Những dấu hiệu chuyển dạ giả mà mẹ bầu nên biết

Bích Ngọc

14-05-2024

goole news
16

Khi mang thai, mẹ bầu có thể bắt gặp những cơn gò chuyển dạ giả ở bất kỳ thời điểm nào   và khiến chị em lo lắng. Vậy những dầu hiệu của chuyển dạ giả như thế nào? Làm sao để phân biệt được chuyển dạ thật và chuyển dạ giả? Cùng Bệnh viện Đa khoa Phương Đông tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Tìm hiểu về chuyển dạ giả

Chuyển dạ giả là gì?

Chuyển dạ giả (hay có tên gọi khác là cơn gò Braxton Hicks) là những cơn co thắt tử cung khá giống với những dấu hiệu của chuyển dạ thật. Tuy nhiên, đây không phải là các dấu hiệu sắp sinh. Mẹ bầu có thể bắt gặp những cơn gò như thế này ở bất kỳ thời điểm nào khi mang thai. Thậm chí, thai phụ còn xuất hiện những cơn co thắt ở bụng dưới trong giai đoạn cuối của tam cá nguyệt thứ hai, hoặc sớm hơn nhưng không có tình trạng cổ tử cung mở. 

Có nhiều mẹ khi mang thai nhầm lẫn giữa hai cơn chuyển dạ này bởi vì chưa từng có kinh nghiệm về quá trình mang thai và sinh nở. Chính vì vậy, hãy chú ý đến những dấu hiệu chuyển dạ đặc trưng để phân biệt và không quá lo lắng. 

Chuyển dạ giả là cơn gò tử cung khá giống những dấu hiệu của chuyển dạ thậtChuyển dạ giả là cơn gò tử cung khá giống những dấu hiệu của chuyển dạ thật

Nguyên nhân xuất hiện những cơn gò chuyển dạ giả

Hiện nay, chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây ra những cơn gò chuyển dạ giả. Nhưng theo một số nghiên cứu, một số thói quen sinh hoạt, hoạt động của mẹ khi mang thai có thể khiến em bé căng thẳng. Từ đó, những cơn co thắt diễn ra giúp tăng lượng máu đến nhau thai và đồng thời cung cấp nhiều oxy cho bé. 

Một số yếu tố có thể gây ra những cơn gò Braxton Hicks gồm: 

  • Mất nước: Khi mang thai, mẹ nên uống đủ nước, khoảng 2-3 lít nước mỗi ngày. Việc không cung cấp đủ lượng nước có thể khiến có cơn chuyển dạ giả xảy ra với tần suất dày hơn. 
  • Hoạt động quá sức: Các cơn chuyển dạ giả có nguy cơ xuất hiện vào cuối ngày nên hoạt động quá sức trong ngày. 
  • Sinh hoạt tình dục: Khi quan hệ, cơ thể có thể đạt cực khoái và sản xuất hormone oxytocin gây co thắt tử cung. Ngoài ra, trong tinh dịch chứa prostaglandin cũng gây những cơn co thắt. 
  • Bàng quang đầy: Khi bàng quang đầy sẽ gây áp lực lên tử cung khiến tử cung co thắt hoặc mẹ bầu bị chuột rút. 

Những dấu hiệu của chuyển dạ giả mà mẹ bầu nên biết

Những dấu hiệu của chuyển dạ giả có thể là những cơn gò thắt quạt ở vùng bụng dưới. Những cơn gò có thể nhẹ thoáng qua nhưng cũng có những cơn co thắt mạnh khiến mẹ bầu thấy đau và khó thở. Đôi khi, còn có cảm giác tương tự như chuột rút khi có kinh nguyệt. 

Thông thường, những cơn gò Braxton Hicks sẽ kèm theo các dấu hiệu khác: Chảy dịch âm đạo, vùng kín chảy chất lỏng, chuột rút, đau lưng,...

Các cơn chuyển dạ giả sẽ không lặp theo chu kỳ giống như những cơn gò chuyển dạ thật. Chúng có thể xuất hiện hoặc không, có thể yếu hoặc mạnh hơn mà không theo một chu kỳ nào. Tình trạng này thường gặp khi mẹ mang thai ở giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ ba. 

Lúc đầu, cơn chuyển dạ giả sẽ xuất hiện không thường xuyên, chỉ xảy ra vài lần trong ngày. Khi bước vào ba tháng cuối thai kỳ và gần đến ngày sinh, các cơn gò giả có thể xảy ra nhiều lần trong nhiều giờ liên tục. Chúng sẽ xuất hiện thường xuyên hơn nếu mẹ bầu mất nước hoặc hoạt động quá sức. 

Các cơn gò giúp làm mỏng và mềm cổ tử cung, từ đó góp phần cho quá trình sinh nở sau này diễn ra thuận lợi hơn mà không cần sử dụng một số phương pháp kích thích chuyển dạ. 

Các cơn gò không lặp theo chu kỳ như những cơn gò chuyển dạ thậtCác cơn gò không lặp theo chu kỳ như những cơn gò chuyển dạ thật

Phân biệt chuyển dạ giả và chuyển dạ thật

Để biết liệu các cơn gò đang trải qua là chuyển dạ thật hay chuyển dạ giả, Phương Đông sẽ chia sẻ một số dấu hiệu giúp phân biệt như sau: 

 

Chuyển dạ giả

Chuyển dạ thật

Thời điểm bắt đầu xảy ra

Thường từ tam cá nguyệt thứ hai trở đi.

Khi thai ở tuần thứ 37 trở đi. Các cơn chuyển dạ xuất hiện sớm còn gọi là chuyển dạ sinh non.

Dấu hiệu đặc trưng

Những cơn gò xuất hiện lúc yếu lúc mạnh.

Các cơn gò đau, mạnh, kèm tình trạng chuột rút với cường độ tăng dần.

Vị trí cơn đau

Đau ở vùng trước bụng hoặc đau ở xương chậu.

Bắt đầu từ phần lưng dưới, sau đó lan sang phía trước bụng, đau trong bụng và đau sau lưng.

Thời gian diễn ra

Diễn ra khoảng 30 giây - 2 phút.

Khoảng 30-70 giây, cơn đau ngày càng đau.

Tần suất

Không lặp lại theo chu kỳ, không xảy ra thường xuyên.

Lặp lại theo chu kỳ, với tần suất tăng dần, khoảng cách diễn ra các cơn gò ngày càng gần nhau.

Thời điểm chấm dứt

Biến mất khi thai phụ nghỉ ngơi, vận động nhẹ nhàng,...

Cơn gò không chấm dứt mà ngày càng dồn dập

Chuyển dạ giả có gây nguy hiểm cho mẹ và bé không?

Khi có hiện tượng xuất hiện các cơn gò, mẹ bầu nên theo dõi và có thể đến các phòng khám, bệnh viện để thăm khám. Hầu hết những cơn gò chuyển dạ giả bình thường và không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu thấy xuất hiện những cơn gò kèm những dấu hiệu sau, mẹ cần phải nhập viện ngay: 

  • Chảy máu âm đạo. 
  • Vỡ màng ối. 
  • Thai nhi không cử động hoặc cử động ít. 
  • Đau lan ở lưng dưới và vùng bụng, cơn đau ngày càng tăng. 
  • Các cơn gò kéo dài và mạnh. 
  • Khó thở hoặc đau ngực. 
  • Khi thai phụ gần ngày dự sinh và các cơn gò diễn ra gần nhau hơn. 

Khi cơn gò kèm những triệu chứng khác mẹ bầu nên đến các cơ sở y tế để thăm khámKhi cơn gò kèm những triệu chứng khác mẹ bầu nên đến các cơ sở y tế để thăm khám

Cần làm gì khi có những cơn gò chuyển dạ giả

Khi được bác sĩ xác nhận những cơn gò mà mẹ bầu trải qua chỉ là cơn chuyển dạ giả, hãy thoải mái và không cần điều trị bất kỳ phương pháp y tế nào. Thai phụ cần được nghỉ ngơi, uống nhiều nước và thay đổi tư tế, cụ thể như: 

  • Uống nhiều nước, có thể uống nước lọc, sữa, nước trái cây hoặc trà thảo mộc,...
  • Không nhìn tiểu, cần đi tiểu để làm trống bàng quang. 
  • Khi nằm, nên nằm nghiêng bên trái để tăng cường lưu lượng máu đến tử cung, thân và nhau thai tốt hơn. Từ đó kiểm soát được những dấu hiệu chuyển dạ giả. 
  • Có thể ngâm mình trong bồn nước ấm. Bằng cách này sẽ giúp các cơ xương chậu được thư giãn đồng thời tình thần thoải mái, từ đó giảm cơn gò giả. 
  • Tranh thủ nghỉ ngơi, tránh vận động quá sức. 

Xem thêm:

Cách phòng tránh những cơn chuyển dạ giả

Không có cách phòng tránh tuyệt đối những dấu hiệu chuyển dạ giả bởi thai phụ nào cũng sẽ trải qua ít nhất một lần trong thời gian mang thai. Nếu kiểm soát tốt, mẹ bầu sẽ giảm tần suất xuất hiện những cơn gò Braxton Hicks, cụ thể là: 

  • Uống đủ nước: tối thiểu 2 lít/ngày. 
  • Tránh vận động mạnh: Không tập những bài thể dục có cường độ cao. Mẹ bầu có thể lựa chọn những bộ môn nhẹ nhàng như bơi lội, yoga, đi bộ nhẹ nhàng,... Đặc biệt, tránh đứng quá lâu trong ngày. 
  • Không nhìn tiểu: Tránh tạo áp lực cho bàng quang. 
  • Massage: Thực hiện massage có thể giúp mẹ bầu cảm thấy thư giãn, thoải mái cũng như giảm tình trạng đau. 
  • Khám thai định kỳ: Việc khám thai đúng lịch sẽ giúp bác sĩ theo dõi được tình trạng sức khoẻ của mẹ và bé, đồng thời phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường xảy ra. 

Massage giúp mẹ bầu cảm thấy thoải mái và thư giãn Massage giúp mẹ bầu cảm thấy thoải mái và thư giãn 

Chuyển dạ giả là một hiện tượng bình thường trong thai kỳ. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay lập tức nếu bạn không chắc chắn mình đang gặp phải chuyển dạ giả hay thật.

Qua bài viết này của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, hy vọng sẽ giúp mẹ bầu phân biệt được những dấu hiệu chuyển dạ giả và chuyển dạ thật. Trong suốt quá trình mang thai, mẹ bầu nên giữ tình thần thoải mái và cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể để có một thai kỳ khỏe mạnh.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
309

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám