Những thực phẩm gây dậy thì sớm ở trẻ em mà cha mẹ cần lưu ý

Bích Ngọc

05-07-2024

goole news
16

Dậy thì sớm là tình trạng cơ thể của trẻ phát triển sớm hơn so với bình thường. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, tuy nhiên, nguyên nhân cơ bản hàng đầu là do chế độ dinh dưỡng không lành mạnh. Vậy những loại thực phẩm gây dậy thì sớm ở trẻ em là gì? Cùng Bệnh viện Đa khoa Phương Đông tìm hiểu qua bài viết dưới đây. 

Tác hại của việc dậy thì sớm

Dậy thì là giai đoạn phát triển mà ai cũng trải qua trong cuộc đời. Đây là thời điểm mà cơ thể phát triển nhanh về xương, cơ bắp, thay đổi hình dạng và kích thước của các bộ phận trên cơ thể. Quá trình phát triển này thường diễn ra trong khoảng 8 - 13 tuổi đối với bé gái và 9 - 14 tuổi đối với bé trai. 

Dậy thì sớm là khi trẻ xuất hiện các dấu hiệu dậy thì trước trước 8 tuổi ở bé gái và ở bé trai là trước 9 tuổi. Nếu trẻ dậy thì sớm mà không được can thiệp điều trị sớm sẽ để lại nhiều ảnh hưởng. 

Dậy thì sớm có thể ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tâm lý ở trẻDậy thì sớm có thể ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tâm lý ở trẻ

Một số tác hại mà trẻ dậy thì sớm có thể gặp phải như: 

  • Chiều cao hạn chế: Chiều cao sẽ phát triển sớm, đồng thời cũng kết thúc thời gian phát triển xương sớm hơn bình thường. Từ đó, khiến trẻ thấp hơn so với mức chiều cao mà trẻ có thể đạt được. 
  • Ảnh hưởng đến tâm lý: Trẻ cảm thấy tự ti, mặc cảm với bạn bè đồng trang lứa vì cơ thể có nhiều sự thay đổi. 
  • Các vấn đề về tình dục: Trẻ có thể bị lạm dụng/xâm hại tình dục do cơ thể phát triển sớm. Ngoài ra, tăng nguy cơ quan hệ tình dục sớm do trẻ tò mò về giới tính, từ đó có khả năng mang thai ngoài ý muốn. 
  • Gặp các vấn đề về hành vi: Trẻ có mong muốn thể hiện bản thân nên thường trở nên hung hăng, có nhiều hành vi bộc phát. 

Hiện nay, theo thống kê từ Bệnh viện Nhi Trung ương, từ tháng 9/2017 - 4/2021 có khoảng 694 dậy thì sớm, trong đó bé trai chiếm 3% và bé gái chiếm 97%. Dậy thì sớm ở trẻ có xu hướng gia tăng, một trong nguyên nhân chủ yếu dẫn đến dậy thì sớm ở trẻ là chế độ dinh dưỡng không lành mạnh.

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng đến dậy thì sớm ở trẻ như thế nào?

Theo các nghiên cứu chỉ ra rằng, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng đến thời điểm dậy thì ở trẻ nhỏ. Trẻ ăn nhiều protein động vật (thịt, sữa, các chế phẩm từ sữa) so với khuyến nghị dinh dưỡng trong độ tuổi từ 3 đến 7 tuổi thì có thể dẫn đến dậy thì sớm hơn. Trẻ tiêu thụ nhiều protein động vật có thể dậy thì sớm hơn trung bình 7 tháng. Ngược lại, trẻ ăn nhiều protein thực vật sẽ dậy thì muộn hơn trung bình 7 tháng.

Điều này cho thấy, chế độ ăn uống giàu protein động vật có thể thúc đẩy quá trình dậy thì sớm, trong khi chế độ ăn nhiều protein thực vật có thể làm chậm quá trình này.

Chế độ dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến dậy thì sớm ở trẻ emChế độ dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến dậy thì sớm ở trẻ em

Những thực phẩm gây dậy thì sớm ở trẻ em

Những thực phẩm gây dậy thì sớm ở trẻ em mà cha mẹ cần chú ý khi xây dựng chế độ dinh dưỡng

Nước ngọt

Đây là một trong những thực phẩm gây dậy thì sớm vì chứa hàm lượng đường lớn (fructose), khi thu nạp vào trong cơ thể sẽ tạo ra mỡ dự trữ vùng bụng, đùi, nội tạng,... Đồng thời, chúng có thể gây ảnh hưởng đến não và cơ quan sinh dục khiến dậy thì sớm ở trẻ. 

Ngoài ra, theo một số nghiên cứu chỉ ra rằng, trong nước ngọt chứa nhiều thành phần là glycemic - chất làm tăng sản xuất insulin và hormone giới tính. Từ đó gây ra tình trạng dậy thì sớm ở trẻ. 

Đồ ăn vặt

Phần lớn trẻ nhỏ thích ăn đồ ăn vặt như bánh ngọt, kẹo, bim bim,... Có nhiều thực phẩm này không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, chứ nhiều năng lượng làm tăng nguy cơ béo phì, tăng cân. Ngoài ra, những loại thực phẩm này chứa nhiều chất bảo quản, chất tạo màu, chất tạo ngọt,... gây ảnh hưởng đến hormone và kích thích dậy thì sớm. 

Đồ ăn vặt không rõ nguồn gốc chứa nhiều chất gây kích thích dậy thì sớm ở trẻĐồ ăn vặt không rõ nguồn gốc chứa nhiều chất gây kích thích dậy thì sớm ở trẻ

Thực phẩm giàu dinh dưỡng, thực phẩm chức năng, thuốc bổ

Để trẻ phát triển toàn diện, khỏe mạnh thì việc bổ sung chất dinh dưỡng đầy đủ là vô cùng quan trọng và cần có tư vấn của bác sĩ dinh dưỡng vì nhu cầu dinh dưỡng của trẻ là khác nhau. Một trong những thực phẩm khiến trẻ dậy thì sớm có thể là thực phẩm chức năng, vitamin tổng hợp, thuốc bổ, thực phẩm giàu dinh dưỡng (gà tần, tổ yến, thuốc bắc,...)

Các loại thực phẩm này có thể làm thay đổi quá trình bài tiết, mất cân bằng dưỡng chất, dư thừa chất dinh dưỡng,... gây ra tình trạng dậy thì sớm ở trẻ. 

Rau củ quả trái mùa

Phần lớn rau quả trái mùa đều có chứa chất độc hại được sử dụng khi trồng trọt, chăm sóc và ép chín. Chính vì vậy, trẻ có thể tăng nguy cơ dậy thì sớm khi sử dụng những loại thực phẩm này. 

Rau củ quả trái mùa có thể tăng nguy cơ dậy thì sớm Rau củ quả trái mùa có thể tăng nguy cơ dậy thì sớm 

Thịt gia cầm vùng cổ

Một trong những thực phẩm gây dậy thì sớm ở trẻ em là vùng cổ gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng,...) vì đây là khu vực còn tồn đọng nhiều thuốc tăng trọng. Chính vì vậy, nếu trẻ ăn nhiều thịt ở vùng cổ gia cầm, có thể làm cho chất kích thích đi vào cơ thể. Từ đó kích thích sự phát triển, khiển trẻ dậy thì sớm. 

Mật ong

Mật ong được sử dụng do nhiều công dụng như: Giọng nói thanh hơn, da mịn màng, ngực phát triển,... do chứa nhiều estrogen (hormone giới tính nữ). Chính vì vậy, nếu cha mẹ cho trẻ sử dụng quá nhiều mật ong có thể dẫn tới tình trạng dậy thì sớm, đặc biệt là ở bé gái. 

Đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ

Thực phẩm làm trẻ dậy thì sớm không thể không có thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ. Mặc dù những loại thực phẩm này thơm ngon, kích thích vị giác nhưng cung cấp quá nhiều năng lượng. Ngoài ra, loại thực phẩm này được đun nấu ở nhiệt độ cao, có thể gây biến đổi chất gây có hại cho sức khỏe của trẻ. 

Khi sử dụng quá nhiều thực phẩm chiên rán, dầu mỡ có thể làm trẻ gặp tình trạng rối loạn chuyển hoá nội tiết gây dậy thì sớm. Hơn nữa, sử dụng thực phẩm này quá mức còn khiến trẻ đối mặt với nhiều bệnh lý nghiêm trọng. 

Đồ ăn chiên rán dầu mỡ không chỉ khiến trẻ dậy thì sớm mà còn tăng nguy cơ mắc những bệnh lý khácĐồ ăn chiên rán dầu mỡ không chỉ khiến trẻ dậy thì sớm mà còn tăng nguy cơ mắc những bệnh lý khác

Các loại thực phẩm chăn nuôi công nghiệp

Hiện này, có rất nhiều doanh nghiệp chăn nuôi theo hình thức công nghiệp để cung cấp ra ngoài thị trường. Thông thường, động vật được chăn nuôi công nghiệp thường xuyên ăn các loại thức ăn trộn thuốc tăng trọng, kích thích tăng trưởng,... giúp tăng sản lượng và giảm thời gian xuất chuồng. 

Đối với loại vật nuôi này, khi thành phẩm, các chất dùng trong chăn nuôi vẫn còn tồn động trong thịt. Từ đó làm ảnh hưởng đến sức khoẻ, rối loạn nội tiết gây dậy thì sớm trẻ. 

Thực phẩm đóng hộp

Các loại thực phẩm đóng hộp thường chứa nhiều chất tạo màu, tạo mùi, chất bảo quản,... Những loại chất này có thể gây ảnh hưởng đến hormone giới tính, gây dậy thì sớm. 

Nội tạng của động vật

Những thức ăn gây dậy thì sớm có thể kể đến nội tạng động vật. Theo các chuyên gia dinh dưỡng chia sẻ, khi ăn các món ăn được chế biến từ nội tạng động vật có thể tăng nguy cơ béo phì, tăng cân, mắc bệnh lý nghiêm trọng (gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ,...) và dậy thì sớm. 

Những thức ăn gây dậy thì sớm có thể kể đến nội tạng động vậtNhững thức ăn gây dậy thì sớm có thể kể đến nội tạng động vật

Xem thêm:

Phòng tránh nguy cơ dậy thì sớm ở trẻ

Dậy thì sớm có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển thể chất, tác động đến tâm lý, các hệ luỵ về sau. Chính vì vậy, cha mẹ cần chủ động phòng tránh các nguy cơ dậy thì sớm ở trẻ như: 

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học: Nên bổ sung cho trẻ đủ dưỡng chất ở 8 nhóm thực phẩm, phù hợp với lứa tuổi và số lượng thực phẩm được sử dụng trong ngày theo khuyến nghị dinh dưỡng. Cha mẹ nên cung cấp cho trẻ đầy đủ dưỡng chất qua các loại thực phẩm, rau củ sạch, trái cây theo mùa,... Đồng thời, hạn chế cho trẻ sử dụng thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh, đồ chiên rán dầu mỡ, thực phẩm chứa nhiều đường, chất béo,... Ngoài ra, cha mẹ nên lựa chọn các sản phẩm an toàn, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, tránh các sản phẩm chứa hormone tăng trưởng,...
  • Hình thành thói quen tập thể dục thường xuyên: Theo khuyến cáo của các chuyên gia, trẻ nên vận động mỗi ngày ít nhất 30 phút để phát triển toàn diện hơn. Các môn thể thao giúp trẻ khỏe mạnh, kích thích tăng chiều cao như bơi lội, bóng đá, bóng rổ,…
  • Tránh trẻ tiếp xúc với các sản phẩm chứa hormone tăng trưởng, các chất kích thích hormone tăng trưởng, testosterone, estrogen như mỹ phẩm, kem dưỡng da, một số loại thuốc. 
  • Đảm bảo trẻ ngủ đủ giấc: Thiếu ngủ hoặc ngủ muộn có thể làm rối loạn nội tiết.

Khuyến khích trẻ tham gia nhiều hoạt động bên ngoài giúp trẻ năng động, tự tin và khoẻ mạnhKhuyến khích trẻ tham gia nhiều hoạt động bên ngoài giúp trẻ năng động, tự tin và khoẻ mạnh

Trên đây là những thực phẩm gây dậy thì sớm ở trẻ em mà cha mẹ cần cân nhắc khi sử dụng trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Bên cạnh chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh, nên khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động bên ngoài giúp trẻ khỏe mạnh, tăng sự kết nối và sự tự tin. 

Qua bài viết này của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, hy vọng cha mẹ đã hiểu hơn về sự ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng với sự phát triển của trẻ. Từ đó, xây dựng chế độ dinh dưỡng và chế độ sinh hoạt lành mạnh, phù hợp, phòng ngừa tình trạng dậy thì sớm ở trẻ. 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
458

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám