màng nhĩ con người. Bộ phận này thường xuyên tiếp xúc với các yếu tố môi trường gây hại (virus, vi khuẩn) nên dễ bị tổn thương, hình thành nên nhọt ống tai ngoài đau đớn và khó chịu.

Nhọt ống tai ngoài là gì?

Nhọt ống tai ngoài xảy ra do tụ cầu khuẩn xâm nhập tuyến bã nhờn, nang lông gây viêm nhiễm khu trú ở ống tai. Nhóm Staphylococcus được phát hiện là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh.

Một số nhóm tác nhân nhân gây bệnh khác có thể kể đến bao gồm:

  • Chấn thương do ngoáy tai không đúng cách. Việc sử dụng vật cứng không được vô trùng dẫn đến xước ống tai, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công gây ổ viêm nhiễm.
  • Người bệnh bị viêm nang lông, viêm tuyến bã ở tai.
  • Bệnh nhân suy giảm miễn dịch, tiền sử bệnh lý tiểu đường.

Nhọt ống tai ngoài hình thành do tụ cầu khuẩn xâm nhập

Nhọt ống tai ngoài hình thành do tụ cầu khuẩn xâm nhập

Nhọt ống tai ngoài không phải bệnh lý nguy hiểm nhưng những triệu chứng như đau nhức dữ dội có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày. Đặc biệt với trẻ nhỏ, gây quấy khóc, chán ăn, bỏ bú, suy nhược cơ thể,...

Triệu chứng viêm nhọt ống tai ngoài

Nhọt ống tai sở hữu những triệu chứng bệnh tương đối điển hình, dễ dàng nhận biết như:

  • Đau tai, đau nhiều khi nhai, ngáp, cơn đau tập trung về đêm.
  • Cơn đau có thể lan sang các vùng lân cận như cổ, gáy, thái dương,... khiến bệnh nhân ngủ không ngon, chán ăn.
  • Nhọt càng ăn sâu vào trong cơn đau càng tăng lên, cản trở quá trình điều trị.
  • Thính lực suy giảm, kèm theo chứng ù tai.
  • Viêm tấy lan tỏa gây sốt, hình thành các cục sưng tấy rõ rệt.
  • Đầu nhọt có mủ trắng khi chuẩn bị sắp vỡ.

Xem thêm: Đo thính lực là gì? Khi nào nên thực hiện? Phương pháp dành cho ai?

Một số triệu chứng khi ống tai ngoài nổi mụn nhọt

Một số triệu chứng khi ống tai ngoài nổi mụn nhọt

Đa số nhọt ống tai sẽ tự biến mất sau một vài ngày được chăm sóc, vệ sinh kỹ lưỡng. Tuy nhiên bệnh nhân tuyệt đối không được chủ quan, đặc biệt các nhọt to. Cần sớm thăm khám y tế, nhận phác đồ điều trị phù hợp hạn chế những biến chứng nguy hiểm.

Biến chứng nguy hiểm

Ống tai ngoài nổi mụn nhọt nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm:

  • Viêm bạch mạch sau tai khiến vùng da sau tai sưng, nóng, đỏ và đau nhức.
  • Viêm hạch xung quanh tai làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, tạo mủ trong hạch.
  • Tồn tại song song với viêm tai giữa mãn tính khiến thủng màng nhĩ.
  • Viêm xương chũm cấp có hai điểm đau chính là sau và trên tai.

Phác đồ điều trị nhọt ống tai ngoài

Trẻ em, người lớn đều có nguy cơ bị nhọt ống tai ngoài. Bệnh diễn tiến theo 3 giai đoạn chính, sưng nề, chính và vỡ nhọt. Dựa vào từng tình trạng, triệu chứng và mức độ bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị phù hợp.

Giai đoạn sưng nề

Sưng nề là giai đoạn đầu khi ống tai ngoài nổi nhọt, bệnh nhân thường được chỉ định dùng thuốc kháng sinh, kháng viêm, giảm đau để thuyên giảm triệu chứng.

Bác sĩ cũng có thể hướng dẫn thực hiện các phương pháp vật lý hỗ trợ khác như chườm nước nóng, bôi cồn i-ốt. Cách này được chứng minh giúp làm tan nhọt hiệu quả.

Giai đoạn chín vỡ

Nếu nhọt không tiêu tân, lâu dần xuất hiện mủ trắng có thể báo hiệu nhọt chuyển giai đoạn chín vỡ. Chích nhọt ống tai ngoài khi này sẽ được chỉ định, nhằm loại bỏ mủ.

Bệnh nhân tiếp tục được chỉ định dùng thuốc kháng sinh kèm thuốc nhỏ tai tại chỗ, kèm đơn thuốc đặc trị. Tuy nhiên bạn lưu ý, cần thực hiện tại bệnh lý uy tín, có trình độ chuyên môn cùng trang thiết bị kỹ thuật thực hiện.

Hướng dẫn điều trị nhọt hình thành tại ống tai ngoài

Hướng dẫn điều trị nhọt hình thành tại ống tai ngoài

Với trường hợp nhọt tự vỡ không cần chích mủ tại cơ sở y tế, bệnh nhân có thể bỏ qua bước rạch lấy mủ. Song dịch mủ chảy nhiều, lan rộng ống tai cần được tiến hành hút rửa sạch sẽ.

Chuyên gia y tế cũng khuyến cáo, bệnh nhân tuyệt đối không tự ý nặn chích nhọt ống tai tại nhà. Đặc biệt sử dụng những dụng cụ chưa được vô trùng, dùng trực tiếp bằng tay khiến bệnh tình chuyển biến nghiêm trọng hơn.

Biện pháp phòng ngừa viêm nhọt ống tai ngoài

Dù nhọt ống tai tự vỡ hay cần tiến hành chích mủ đều cần được thăm khám chuyên khoa Tai - Mũi - Họng. Tại đây bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, chỉ định kiểm tra chẩn đoán nhằm loại bỏ các nguyên nhân gây bệnh nguy hiểm.

Để phòng ngừa nhọt ống tai tiếp tục quay trở lại, trẻ nhỏ và người lớn có thể áp dụng một số biện pháp phòng ngừa dưới đây:

  • Tái khám tai sau khi dùng hết thuốc điều trị nhọt.
  • Không tự ý sử dụng tay, vật cứng chưa được vô trùng để ngoáy tai.
  • Đều đặn vệ sinh tai mỗi ngày, thấm khô bằng tăm bông mỗi ngày, đặc biệt sau khi tắm và bơi.
  • Tránh lấy ráy tai ở tiệm cắt tóc, những địa điểm không có trình độ chuyên môn.
  • Thăm khám y tế ngay khi xuất hiện các triệu chứng bất thường.
  • Không tự ý mua thuốc dùng tại nhà theo đơn thuốc cũ của bác sĩ.
  • Bổ sung thực phẩm tăng cường sức khỏe, bổ dưỡng nhằm nâng cao sức đề kháng, chống viêm, tăng hiệu quả điều trị.
  • Hạn chế tiêu thụ thực phẩm cay nóng, đồ ăn gây dị ứng khiến tai sưng tấy nghiêm trọng hơn.

Biện pháp phòng ngừa tái phát nhọt ở vùng ống tai ngoài

Biện pháp phòng ngừa tái phát nhọt ở vùng ống tai ngoài

Nhọt ống tai ngoài không phải bệnh lý nguy hiểm, quy trình điều trị tương đối đơn giản song cần được chỉ định, hướng dẫn bởi bác sĩ chuyên khoa. Bệnh nhân không tự ý nặn, chích nhọt tại nhà, gây loạt hệ quả khó lường lên sức khỏe.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

105

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

BS.CKII

NGUYỄN THỊ THU YẾN

Trưởng Liên Chuyên khoa Mắt - TMH - RHM
19001806 Đặt lịch khám