Niềng răng bị tụt lợi là hiện tượng phần lợi bị lún xuống và làm cho chân răng bị lộ ra ngoài. Đây cũng chính là dấu hiệu quan trọng cảnh báo tình trạng sức khỏe răng miệng trong quá trình chỉnh nha và bạn cần áp dụng các biện pháp can thiệp kịp thời và phù hợp.
Tụt lợi là hiện tượng gì?
Tụt lợi chính là hiện tượng nướu răng vì tác nhân nào đó mà bị co rút lại và làm lộ chân răng nhiều hơn. Điều này đã khiến răng dài ra trông thấy và làm ảnh hưởng đáng kể đến thẩm mỹ. Tình trạng tụt lợi có thể xảy ra một hoặc nhiều vị trí ở cả hàm trên và hàm dưới và có nguy cơ gây ra nhiều biến chứng khó khắc phục.
Tụt lợi gây mất thẩm mỹ khi bạn cười
Tụt lợi hàm trên: Hiện tượng này rất dễ phát hiện và cũng ảnh hưởng đáng kể tới thẩm mỹ của cả hàm răng. Lúc này, phần nướu sẽ tụt rất sâu và để lộ ra gần như toàn bộ chân răng, tạo nên một khoảng trống lớn giữa các răng trên cùng một cung hàm.
Tụt lợi hàm dưới: So với hàm trên thì tình trạng tụt lợi ở hàm dưới khó nhận biết hơn nhiều. Nguyên nhân là do phần môi dưới đã bao phủ gần như toàn bộ phần chân răng và nướu. Tuy nhiên, đây cũng là điểm bất lợi khiến tình trạng tụt nướu tiến triển nặng hơn do bạn phát hiện muộn.
Dấu hiệu nhận biết niềng răng bị tụt lợi
Bạn có thể nhận biết được hiện tượng tụt lợi khi niềng răng bằng những dấu hiệu phổ biến sau đây:
- Lợi bị sưng tấy, có màu đỏ, bị co lại và tụt dần xuống dưới chân răng khiến răng trông dài hơn, gây mất thẩm mỹ khi cười.
- Hơi thở nặng mùi hơn bởi tình trạng tụt lợi thường đi kèm với dấu hiệu viêm do vi khuẩn xâm nhập và tấn công. Mùi hôi này xuất phát từ các chất thải của chúng.
- Đau nhức chân răng và dễ bị chảy máu lợi dù chỉ tác động nhẹ.
Tình trạng tụt lợi khi niềng răng gây nhiều đau đơn và khó chịu
Dù là tụt lợi do niềng răng hay bất cứ nguyên nhân nào khác cũng để lại những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Cụ thể:
- Răng nhạy cảm hơn: Trong giai đoạn niềng răng vốn dĩ răng của bạn đã rất nhạy cảm tuy, đáng chú ý hiện tượng tụt lợi còn làm cho tình trạng này trở nên trầm trọng hơn. Cụ thể là bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc ăn, nhai, gây ê buốt, đau nhức răng nhất là khi ăn những đồ nóng, lạnh.
- Bệnh răng miệng: Tụt lợi nếu không được khắc phục kịp thời có thể tăng nguy cơ xuất hiện của các bệnh như viêm nướu, viêm nha chu hay viêm chân răng,...
- Mất răng: Người bị tụt lợi nặng thì hầu hết các dây chằng đều không còn giữ vững được chân răng làm cho răng bị lung lay thậm chí có thể tiêu biến nếu không chữa trị kịp thời.
- Tiêu xương ổ răng: Tình trạng xảy ra khi tụt lợi kéo dài dẫn đến viêm nhiễm vùng nướu hoặc hiện tượng mất răng lâu ngày mà không được khắc phục kịp thời. Tiêu xương ổ răng ảnh hưởng nhiều đến khả năng ăn nhai và cả mặt thẩm mỹ.
Nguyên nhân niềng răng bị tụt lợi
Theo các nha sĩ, niềng răng bị tụt lợi có thể khởi phát do mảng bám cao răng, vệ sinh răng miệng không đúng cách, kỹ thuật niềng sai hoặc mắc các bệnh lý về răng miệng.
Mảng bám cao răng nhiều gây tụt lợi
Việc vệ sinh răng miệng trong quá trình niềng răng sẽ khó khăn hơn bình thường rất nhiều. Bởi vậy đa số người không có nhiều thời gian thường không đủ kiên nhẫn và có thói quen chăm sóc răng miệng một cách qua loa. Việc này đã khiến các mảng bám thức ăn hình thành trên bề mặt răng, nhất là tại vị trí chân răng.
Mảng bám cao răng tích tụ nhiều gây tụt lợi
Các mảng bám thức ăn nếu tích tụ trong thời gian dài trên răng sẽ phát triển thành cao răng - môi trường sống lý tưởng cho các vi khuẩn có hại. Tại đây, chúng sẽ có có hội sinh sôi, phát triển gây viêm nhiễm, tụt lợi khi niềng răng.
Đánh răng sai cách
Khá nhiều người đã không chú trọng đến việc đánh răng đúng cách trong quá trình niềng răng. Cụ thể là hộ đã sử dụng loại bàn chải lông cứng hay đánh răng với lực quá mạnh hoặc đánh theo chiều ngang thay vì chiều dọc. Điều này không chỉ không giúp cho răng sạch hơn mà còn gây hại tới men răng và dễ khiến nướu bị tổn thương.
Khi nướu bị tổn thương do đánh răng sai cách sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng sưng, chảy máu và thậm chí là bị tiêu biến dần theo thời gian. Trong trường hợp này, bạn cần sớm khắc phục ngay để tránh các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng.
Bệnh lý về răng miệng khiến niềng răng bị tụt lợi
Tại các bệnh viện hoặc phòng khám nha khoa uy tín, trước khi tiến hành niềng răng, nha sĩ sẽ phải thăm khám cẩn thận để xác định chính xác xem bạn có mắc các bệnh lý về răng miệng hay không. Nếu có thì bạn sẽ được điều trị khỏi bệnh trước sau đó mới đến giai đoạn chỉnh nha.
Ngược lại, ở những cơ sở y tế không uy tín có thể họ đã bỏ qua bước quan trọng này và tiến hành niềng răng cho bạn ngay. Khi mắc cài được gắn lên răng chắc chắn sẽ khiến các bệnh lý về răng miệng của bạn trở nên nghiêm trọng hơn trong đó có biến chứng tụt lợi.
Viêm lợi kéo dài là tác nhân gây ra hiện tượng tụt lợi
Kỹ thuật niềng răng không tốt
Nếu răng bạn có một chân răng yếu, dễ lung lay thì khi niềng răng, bác sĩ cần phải siết dây cung nhẹ nhàng, từ từ. Tuy nhiên nếu vấn đề bất thường này của răng không được phát hiện trong bước thăm khám thì họ có thể thực hiện công đoạn này với một lực rất mạnh. Hệ quả là khiến răng bị lung lay nặng hơn dẫn đến tụt lợi.
Cách khắc phục hiện tượng tụt lợi khi niềng răng
Để khắc phục tình trạng tụt lợi khi niềng răng thì tốt nhất bạn cần tới gặp bác sĩ và thăm khám. Tại đây, các phương pháp điều trị thích hợp sẽ được đưa ra dựa trên tình trạng của răng và mô nướu.
Những phương pháp giúp điều tụt lợi khi niềng răng thường được bác sĩ áp dụng gồm:
- Trường hợp tụt lợi nhẹ: Những người niềng răng bị tụt lợi nhẹ, chưa ảnh hưởng nhiều đến cấu trúc và chức năng nhai của răng thì bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Cụ thể là lấy cao răng, loại bỏ vi khuẩn để tạo môi trường tốt mô nướu hồi phục và tái tạo lại. Bên cạnh đó bạn cũng cần tuân thủ các chỉ định của bác sĩ trong việc chăm sóc răng miệng tại nhà để đảm bảo tình trạng tụt lợi được khắc phục nhanh chóng và hiệu quả nhất.
- Trường hợp tụt lợi nặng: Những người bị tụt lợi nặng trong quá trình niềng răng thường phải tiến hành ghép mô lợi để che phủ phần chân răng. Sau phẫu thuật này, nướu sẽ dần được khôi phục cấu trúc giống như ban đầu.
Hình ảnh trước và sau khi phẫu thuật ghép mô lợi
Biện pháp phòng tránh niềng răng bị tụt lợi
Tình trạng niềng răng bị tụt lợi có thể được phòng tránh hiệu quả bằng những biện pháp sau đây:
- Chú ý hơn đến việc chăm sóc và vệ sinh răng miệng khi niềng răng. Bạn nên sử dụng loại bàn chải lông mềm hoặc loại chuyên dụng cho người chỉnh nha. Thao tác đánh răng phải thật nhẹ nhàng chiều thẳng đứng để tránh làm lung lay mắc cài.
- Súc miệng mỗi ngày sau các bữa ăn để loại bỏ vi khuẩn và cả các mảng bám thức ăn trong kẽ răng, ngăn ngừa sự hình thành của cao răng - tác nhân dẫn đến tình trạng tụt lợi.
- Hạn chế ăn những thực phẩm có chứa nhiều đường trong quá trình niềng răng. Bởi chúng có thể làm tăng nguy cơ sâu răng.
- Điều trị các bệnh lý về răng miệng nếu có trước khi thực hiện niềng răng.
- Lấy vôi răng định kỳ 6 tháng 1 lần để tránh tụt lợi khi niềng răng.
- Lựa chọn bệnh viện hoặc phòng khám nha khoa uy tín để thực hiện niềng răng.
Vừa rồi là toàn bộ những thông tin về hiện tượng niềng răng bị tụt lợi. Khi gặp tình trạng này, tốt nhất bạn hãy tới gặp bác sĩ để được thăm khám và có những sự tư vấn phù hợp nhất.